Xây dựng quy trình phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình xác định hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ trong mật ong góp phần đánh giá ô nhiễm môi trường (Trang 48 - 51)

3.2.1. Kết quả khảo sát thể tích dung mơi rửa giải

Cho 1 mL dung dịch hỗn hợp chuẩn C5 vào 1,0 g mật ong, hòa tan mẫu trong 0,5 mL nước cất sau đó cho mẫu qua cột C18. Sử dụng etyl axetat ở 3 mức 5 mL, 10 mL và 15 mL cho qua cột C18 thu được phân đoạn 1. Tiếp tục cho 4 mL metanol + 1mL diclometan qua cột C18 thu được phân đoạn 2. Phân tích các dịch rửa giải thu được ở 2 phân đoạn cho thấy:

- Trường hợp sử dụng 5 mL etyl axetat để rửa giải ở phân đoạn 1, phân tích dịch rửa giải thu được ở phân đoạn 1 thấy có xuất hiện các chất cần nghiên cứu.

Tuy nhiên, các píc xuất hiện trên sắc đồ thấp chứng tỏ phân đoạn 1 rửa giải chưa hết chất nghiên cứu, hình 3.2.

Hình 3.2. Sắc đồ phân tích phân đoạn 1 ứng với dịch rửa giải là 5 mL etyl axetat

- Trường hợp sử dụng 10 mL và 15 mL etyl axetat để rửa giải ở phân đoạn 1, phân tích các dịch rửa giải thu được ở phân đoạn 2 không thấy xuất hiện hoặc xuất hiện ở lượng vết các chất nghiên cứu. Khi phân tích các dịch rửa giải ở phân đoạn 1 thấy với mức thể tích 15 mL etyl axetat cho kết quả nhận được trên sắc đồ cho thấy ngồi những chất nghiên cứu cịn thấy xuất hiện rất nhiều tạp chất, hình 3.3.

Hình 3.3.Sắc đồ phân tích phân đoạn 1 ứng với dịch rửa giải là 15 mL etyl axetat

Trong khi đó sử dụng 10 mL etyl axetat thì hiệu quả tách chất là tốt nhất. Trên sắc đồ phân tích phân đoạn 1 rửa giải với 10 mL etyl axetat thấy xuất hiện tất cả các chất nghiên cứu, hình 3.4. Do vậy, trong các nghiên cứu tiếp theo sẽ sử dụng 10 mL etyl axetat để tách chất trên cột C18.

Hình 3.4.Sắc đồ phân tích phân đoạn 1 ứng với dịch rửa giải là 10 mL etyl axetat

3.2.2. Khảo sát khả năng loại bỏ tạp chất trong dịch chiết của cột sắc ký

Như đã nêu trên quá trình tách các chất phân tích ra khỏi mẫu mật ong trên cột C18 cho thấy trên sắc ký đồ còn lẫn nhiều tạp chất gây ảnh hưởng đến quá trình xác định nồng độ của các chất (hình 3.4). Do vậy dịch rửa giải từ cột C18 cần phải tiếp tục làm sạch bằng cách cho qua cột sắc ký nhôm oxit.

Trên cơ sở lý thuyết tách chất và thực nghiệm, chúng tôi đã lựa chọn các dung môi toluene, n-Hexan để khảo sát tách chất nghiên cứu trên cột Al2O3. Dung môi toluene là một hydrocacbon thơm, do vậy hệ thống điện tử Π trong vòng thơm có ảnh hưởng lớn đến việc tách chất nghiên cứu ra khỏi cột Al2O3, dẫn đến hiệu suất tách của các chất không đồng đều, thường dao động từ 40 đến 120%. Trong khi đó, n-Hexan là dung mơi không phân cực là yếu tố thuận lợi cho việc tách các chất không phân cực và phân cực yếu như hỗn hợp thuốc BVTV cơ clo đã chọn nghiên cứu. Do vậy, với 80 mL n-Hexan cho qua cột đã hấp phụ chất ở phân đoạn 1 (tách

chất bằng 10 mL etyl axetat trên cột C18) đã thu hồi được từ 69 đến 94,36% chất

nghiên cứu (bảng 3.4), hình 3.5.

Hình 3.5. Sắc đồ phân tích phân đoạn 1 rửa giải bằng 10 mL etyl axetat cho qua cột Al2O3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình xác định hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ trong mật ong góp phần đánh giá ô nhiễm môi trường (Trang 48 - 51)