Kháng trung gian qua porin màng ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc tính kháng kháng sinh và mối liên hệ kiểu gen của các chủng pseudomonas aeruginosa phân lập tại bệnh viện việt đức (Trang 25 - 26)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.2 Một số nét về Pseudomonas aeruginosa

1.2.5.1 Kháng trung gian qua porin màng ngoài

Màng ngoài vi khuẩn (OM-outer membrane) là một cấu trúc rất quan trọng đối với tế bào, hoạt động như một hàng rào thẩm thấu có chọn lọc đối với các phân tử kị nước và ưa nước. Nó được ví như là rây phân tử giúp cho các phân tử có kích thước rất nhỏ đi qua như β-lactam và quinolone. Chính vì thế OM đóng một vai trị quan trọng trong sự thẩm thấu của vi sinh vật với kháng sinh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các vi khuẩn khác nhau có độ thẩm thấu màng khác nhau. OM của P. aeruginosa có độ thẩm thấu thấp hơn 100 lần so với E. coli [41]. Đặc tính này của P. aeruginosa được xác định là có liên quan tới các protein xuyên màng gọi là porin. P. aeruginosa có khả năng sản xuất nhiều porin khác nhau, trong đó oprF là porin chính có trong tất cả các chủng [17]. Những chủng đột biến thiếu oprF đã được báo cáo khơng phải là ngun nhân chính gây ra kháng kháng sinh. Tuy nhiên, OprD được coi là porin quan trọng nhất có liên quan đến việc giảm đáng kể tính nhạy cảm tới kháng sinh. OprD là một porin chun biệt có vai trị đặc biệt trong việc hấp thu các axit amin tích điện dương như lysine. Mất oprD thường liên quan đến tính kháng carbapenem, đặc biệt là imipenem, sẽ làm tăng nồng độ ức chế tối thiểu từ 1-2 đến 8-32 mg/L và 17% tỷ lệ kháng đã được báo cáo trong quá trình điều trị [54]. Các nghiên cứu về chức năng đã cho thấy các vòng 2 và 3 trong OprD chứa các vị trí liên kết cho imipenem [56]. Do đó, đột biến như thay thế nucleotide, mất hoặc chèn các trình tự trong gen oprD hoặc vùng promoter có thể làm giảm

hoặc mất sản xuất OprD [25, 55], dẫn đến khả năng kháng imipenem. Mặc dù hầu hết các báo cáo chỉ ra rằng những đột biến xảy ra trong gen mã hoá porin chủ yếu được tìm thấy trong các chủng kháng imipenem, một số nghiên cứu khác báo cáo

rằng đột biến oprD có thể xảy ra ở các chủng nhạy cảm với kháng sinh

carbapenems [76]. Tuy nhiên, việc mất oprD khơng ảnh hưởng tới tính kháng của vi khuẩn với meropenem, điều này cho thấy rằng kháng carbapenem dường như phức tạp hơn vì nó cịn liên quan đến kênh axit carboxylic OM khác hoặc các cơ chế mã hoá nhiễm sắc thể (như sản xuất dư thừa AmpC hoặc sự biểu hiện quá mức của các bơm đẩy như MexAB-OprM, MexXY-OprM, và MexCD-OprJ) [31, 90].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc tính kháng kháng sinh và mối liên hệ kiểu gen của các chủng pseudomonas aeruginosa phân lập tại bệnh viện việt đức (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)