Công nghệ xử lý sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất và thử nghiệm công nghệ xử lý policlobiphenyl trong dầu biến thế phế thải (Trang 25 - 26)

1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN HỦY PCBS

1.4.4. Công nghệ xử lý sinh học

Xử lý sinh học là việc dùng vi sinh vật để phá vỡ cấu trúc hóa học của các hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm đất. Việc quan trọng nhất trong quy trình này là chọn được một sinh vật phù hợp để tiến hành quá trình làm sạch sinh học, các vi sinh vật có thể là vi khuẩn, men, nấm, ... Khi áp dụng công nghệ này cần tìm hiểu kỹ các tác động do độ ẩm, nồng độ, nhiệt độ, lượng ôxy, nguồn thức ăn. Phương pháp làm sạch sinh học có thể xử lý đất ngay tại khu vực ơ nhiễm. Nói chung, cơng nghệ này khơng phù hợp để xử lý tại các khu vực ô nhiễm thuốc trừ sâu nặng nhưng nó vẫn xử lý được POPs và PCBs hàm lượng thấp.

Hiện tại, việc xử lý PCBs và các hợp chất tương tự PCBs chủ yếu bằng phương pháp thiêu đốt ở nhiệt độ cao > 1.200oC với các thiết bị hiện đại để khống chế các thông số đốt, đặc biệt để kiểm soát xem liệu các chất thải có chứa các chất độc hại khác như PCDD và PCDF hay khơng. Tuy nhiên, chi

phí cho phương pháp này rất đắt nên hầu hết các nước đang phát triển không đủ khả năng sử dụng phương pháp này, chỉ có các nước cơng nghiệp phát triển như Mỹ và Tây Âu có các thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn. Gần đây đã có một số nghiên cứu về việc sử dụng MONT trao đổi cation làm xúc tác cho q trình thiêu đốt PCBs và đã có những kết quả bước đầu [7,11,13,16,17,21, 22, 23,48,58].

Đối với Việt Nam, trước khi quyết định lựa chọn phương pháp xử lý PCBs phù hợp, cần xúc tiến cơng tác kiểm kê và rà sốt tổng thể để xác định các trang thiết bị, vật liệu, khu vực có PCBs, và tiến hành định lượng chất thải có chứa PCBs trong các đối tượng đó trong phạm vi cả nước. Trước mắt, khi chưa có cơng nghệ xử lý PCBs thì cần xây dựng các kho lưu trữ an toàn đối với dầu, máy biến áp và các vật liệu có chứa hoặc bị ơ nhiễm PCBs nhằm hạn chế rủi ro gây ô nhiễm PCBs đối với môi trường. Về mặt pháp lý, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế, chính sách, quy định đồng bộ về quản lý và tiêu hủy PCBs, tạo cơ sở cho việc lựa chọn một công nghệ phù hợp để xử lý PCBs và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất và thử nghiệm công nghệ xử lý policlobiphenyl trong dầu biến thế phế thải (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)