Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hóa thạch tay cuộn turne trong hệ tầng phong sơn (d3 c1 ps), vùng phong xuân, thừa thiên huế (Trang 26 - 33)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa

Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã trực tiếp đi khảo sát thực địa, mô tả vết lộ, thu thập các loại mẫu thạch học và cổ sinh nhằm mục đích nghiên cứu đặc điểm thành phần thạch học của các lớp đá và nghiên cứu vị trí địa tầng chứa hóa thạch.

2.1.1. Phương pháp gia cơng và chụp ảnh mẫu

Trước khi tiến hành nghiên cứu, định loại, tất cả các mẫu Tay cuộn được gia cơng trong phịng thí nghiệm của Phịng Địa chất, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Các mẫu được làm sạch và làm rõ cấu trúc vỏ ghi số hiệu.

Các mẫu chỉ có vết in hoặc khn trong được làm lại bản sao nhựa làm khuôn đúc “Exafine Putty. Bản sao sao khi làm có thể quan sát chi tiết hơn các đặc điểm bên ngoài và bên trong đã bị mất trong q trình tạo thành hóa thạch cũng như trong q trình sưu tập mẫu.

Chụp ảnh Tay cuộn là khâu cuối cùng cho cơng tác giám định nhằm mục đích so sánh với các bản mẫu đã cơng bố và mô tả các đặc điểm vi cấu trúc của vỏ bằng hình ảnh. Các góc chụp mẫu Tay cuộn gồm: phía trước mảnh bụng, phía trước mảnh lưng, bờ trước, bờ sau, bờ bên. Các mẫu khuôn đúc trước khi chụp ảnh được phủ một lớp bụi magie để nổi rõ hơn các vi cấu trúc.

2.1.2. Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái. 2.3. Đặc điểm hình thái

Động vật Tay cuộn có cấu trúc cơ thể gồm hai mảnh: mảnh bụng và mảnh lưng. Toàn bộ cơ thể mềm nằm gọn trong hai mảnh này (hình 2.2). Bên trong vỏ là phần

mềm của cơ thể với túi phủ tạng chiếm khoảng 1/3 bên trong vỏ về phía bờ khớp, cịn lại là khoang trống lọc nước chứa đơi tay ở hai bên mép vỏ (hình 2.3)

Hình 2.2. Một số đặc điểm hình thái bên ngồi cơ thể Tay cuộn (Sreepat Jain, 2016)

Mảnh bụng: Mảnh vỏ cơ thể Tay cuộn có cuống đưa ra. Mảnh bụng thường lớn hơn mảnh lưng.

Mảnh lưng: Mảnh vỏ cơ thể Tay cuộn chứa bộ giá đỡ tay thể lược và khơng có lỗ

cuống. Mảnh bụng thường nhỏ lơn mảnh lưng và thể hiện rõ ràng các vết bám cơ.

Phía trước và phía sau: Phía trước của Tay cuộn là hướng chúng có thể mở vỏ để

thấy khoang cơ thể. Đối diện là phía sau, có chứa bờ khớp.

Bản lề: Cấu trúc ở vùng bờ sau phát huy chức năng khu các mảnh vỏ Tay cuộn mở

ra hoặc khép lại. Bờ khớp ở hai mảnh liên kết với nhau bằng dây chằng co dãn được. Diện phẳng nằm ngay mép của bản lề được gọi là diện bản lề. Đường dọc

theo đó có sự khớp nhau giữa hai mảnh vỏ để đóng và mở vỏ được gọi là đường bản lề.

Mặt phẳng khớp: Mặt phẳng chia đôi cơ thể Tay cuộn theo chiều ngang. Mặt đối xứng dọc: Mặt phẳng chia đôi cơ thể Tay cuộn theo chiều dọc.

Đỉnh: Phần nổi cao và tương đối phồng của cả hai mảnh Tay cuộn ở ngay trước mỏ

hoặc là chứa cả mỏ.

Mỏ: Phần vuốt nhọn ở vùng đỉnh.

Hình 2.4. Đặc điểm gờ trên vỏ Tay cuộn (Williams et al, 2007)

(Protegula node: núm vỏ; Growth line: gờ tăng trưởng; Delayed costa: gờ phát triển không đều; Ramicostellate: gờ chùm dạng phân nhánh; Pavicostellate: gờ chùm

dạng xen kẽ; Fascicostellate: gờ chùm dạng mọc xen không đều; Muticostellate: đa gờ hỗn hợp; First/Second/Third order costella: gờ bậc 1, 2,3)

Mấu bản lề: Một phiến, gờ hoặc mấu ở mảnh lưng Tay cuộn nằm giữa đầu cuối của mảnh lưng có tác dụng tách ra hoặc liên kết lại các cơ mở vỏ.

Rãnh trung tâm/ Yên: Rãnh sâu nằm ở giữa mảnh bụng Tay cuộn. Tương ứng trên

mảnh lưng là phần nổi cao ở đối diện rãnh trung tâm.

Gờ tỏa tia: Gờ trên mặt vỏ Tay cuộn xuất phát từ núm vỏ và tỏa ra đều theo hướng

phát triển của vỏ. Có nhiều kiểu gờ tỏa tia trên vỏ: kiểu gờ đơn, gờ đôi, gờ chùm dạng phân nhánh, gờ chùm dạng xen kẽ, gờ chùm dạng hỗn hợp (hình 2.4).

Gờ/Phiếntăng trưởng đồng tâm: Gờ rất thanh đến thô hoặc gờ dẹp đồng tâm trên

vỏ Tay cuộn, đồng tâm đối với đỉnh nhưng song song hay gần song song với rìa mảnh vỏ thể hiện q trình tăng lớn về kích thước của Tay cuộn (hình 2.4).

Phiến tam giác: Đoạn kéo dạng phiến của vách khe lưng, thường cong lồi ra bên ngoài và kéo dài về phía bụng, quá đầu cuối của mấu bản lề

Khe tam giác: Khe nằm dưới đỉnh mảnh bụng có tác dụng như một lỗ cuống để thị

ra ngồi.

Răng và hốc răng: Một hay đơi mấu hình nêm nằm ở đáy khe tam giác của mảnh

vỏ Tay cuộn nằm gần đường bản lề ở mảnh bụng, khớp vào một hốc tương ứng trên mảnh lưng, có tác dụng giữ các mảnh vỏ ở vị trí nhất định khi khép lại (hình 2.3).

Cơ khép: Bộ cơ có tác dụng khép hai mảnh vỏ. Hóa thạch để lại thường là những

vết bám cơ thể hiện trên mặt trong của vỏ Tay cuộn. Ở mảnh bụng, chúng thể hiện một cặp ở giữa vết bám cơ mở. Ở mảnh lưng, chúng thể hiện hai cặp (trước và sau) (hình 2.3).

Cơ mở: Thường có một hoặc hai đơi, bám vào mảnh lưng Tay cuộn ở ngay bên trong vùng đỉnh. Đơi chính bám vào hai bên của các cơ khép, đơi phụ gắn vào phía sau của các cơ khép.

Vách ngăn giữa: Phần nếp gấp nhô cao ở giữa cơ thể của mảnh lưng Tay cuộn bắt

đầu từ mấu bản lề và kéo dài về phía bờ trước.

Tay cuộn sau khi được gia công và chụp ảnh được quan sát, xem xét kĩ lưỡng, chi tiết các đặc điểm cấu tạo của vỏ dưới kính với nhiều mức độ phóng đại khác nhau, bao gồm hình dạng vỏ, cách sắp xếp của các phòng, đặc điểm nơi tiếp giáp giữa các phịng (đường khâu), đặc điểm vùng rốn vỏ (nơng, sâu, rộng, hẹp, hở, kín), rìa ngồi của vỏ (trịn, góc cạnh, có đường kín), tơ điểm mặt ngoài của vỏ (gờ nổi, tia nhỏ song song, xiên chéo, giao cắt nhau, dạng mắt lưới, dạng gai, dạng mấu, trơn nhẵn), vị trí, hình dáng, cấu tạo miệng chính và các miệng phụ (nếu có). Khi đã có những mơ tả chi tiết, đối chiếu các đặc điểm đó với các yếu tố về hình thái, cấu trúc hóa thạch và những thay đổi của chúng trong tiến hóa, sự tương đồng và đột biến về hính thái các lồi. …, các nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng để phân loại xác định hóa thành thường ở cấp giống và cấp loài, trong một số trường hợp, có thể dùng để xác định các cấp phân loại cao hơn.

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu sinh địa tầng.

Sinh địa tầng nghiên cứu các di tích sinh vật chứa trong các lớp đá và trên cơ sở sự khác biệt của hóa thạch để phân chia các phân vị địa tầng. Tùy thuộc vào đặc điểm hóa thạch được quan sát và thu thập trong các lớp đá mà cách phân chia của sinh địa tầng có thể khác nhau; có thể dựa vào một taxon1 đặc trưng, một phức hệ hóa thạch đặc trưng v.v... Sự vắng mặt hóa thạch trong các lớp nằm giữa các lớp giáp kề đã được phân định theo sinh địa tầng cũng có thể là cơ sở cho việc phân chia sinh địa tầng (Tống Duy Thanh, 2009)

Trên cơ sở các đới và phức hệ hoá thạch được xác lập, một mặt nhằm xác định tuổi các phân vị địa tầng, mặt khác dùng để đối sánh địa tầng của khu vực nghiên cứu với các lãnh thổ lân cận và xa hơn nữa. Các phương pháp dưới đây được áp dụng để nghiên cứu sinh địa tầng Tay cuộn vùng Phong Xuân:

- Tổng hợp và phân tích các tài liệu sinh địa tầng ở vùng Quảng Chu và các vùng kế cận qua các thời kỳ nghiên cứu địa chất.

- Đo vẽ mặt cắt chi tiết, sưu tập các mẫu cổ sinh và thạch học theo lớp, từ cổ đến trẻ.

- Phân tích, chụp ảnh và mơ tả cổ sinh.

- Đối sánh sinh địa tầng với các trầm tích tương đồng về tuổi trong vùng và khu vực.

Từ đó đưa ra khoảng tuổi cho phức hệ đã xác định, xem xét tuổi của phức hệ có ý nghĩa như thế nào đối với địa tầng chứa chúng.

2.1.4. Các phương pháp cổ sinh thái.

Để phân tích đặc điểm cổ sinh thái Tay cuộn Turne vùng Phong Xuân, Thừa Thiên – Huế, tác giả đã sử dụng các chỉ thị điều kiện cổ sinh thái như: Đặc điểm hình thái, phương thức sinh sống và các sinh vật đồng hành. (Ager D. V., 1967)

a. Về đặc điểm hình thái: Sau khi các mẫu Tay cuộn được mơ tả chi tiết, chúng sẽ được thống kê và phân vào các nhóm ưu thế và kém ưu thế trong phức hệ. Dựa vào các đặc điểm hình thái và chức năng của chúng có thể suy luận môi trường sống của Tay cuộn. Các chức năng hình thái đặc trưng giúp chúng có thể tồn tại tốt hơn trong một mơi trường riêng biệt mà các lồi khác khơng có những hình thái đó khó có thể tồn tại. Vi dụ các hình thái đặc biệt như lỗ thốt chân, bờ khớp dài…

b. Phương thức sinh sống: Sự thích nghi của Tay cuộn trong từng môi trường là một thông tin rất quan trọng. Dù ta bắt gặp chúng sống tập trung hay đơn lẻ, hay chúng có nhiều kích cỡ khác nhau, hình thái khác nhau, hóa thạch dù được bảo tồn ít hay nhiều… đều là những thơng tin quan trọng để luận giải cổ sinh thái. Ít nhât chúng cung cấp cho ta phức hệ sinh vật sống trong môi trường nhất định. VD: khi gặp trong những trầm tích tồn mảnh Tay cuộn bị vỡ, mẻ cho phép ta luận giải chúng có thể bị động vật khác (Cá) ăn…

c. Các sinh vật đồng hành: Luận giải các mối liên kết của Tay cuộn có thể dựa vào 2 đặc điểm chính:

- Hóa thạch Tay cuộn và các hóa thạch khác khi đi cùng nhau trong 1 lớp trầm tích: Ví dụ xem xét Tay cuộn và san hô trong 1 lớp trầm tích cho phép luận giải môi trường biển nơng, ấm ….

- Tay cuộn có thể gắn kết vào các động vật khác hoặc các động vật khác cộng sinh trên vỏ Tay cuộn

2.1.5. Phương pháp nghiên cứu cổ địa lý – sinh vật

Nghiên cứu Cổ địa lý – sinh vật là phương pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố của cổ sinh vật, từ đó đưa ra mối liên hệ giữa đặc điểm tiến hóa của sinh vật trên Trái đất và sự tiến hóa của Trái đất.

Phức hệ hóa thạch Tay cuộn đã mô tả trong vùng Phong Xuân, Thừa Thiên Huế được so sánh với một số khu vực lân cận ở Châu Á và Australia và một số vùng khác thuộc Châu Âu và Nga để xem xét, phục dựng bản đồ cổ địa lý vùng Phong Xuân trong bối cảnh cổ địa lý của khu vực và toàn cầu.

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA TAY CUỘN TURNE VÙNG PHONG XUÂN, THỪA THIÊN – HUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hóa thạch tay cuộn turne trong hệ tầng phong sơn (d3 c1 ps), vùng phong xuân, thừa thiên huế (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)