Nghĩa cổ sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hóa thạch tay cuộn turne trong hệ tầng phong sơn (d3 c1 ps), vùng phong xuân, thừa thiên huế (Trang 61 - 63)

Schellwienella cf weaberensis Thomas,1971

3.3. nghĩa cổ sinh thái

Hệ tầng Phong Sơn nói chung đặc trưng bởi các trầm tích carbonat chứa phong phú hóa thạch Tay cuộn, Trùng lỗ, San hô, Conodonta đặc trưng cho môi trường biển nông ven bờ (Phạm Huy Thông, 1997); Tay cuộn Turne vùng Phong Xuân thuộc phần cao của tập Hiền An, hệ tầng Phong Sơn.

338 mẫu hóa thạch Tay cuộn Turne được sưu tập trong vùng Phong Xuân thuộc các giống Leptagonia, Buxtonia, Pustula, Rugosochonetes, Schellwienella,

Serratocrista, Schuchertella, Rhipidomella, Schizophoria, Brachythyrina,

Unispirifer, Fusella, Syringothyris; trong đó 46 mẫu có chứa Leptagonia, 13 mẫu

chứa Buxtonia; 8 mẫu chứa Pustula; 81 mẫu chứa Rugosochonetes; 75 mẫu chứa

Schellwienella, 14 mẫu chứa Serratocrista, 72 mẫu chứa Schuchertella, 10 mẫu

chứa Rhipidomell, 15 mẫu chứa Schizophoria, 23 mẫu chứa Brachythyrina, 36 mẫu chứa Unispirifer, 14 mẫu chứa Fusella, 23 mẫu chứa Syringothyris (hình 3.1).

Các giống chiếm ưu thế trong phức hệ Tay cuộn được sưu tập là Rugosochonetes,

Schellwienella và Schuchertella và Leptagonia. Các giống này có những đặc điểm

chung về hình thái như: kích thước vỏ nhỏ đến trung bình; khơng có cuống; mảnh bụng thường phồng vừa, mảnh lưng phồng ít, phẳng hoặc hơi lõm; vỏ mở rộng đều về hai chiều, diện tích tiếp xúc lớn; gờ trên vỏ nổi thấp và nhẵn, một số giống có gai phân bố trên mảnh bụng hoặc bờ khớp. Tay cuộn mang những đặc điểm này thường sống bám đáy hoặc rúc dưới đáy bùn mềm, thích nghi tốt với mơi trường biển nơng tĩnh lặng, nước ít dao động (Fürsich & Hurst, 1974).

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện thành phần giống Tay cuộn Turne vùng Phong Xuân

Các tốt với môi trường tĩnh lặng, nước ít dao động. Nhóm thứ hai gồm các giống

Brachythyrina, Unispirifer, Fusella, Syringothyris; nhóm này gồm những Tay cuộn

có đặc điểm chung là kích thước vỏ nhỏ đến trung bình, khơng có lỗ cuống, cấu trúc gờ đơn giản, hai mảnh vỏ đều phồng và phát triển mạnh về hai cánh, bờ khớp thẳng và dài; rãnh và yên phát triển mạnh. Tay cuộn thuộc dạng này thường sống tự do trên mặt đáy, môi trường nước tĩnh lặng (Fürsich & Hurst, 1974).

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Tay cuộn thường được coi là sinh vật bám đáy, ngoại trừ một số lồi thuộc bộ Terebratulida, chúng có cuống và bám chặt vào các nền đá cứng. Hầu hết các dạng mơ tả trong vùng Phong Xn đều khơng có cuống, chúng buộc phải có các nền bùn mềm để cố định lại và vỏ của chúng cần có diện tiếp xúc lớn để dễ dàng thích nghi hơn trong mơi trường này. Ngoài ra, Rugosochonetes và Buxtonia và Pustula có thêm gai trên vỏ, chúng thích nghi bằng cách cố định cơ thể bằng gai

trên các lớp bùn.

Các cá thể Tay cuộn có kích thước rất thay đổi, từ vài milimet (như

Rugosochonetes sp.) đến các cá thể lớn vài chục centimet và chúng đều được phát

hiện trong cùng một lớp đá; điều đó chứng tỏ năng lượng của q trình trầm tích khơng lớn, Tay cuộn có thể hóa đá ở chính nơi chúng sinh sống.

Như vậy, phức hệ Tay cuộn Turne vùng Phong Xuân cho thấy mơi trường lắng đọng của trầm tích hệ tầng Phong Sơn là mơi trường biển nông, với năng lượng nhỏ và đáy bùn mềm. Mơi trường này thích hợp để Tay cuộn sống chui rúc hoặc tự do trên mặt đáy và ít bị tác động bởi sóng. Sau khi chết đi, bộ vỏ của chúng bị xáo trộn và hai mảnh bị phân tách nhưng trong một thời gian rất ngắn, chúng đã bị chơn vùi hồn tồn nên các mảnh vỏ được bảo tồn khá nguyên vẹn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hóa thạch tay cuộn turne trong hệ tầng phong sơn (d3 c1 ps), vùng phong xuân, thừa thiên huế (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)