1.4 Bệnh Carré trên chó
1.4.7 Chẩn đoán bệnh
Việc chẩn đốn thường ln gặp nhiều khó khăn do triệu chứng ln biến đổi. Người ta chú ý tới 6 triệu chứng như sau:
(1) Chảy nhiều chất tiết ở mắt, mũi. (2) Xáo trộn hô hấp cùng với ho.
(3) Tiêu chảy, có thể kết hợp với các bệnh truyền nhiễm khác. (4) Sừng hóa ở mõm và gan bàn chân, thường gặp ở thể mãn tính. (5) Xáo trộn thần kinh, khó trị trong trường hợp nặng.
(6) Bệnh kéo dài 2 – 3 tuần.
1.4.7.1 Chẩn đoán lâm sàng
Ta cần phân biệt với bệnh do Parvovirus gây tiêu chảy phân lẫn máu (do viêm dạ dày ruột cấp tính), ói mửa dữ dội, mất nước. Lây lan thông qua vấy nhiễm từ phân, vật dụng có dính phân. Chó con bị ảnh hưởng nhiều nhất (đặc biệt là chó dưới 3 tháng tuổi).
Kiểm tra máu thấy số lượng bạch cầu giảm. Chó có thể chết trong vịng 2 ngày nếu mất nước nặng
Bệnh do Parvovirus dễ nhầm lẫn với 6 triệu chứng bệnh Carré: (1) Chảy nhiều chất tiết ở mắt, mũi.
(2) Xáo trộn hô hấp cùng với ho.
(3) Tiêu chảy, có thể kết hợp với các bệnh truyền nhiễm khác. (4) Sừng hóa ở mõm và gan bàn chân, thường gặp ở thể mãn tính. (5) Xáo trộn thần kinh, khó trị trong trường hợp nặng.
(6) Bệnh kéo dài 2 – 3 tuần.
Ngoài ra ta cần phân biệt với bệnh do Leptospira gây viêm dạ dày ruột chảy máu, viêm loét miệng và thường xuất huyết ở chó lớn, vàng da và niêm mạc ở chó con. Số lượng bạch cầu tăng. Sau cùng ta phân biệt với bệnh viêm gan truyền nhiễm làm gan sưng to, dễ vỡ, đục giác mạc, viêm hạch.
Hình 1.2 Que test nhanh
Hình 1.4 Phân máu
1.4.7.2 Chẩn đốn trong phịng thí nghiệm
Hiện nay đã có một phương pháp giúp xác định nhanh và chính xác nguyên nhân gây bệnh do virus Carré gây ra đó là phương pháp chẩn đoán bằng test nhanh (test CDV Antigen) là dụng cụ để chẩn đoán phát hiện nhanh virus Carré gây bệnh trên chó. Phản ứng của test CDV Antigen dựa trên ngun tắc có 2 kháng ngun đơn dịng kết hợp với kháng nguyên cần phát hiện, gọi là kỹ thuật Sandwich trực tiếp. Theo nhà sản xuất thì độ nhạy của test là 99,9 %, cho kết quả sau 5 – 10 phút. Ngồi ra cịn dùng phương pháp kiểm tra chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu, kiểm tra cơng thức bạch cầu, số lượng hồng cầu, bạch cầu
1.4.8Điều trị
Bệnh chưa có thuốc đặc trị chỉ chữa theo triệu chứng, nâng sức đề kháng của cơ thể, chống phụ nhiễm. Truyền dịch nhằm chống mất nước và duy trì sự cân bằng chất điện giải bằng các dịch truyền: Lactate ringer và Glucose truyền tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da, cấp liên tục cho đến khi thú khỏe Bảo vệ niêm mạc dạ dày – ruột ta sử dụng chất tráng niêm mạc dạ dày – ruột (Phosphalugel, Actapulgite). Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh do virus Carré chính là ói mửa, tiêu chảy có thể có máu, sốt, long đàm do đó cần chống ói mửa bằng Primperan hoặc atropin, chống xuất huyết đường ruột bằng vitamine K hoặc Transamine, hạ sốt bằng Anazin, chống long đàm bằng bromhexine cùng với việc trợ sức trợ lực cho chó bằng vitamine C và B – complex... Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm là rất quan trọng, ta có thể dùng ampicillin hoặc gentamicin hoặc phối hợp sulfonamide và trimethoprim, cho chó nhịn ăn nhịn uống, khi chó mới bình phục ta dùng thức ăn dễ tiêu hóa (thức ăn mềm, dạng lỏng, ít mỡ).
1.4.9Phịng bệnh
1.4.9.1 Vệ sinh phịng bệnh
Ni dưỡng chăm sóc tốt, cho chó ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và vệ sinh nơi ở của chó là cách tạo ra kháng thể tốt tự nhiên cho chúng.
Chó ốm phải ni cách ly, tiêu độc khử trùng nơi ở của chúng bằng vơi hoặc xịt sát trùng. Chó mởi mua về cần được ni cách ly ít nhất 10 ngày nếu khơng có biểu hiện của bệnh mới được cho nhập đàn. Những người đã tiếp xúc với chó bệnh khơng nên tiếp xúc với chó khỏe vì có thể trở thành yếu tố mang trùng là nhân tố trung gian lây truyền bệnh.
1.4.9.2 Phòng bệnh bằng vacxin
Phòng bệnh bằng vacxin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất đối với các bệnh do virus nói chung trong đó có bệnh care.
Kháng thể chó non nhận được từ mẹ trong giai đoạn mang thai và qua sữa đầu đã tạo được miễn dịch thích hợp cho chó con một thời gian sau khi sinh và sau khi cai sữa.
Kháng thể mẹ truyền sẽ giảm một nửa sau 8 ngày.Sau khi hồi phục từ sự nhiễm trùng tự nhiên hay từ sự tiêm chủng tăng cường khả năng miễn dịch có thể kéo dài lên tới hằng năm. Sự bảo vệ này có thể đầy đủ trừ khi chó tiếp xúc với một chủng virus có độc lực cao hay một lượng lớn virus, cũng có thể do bị căng thẳng hay hệ miễn dịch bị tổn thương. Sau mỗi lần tiêm phịng bệnh Carré, chó con thường khơng phát triển hệ miễn dịch ít nhất một năm. Vì vậy, để đối phó với việc thiếu kháng thể từ mẹ ta cần tiêm phịng ít nhất 2 mũi vaccine phịng bệnh Carré trong khoảng 2 – 4 tuần đối với những chó thiếu sữa đầu và những chó hơn 16 tuần tuổi.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại vaccine để phịng bệnh Carré như: Tetradog, Hexadog (Merial), Canigen (Virbac), Vanguard Plus 5/CV–L. Quy trình tiêm loại vaccine là trong lần đầu tiên phải tiêm 2 mũi cách nhau, lần đầu lúc 7 – 8 tuần tuổi và lần thứ 2 lúc 11 – 12 tuần tuổi, tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần.
Hình 1.6 Vacxin phòng bệnh