KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH CARE TRÊN CHÓ và HIỆU QUẢ điều TRỊ tại PHÒNG KHÁM và DỊCH vụ THÚ CƯNG cần THƠ SAIGONPET (Trang 36)

3.1 Khảo sát tỷ lệ chó bệnh Carré và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh

3.1.1Tỷ lệ chó bệnh Carré

Trong thời gian 2 tháng (từ ngày 29/11/2021 đến ngày 29/12/2021) tại Trạm thú y, chúng tôi đã khảo sát 256 con chó được mang tới khám và điều trị, qua chẩn đốn lâm sàng có 25 con chó bệnh Carré được trình bày qua Bảng 3.1.

Bảng 3.1 Tỷ lệ chó bệnh Carré

Tổng số chó khảo sát (con) Số chó bệnh Carré (con) Tỷ lệ (%) 256 con 25 con 9.7 %

Qua Bảng 3.1, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ chó bệnh Carré trên tổng số chó khảo sát chó là 9.7 %, kết quả này thấp hơn so với kết quả của Dương Tấn Đạt.2018 Sự khác biệt này có thể do người dân ngày càng quan tâm hơn đến việc chăm sóc, tiêm phịng thú ni của mình nên tỷ lệ chó nghi bệnh Care trên tổng số chó khảo sát chúng tôi ghi nhận thấp hơn ghi nhận của các tác giả trước.

3.1.2Kết quả chẩn đoán bệnh Carré bằng test CDV Antigen (test Witness)

Trong thời gian 2 tháng (từ ngày 29/9/2021 đến ngày 29/11/2022) tại phòng khám và dịch vụ thú y Cần Thơ-Saigonpet chúng tôi đã khảo sát 256 con chó được mang tới khám và điều trị cũng như tại tận nhà, qua chẩn đốn lâm sàng có 29 con chó nghi bệnh Carré. Kết quả cho 25 test dương tính chiếm tỷ lệ 86 % và 4 test âm tính chiếm tỷ lệ 14 %. Kết quả ghi nhận được trình bày qua Bảng 3.2.

Bảng 3.2 Kết quả thử test CDV Antigen (test Witness)

Kết quả Số lượng (n = 29) Tỷ lệ (%) Số mẫu dương tính 25 86.2 % Số mẫu âm tính 4 13.8 %

Chúng tơi nhận thấy kết quả khảo sát của chúng tôi thấp hơn kết quả của Dương Tấn Đạt (2018) Sự khác biệt này có thể do sự khác nhau về khả năng chẩn đốn lâm sàng trên các chó nghi bệnh Carré để tiến hành thử test.

3.1.3Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh Carré trên chó

3.1.3.1 Tỷ lệ chó nghi bệnh Carré theo giống, tuổi, giới tính

Bảng 3.3.Tỷ lệ chó bệnh Carré theo giống, tuổi, giới tính

Chỉ tiêu khảo sát Số chó bệnh ( con ) Tỷ lệ ( % ) Giống Nội 7 28 % Ngoại 18 72 % Giới tính Đực 11 44 % Cái 14 56 % Tuổi < 2 tháng 8 32 % 2 – 6 tháng 12 48 % >6 – 12 tháng 3 12 % >12 tháng 2 8 %

3.1.3.2 Tỷ lệ chó bệnh, nghi bệnh Carré theo tình trạng tiêm phịng vaccine

Bệnh Carré là bệnh do virus nên việc tiêm phòng vaccine là hết sức cần thiết. Hiện tại, Phòng khám sử dụng loại vaccine hanvet để phòng bệnh Care. Vaccine được sử dụng với liệu trình: 2 tháng tuổi (mũi thứ nhất), 3 tháng tuổi (mũi thứ 2). Chúng tơi đã tiến hành khảo sát tỷ lệ chó bệnh và nghi bệnh Carré theo tình trạng tiêm phịng vaccine trên 3 nhóm chó:

(1) Nhóm chó khơng tiêm phịng vaccine là: những chó khơng tiêm phịng vaccine lần nào.

(2) Nhóm chó tiêm vaccine khơng đúng liệu trình là: những chó chỉ tiêm vào lần đầu lúc 2 tháng tuổi mà không tiêm nhắc lại vào lần 2 lúc 3 tháng tuổi và khơng tiêm lặp lại hằng năm đối với những chó trên 15 tháng tuổi.

(3) Nhóm chó tiêm vaccine đúng liệu trình là: những chó đã tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine (2 tháng tuổi: mũi thứ nhất, 3 tháng tuổi: mũi thứ 2) và đều lặp lại định kỳ hằng năm. Kết quả ghi nhận được trình bày qua Bảng 3.4.

Qua Bảng 3.4, chúng tơi nhận thấy nhóm chó khơng được tiêm phịng có tỷ lệ nghi bệnh Carré cao nhất (62 %), trong khi đó nhóm chó được tiêm vaccine đúng liệu trình có tỷ lệ rất thấp ( 13.7 % )

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của việc tiêm phịng đến tỷ lệ chó bệnh và nghi bệnh Carré

Chỉ tiêu Số chó mắc bệnh care ( con )

Tỷ lệ ( % )

Không tiêm vaccine 18 72 % Tiêm vaccine khơng

đúng liệu trình

7 28 %

Tiêm vaccine đúng liệu trình

0 0 %

Tổng 25 100 %

Đồng thời trên những chó đã xác định mắc bệnh Carré thì khuynh hướng bệnh xảy ra chủ yếu trên nhóm chó chưa tiêm phịng vaccine (72 %), nhóm chó tiêm vaccine khơng đúng liệu trình thì tỷ lệ bệnh thấp (28 %) và khơng có trường hợp nào trên nhóm chó tiêm vaccine đúng liệu trình. Mặc dù số ca khảo sát cịn ít nhưng đã cho thấy được ý nghĩa của việc tiêm phịng vaccine đầy đủ trong việc phịng bệnh Carré trên chó.

Những chó khơng tiêm phịng vaccine thì cơ thể chúng chưa tiếp xúc với kháng nguyên virus lần nào nên khi virus xâm nhập vào cơ thể các tế bào miễn dịch không nhận biết và gắn kết với kháng ngun nên khơng có khả năng đáp ứng để sản xuất kháng thể trung hịa kháng ngun nên virus khơng được loại bỏ và bắt đầu tấn cơng cơ thể thú bệnh. Những chó chỉ tiêm vaccine 1 lần duy nhất vào lúc 2 tháng tuổi mà không tiêm lặp lại lần 2 vào lúc 3 tháng tuổi thì những thú này chỉ có đáp ứng miễn dịch tiên phát nên độ dài miễn dịch ngắn, đáp ứng miễn dịch cao nhất chỉ ở mức trung bình. Vì vậy nên tiêm phịng vaccine đúng liệu trình để tạo miễn dịch thứ phát, có thời gian miễn dịch dài, đáp ứng miễn dịch cao nhất thì cơ thể chó có đủ hàm lượng kháng thể nhằm chống lại sự tấn cơng của virus. Do đó, những chó được tiêm phịng vaccine đúng liệu trình thì tỷ lệ nghi bệnh và mắc bệnh Carré thấp nhất.

Kết quả của chúng tôi đã chỉ ra rằng miễn dịch tự nhiên đối với CDV được xem là dài hạn, bền vững và là miễn dịch đồng nhất, đã thực hiện được sự ngăn chặn bệnh thơng qua tiêm phịng vaccine đúng liệu trình. Để đối phó với việc thiếu kháng thể từ mẹ truyền ta cần tiêm ít nhất 2 mũi vaccine phịng bệnh Carré trên chó thiếu sữa đầu lúc chó được 2 – 4 tuần tuổi.

3.1.3.3 Tỷ lệ bệnh Carré theo phương thức chăn ni và thức ăn

Chó mắc bệnh Carré bài virus qua dịch tiết ở mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu, phân,..., những chó ni thả rất dễ tiếp xúc với mầm bệnh nên khả năng nhiễm bệnh rất cao. Trên thực tế, phương thức chăn nuôi và thức ăn có ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh và nghi bệnh Carré nên chúng tôi đã tiến hành khảo sát và ghi nhận theo 3 phương thức chăn nuôi và thức ăn:

(1) Nuôi thả, thức ăn tự chế biến. (2) Nuôi nhốt, thức ăn tự chế biến. (3) Nuôi nhốt, thức ăn cơng nghiệp.

Kết quả ghi nhận được trình bày qua Bảng 3.5

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của phương thức chăn ni và thức ăn đến tỷ lệ chó bệnh Carré.

Phương thức chăn ni và thức ăn Số chó mắc bệnh care (con) Tỷ lệ (%) (1) Nuôi thả, thức ăn tự chế biến 18 72 % (2) Nuôi nhốt, thức ăn tự chế biến 3 12 % (3) Nuôi nhốt, thức ăn công nghiệp 4 16 % Tổng 25 100

Qua kết quả ghi nhận của chúng tơi ở Bảng 3.5 thì nhóm chó bệnh Carré được nuôi theo phương thức (1) chiếm tỷ lệ cao nhất (72 %) và nhóm chó được ni theo phương thức (3) chiếm tỷ lệ thấp nhất (16 %). Đồng thời nhóm chó mắc bệnh Carré cũng theo khuynh hướng trên. Kết quả cuả chúng tơi cho rằng chó ni thả rong, cho ăn thức ăn gia đình thì tỷ lệ nghi bệnh, mắc bệnh Carré là cao nhất.

Điều này có thể giải thích rằng những chó thả rong bên ngồi dễ tiếp xúc nhiều với mầm bệnh có trong nước tiểu, phân của những thú bệnh khác nên khả năng nhiễm bệnh là rất cao. Bên cạnh đó thức ăn tự chế biến có sẵn trong bữa ăn hằng ngày thường có khả năng nhiễm mầm bệnh cao hơn thức ăn cơng nghiệp được

đóng gói, sản xuất theo quy trình đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên thức ăn công nghiệp khá đắt tiền, tùy điều kiện gia đình mà chọn nhóm thức ăn phù hợp nhưng phải đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng cho thú. Để giảm tỷ lệ bệnh, ngăn ngừa sự lây lan cần phải quan tâm đến việc tiêm phịng, vệ sinh mơi trường và vệ sinh thức ăn khi nuôi.

3.2 Khảo sát một số dấu hiệu lâm sàng và một số chỉ tiêu sinh lý máu

3.2.1 Tỷ lệ chó mắc bệnh Carré theo thể bệnh

Dựa vào những biểu hiện trên 19 con chó mắc bệnh Carré chúng tơi đã tiến hành khảo sát 2 thể bệnh: thể hơ hấp – tiêu hóa và thể thần kinh. Thể hơ hấp – tiêu hóa thường biểu hiện bằng sốt cao, đi kèm với các xáo trộn hơ hấp (ho, khó thở, âm ran ướt, chảy nhiều dịch mũi, mắt đổ ghèn), xáo trộn tiêu hóa (biếng ăn hoặc bỏ ăn, đi phân lỏng, tanh, có thể lẫn máu có chất nhày), có thể có nhiều mụn mủ ở vùng da bụng và mắt. Trong thể thần kinh chó bệnh Carré có biểu hiện thần kinh như: chảy nước bọt, co giật, bại liệt, đi đứng loạng choạng trên những chó bị sừng hóa gan bàn chân. Kết quả được trình bày qua Bảng 3.6. Đồng thời chúng tơi còn ghi nhận các triệu chứng lâm sàng thường gặp trên 25 chó mắc bệnh Carré. Kết quả được trình bày qua Bảng 3.7.

Bảng 3.6 Tỷ lệ chó mắc bệnh care theo thể bệnh

Thể bệnh Số chó bệnh (con) Tỷ lệ (%)

Thể hơ hấp-tiêu hóa 22 88 %

Thể thần kinh 3 12 %

Tổng 25 100 %

Qua Bảng 3.7 cho ta thấy những chó mắc bệnh Carré biểu hiện bệnh theo thể hô hấp – tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao (88 %). Trong 2 trường hợp chó bệnh thể thần kinh chúng tơi nhận thấy khả năng sống sót gần như rất ít (một chó 6 tuần tuổi bệnh nặng bị co giật, mất ý thức, chỉ nằm một chỗ khơng đi lại được). Từ đó giúp chúng định bệnh và tiên lượng bệnh chính xác.

Bảng 3.7 Tỷ lệ chó xuất hiện các triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng Số chó mắc bệnh Tỷ lệ (%) Sốt, ho, bỏ ăn, 16 64 %

chảy dịch mũi, mắt chảy nhiều ghèn, phân lẫn chất chày

Sốt ho, chảy dịch mũi, tiêu chảy

6 24 %

Đi loạn choạng, phân sệt đen, mụn mủ ở vùng bụng

3 12 %

Tổng 25

Qua Bảng 3.7 chúng tôi nhận thấy dấu hiệu lâm sàng điển hình để chẩn đốn bệnh Carré trên chó là sốt, chảy dịch mũi, mắt đổ nhiều ghèn, mụn mủ ở vùng bụng, sừng hóa gan bàn chân, phân có lẫn chất nhày, triệu chứng thần kinh. Điều này giúp chúng chúng tơi có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đốn bệnh Carré trên chó tương đối chính xác, tuy nhiên việc chẩn đốn bệnh Carré ln gặp nhiều khó khăn do triệu chứng ln biến đổi vì vậy địi hỏi cần nhiều kinh nghiệm trong việc chẩn đoán.

3.3Ghi nhận liệu pháp và hiệu quả điều trị bệnh Carré

3.3.1Liệu pháp điều trị

Bệnh Carré là bệnh do virus gây ra nên hiệu quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào sức đề kháng của bản thân chó bệnh, sự phát hiện sớm và chăm sóc của chủ ni. Tại Trạm thú y, chúng tôi tiến hành liệu pháp điều trị trên triệu chứng trên những chó bệnh Carré và những chó nghi bệnh Carré như sau: Truyền dịch chống mất nước, cung cấp chất điện giải bằng Lactate ringer, Glucose 5 %. Chống ói mửa bằng Primperan 0,5 – 1 mg/10 kg thể trọng hoặc atropin sulfate: 0,1 mg/kg thể trọng. Cầm máu bằng VITAMIN K3 0,5 %: 1 – 4 ml/con/ngày hoặc Transamine. Trợ hô hấp bằng bromhexine: 0,1 mg/kg thể trọng/ngày. Bảo vệ niêm mạc dạ dày – ruột bằng Phosphalugel: 1gói/10 kg thể trọng; Actapulgite: 1gói/10 kg thể trọng hoặc Smecta: 1gói/20 kg thể trọng. Trợ sức trợ lực cho chó bằng vitamine C và B – complex. Kháng sinh chống phụ nhiễm là gentamicin: 2 – 4 mg/kg thể trọng ngày 2 lần, Septotryl (thành phần gồm: sulfamethoxypyridazine và trimethoprim): 15

mg/kg thể trọng/ngày, Baytril 2,5 %: 1 mg/5 kg thể trọng/ngày. Sử dụng dexamethasone: 0,2 mg/kg thể trọng/ngày để kháng viêm, hạ sốt bằng Anazin: 0,5 mg/kg thể trọng. Bên cạnh đó chúng tơi khuyến cáo cho chó nhịn ăn nhịn uống, khi chó mới bình phục ta dùng thức ăn dễ tiêu hóa (thức ăn mềm, dạng lỏng, ít mỡ) chia làm nhiều lần trong ngày. Ta chỉ trở lại khẩu phần bình thường khi thú biến mất triệu chứng tiêu chảy, sốt. Cách ly chó bệnh với chó khỏe, điều trị phải liên tục theo đúng liệu trình.

Những ca tử vong do bệnh Carré chủ yếu trên các chó đều có triệu chứng hơ hấp nặng, đã điều trị lâu ngày, xuất hiện biểu hiện thần kinh (co giật, đi đứng loạng choạng), suy nhược nặng, đôi khi hôn mê. Việc sử dụng thuốc để điều trị và tăng sức đề kháng cho thú hầu như khơng có tác dụng.

3.3.2Hiệu quả điều trị

Bảng 3.6 Hiệu quả điều trị bệnh Carré, nghi bệnh Carré trên chó

Chỉ tiêu Số chó khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số chó bệnh Carré (n=25) 19 con 76 %

Khảo sát trên số chó bệnh Carré tỷ lệ chó khỏi bệnh là 76 % cịn tỷ lệ chết là 34%. Chúng tơi nhận thấy tỷ lệ chó khỏi bệnh Care đạt tỷ lệ cao, cho thấy hiệu quả điều trị đạt hiệu quả khá tốt.

Theo ghi nhận của chúng tơi nếu chó bệnh Carré được phát hiện sớm và đem đến bệnh phòng khám thú y kịp thời, cùng với sự phối hợp của chủ nuôi (tuân thủ đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y) sẽ cho kết quả điều trị khả quan, góp phần làm tăng tỷ lệ sống sót của chó bệnh.

Với liệu trình điều trị như trên, chúng tơi tiến hành ghi nhận thời gian điều trị trung bình của 25 chó mắc bệnh Care. Kết quả được trình bày qua Bảng 3.7.

Bảng 3.7 Thời gian điều trị trung bình (ngày)

Chỉ tiêu

Thời gian điều trị trung bình ( ngày) 9±2 ngày

Qua thời gian điều trị trung bình của 25 chó mắc bệnh Carré Tuy có sự khác biệt về lứa tuổi, tình trạng sức khỏe của thú, diễn biến bệnh nhưng với liệu pháp

điều trị như trên thì khơng có sự khác biệt về thời gian điều trị trung bình cho chó. Như vậy cho thấy chẩn đốn lâm sàng của chúng tơi khá tốt.

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ4.1 Kết luận 4.1 Kết luận

Qua thời gian 2 tháng (từ ngày 29/9 đến ngày 29/11) thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh và hiệu quả điều trị tại phòng khám thú y và dịch vụ thú cưng Cần Thơ Saigonpet. Căn cứ vào kết quả khảo sát, chúng tôi rút ra được kết luận như sau:

Tỷ lệ chó bệnh Carré trên tổng khảo sát là 9.7 %. Tỷ lệ chó dương tính với test Witness là 86.2 %. Tỷ lệ mắc bệnh Carré theo lứa tuổi cao nhất trên chó 2 – 6 tháng tuổi và thấp nhất trên chó > 12 tháng tuổi. Chó được tiêm vaccine phịng bệnh Carré, ni nhốt và cho ăn thức ăn cơng nghiệp thì tỷ lệ bệnh thấp. Các triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện trên chó mắc bệnh Carré là sốt, chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi, mắt đổ nhiều ghèn, tiêu chảy máu, phân có lẫn chất nhày, mụn mủ ở vùng mắt vùng bụng, sừng hóa gan bàn chân, triệu chứng thần kinh.

Tỷ lệ khỏi bệnh trên nhóm chó mắc bệnh > 75 %. Hiệu quả điều trị khá cao cho thấy khả năng chẩn đốn lâm sàng giữa nhóm chó mắc bệnh là tương đối chính xác. Hiệu quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào sức đề kháng của bản thân chó bệnh, sự chăm sóc của chủ ni. Tuy bệnh Care là bệnh do virus nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ cho kết quả khả quan.

4.2 Đề nghị

Cần phổ biến lịch tiêm phịng định kỳ cho chủ ni khi chó được 2 tháng tuổi để có thể phịng ngừa các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh Carré nói riêng. Khuyến cáo chủ ni nên mang thú đến bệnh viện sớm khi có dấu hiệu bệnh và điều trị theo đúng liệu trình bác sĩ đưa ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.petmart.vn/benh-care-o-cho

http://www.vetshop.com.vn/2013/03/mot-so-chi-tieu-sinh-ly-sinh-hoa-cua.html Wikivet.net/ chỉ tiêu sinh máu của chó

https://en.wikipedia.org/wiki/Canine_distemper https://pets.webmd.com/dogs/canine-distemper#1

https://www.cabi.org/isc/datasheet/96093#:~:text=It%20has%20been%20suspected %20that,)%20(Blancou%2C%202004).

Appel M, Sheffy BE, Percy DH, Gaskin JM, 1974. Virus gây bệnh gây bệnh canine ở mèo và lợn đã được thuần hóa. Tạp chí Nghiên cứu Thú y Hoa Kỳ, 35 (số 6): 803- 806.

Appel MJG, Yates RA, Foley GL, Bernstein JJ, Santinelli S, Spelman LH, Miller LD, Arp LH, Anderson M, Barr M, Pearce-Kelling S, Summers BA, 1994. Canine distemper epizootic ở sư tử, hổ và báo ở Bắc Mỹ. Tạp chí Điều tra Chẩn đốn Thú

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH CARE TRÊN CHÓ và HIỆU QUẢ điều TRỊ tại PHÒNG KHÁM và DỊCH vụ THÚ CƯNG cần THƠ SAIGONPET (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w