Điều kiện tự nhiên của Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số điều kiện kinh tế xã hội tại các xã vùng lõi thuộc vườn quốc gia hoàng liên, sa pa, lào cai và đề xuất các giải pháp ứng phó (Trang 32 - 37)

CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

VQG Hồng Liên có tổng diện tích là 28.509 ha, nằm trên địa bàn các xã: San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) và một phần các xã Phúc Khoa, Trung Đồng (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu). Vị trí địa lý củaVQG có những đặc trƣng sau:

- Toạ độ địa lý:

+ Từ 220 09' 30” đến 220 21' 00” vĩ độ Bắc; + Từ 1030 45'00” đến 1040 59'40” kinh độ Đông. - Ranh giới:

+ Phía Đơng giáp xã Nậm Sài, Nậm Cang (huyện Sa Pa, Lào Cai); + Phía Tây giáp xã Bản Bo, Bình Lƣ (huyện Tam Đƣờng, Lai Châu); + Phía Nam giáp xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai); + Phía Bắc giáp xã Hầu Thào, Sử Pán (huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai).

Hình 2.1. Bản đ quy hoạch và phát triển ền vừng VQG Hoàng Liên, Sa Pa, Lào Cai giai đoạn 2013 - 2020

2.1.1.2. Địa hình. địa thế

Địa hình của VQG Hồng Liên khá đa dạng và phức tạp, bao gồm chủ yếu là núi cao và trung bình, chạy liên tục theo hƣớng Tây Bắc – Đơng Nam, suốt từ biên giới Trung Quốc đến huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, có nhiều đỉnh núi cao trên 2.000m, cao nhất là đỉnh Fanssipan cao 3.143m và đƣợc coi là “Nóc nhà của Đơng Dƣơng”. Địa hình bị chia cắt mạnh do các núi giao cắt với các khe suối sâu, chạy từ trên đỉnh cao và khu vực đỉnh Fansipan đổ xuống[8]. Do độ chênh cao lớn nên khu vực VQG có độ dốc trung bình 350

trung tâm VQG càng cao và độ dốc càng lớn, nhiều nơi có độ dốc > 450

rất khó đi lại. Tuy nhiên có sự khác nhau rõ giữa sƣờn Đông và Tây, sƣờn Đông trải rộng và thoải hơn sƣờn Tây. Độ cao tuyệt đối và sự bất đối xứng giữa hai sƣờn của đỉnh Fansipan có tác động sâu sắc đến tồn bộ điều kiện tự nhiên trong khu vực. VQG Hồng Liên có 04 kiểu địa hình chính nhƣ sau:

- Kiểu địa hình núi cao (N1): Có diện tích chiếm 52,7% diện tích VQG, phân bố ở độ cao trên 1.700m, địa hình bị chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao với sƣờn dốc đứng. Đây là khu vực có diện tích rừng tự nhiên khá tập trung, có hệ động thực vật phong phú, đa dạng, đặc trƣng cho vùng là hệ sinh thái á nhiệt đới núi cao của miền Bắc Việt Nam.

- Kiểu địa hình núi cao trung bình (N2): Có diện tích chiếm 42,5% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao từ 700m – 1.700m và tập trung ở phía Tây của VQG. Kiểu này đƣợc hình thành trên đá biến chất, chịu tác dụng xâm thực mạnh, mức độ chia cắt khá phức tạp, độ dốc trung bình trên 300.

- Kiểu địa hình vùng núi thấp (N3): Có diện tích chiếm 0,5% tổng diện tích tự nhiên Đƣợc hình thành trên các đá trầm tích và biến chất có nguồn gốc từ đá mac ma, có độ cao từ 300 m – 700m thuộc trung tâm của xã San Sả Hồ và một số thôn bản của các xã: Lao Chải và xã Tả Van

- Kiểu địa hình thung lũng (T1) và máng trũng (T2): Có diện tích chiếm 4,2% tổng diện tích tự nhiên của VQG, phân bố chủ yếu ở vùng tiếp giáp với phần ngoài của VQG Hoàng Liên. Đó là những vùng trũng, lịng thung lũng hẹp, độ cao cũng nhƣ độ dốc giảm dần theo chiều nƣớc chảy của các sơng suối, có nhiều bãi bồi khá bằng phẳng và màu mỡ. Do địa hình khá bằng phẳng, đất đai khá tốt lại gần nguồn nƣớc thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp nên dân cƣ tập trung ở đây khá đông.

2.1.1.3. Địa chất, đất đai

- Đá mẹ: Đá mẹ chủ yếu là nhóm đá mắc ma axit và nhóm đá biến chất. + Nhóm đá Mắc ma axit là loại đá rất cứng, khó phong hóa, nghèo dinh dƣỡng tiềm tàng trong đá, khi phong hóa cho mẫu chất thơ to và đất nghèo dinh dƣỡng, thành phần cơ nhẹ, dễ bị xói mịn và rửa trơi tầng đất mặt.

+ Nhóm đá biến chất là loại đá mềm và nhiều dinh dƣỡng tiềm tàng. Q trình phong hóa khá triệt để, đất tạo thành có thành phần cơ giới nặng đến trung bình, đất có tầng dày, tơi xốp, độ thấm nƣớc cao nên khó bị xói mịn, rửa trơi.

- Đất đai:

Đất đai bao gồm 3 nhóm:

+ Nhóm đất Feralit mùn, vàng đỏ trên núi trung bình (FH): Đất Ferralit mùn vàng đỏ chiếm 65,28% diện tích tự nhiên, phát triển trên đá Mắc ma axit, đá biến chất, đá diệp thạch, đá phiến lẫn sa thạch (đá mẹ chủ yếu là đá Grannit...) và phân bố ở độ cao từ 700 m – 1.700 m.

+ Nhóm đất Ferralit đỏ, vàng trên núi thấp và trung bình (F): Đất Ferralit màu đỏ vàng phát triển trên đá mắc ma axit, đá biến chất, đá phiến – sa thạch, có diện tích chiếm 5,21% diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao dƣới 700 m, thành phần cơ giới trung bình, cấu tƣợng khơng bền vững.

+ Nhóm đất trong các vùng lũng (T): Nhóm đất này có diện tích chiếm 1,17% tổng diện tích VQG Hồng Liên và phân bố trong các thung lũng và bồn địa, đƣợc hình thành từ vật liệu ở nơi khác chuyển đến, đất phân tầng khơng rõ ràng, tầng đất có độ dày từ tung bình đến dày, thành phần cơ giới nhẹ, đát thoáng, tơi xốp.

2.1.1.4. Khí hậu, thủy văn

a) Khí hậu:

VQG Hồng Liên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè hình thành gió Tây, Tây Bắc, mùa Đơng hình thành gió Bắc, Đơng Bắc, quanh năm nhiệt độ thấp, mùa mƣa kéo dài từ tháng 3 đến tháng 11, mùa đơng nắng nhiều hơn mùa hè.

Nhiệt độ trung bình cho cả năm là 15,3oC ở Sa Pa và chỉ còn khoảng 8oC ở đỉnh Fansipan, vào tháng 1 chỉ còn 8,6o

C ở Sa Pa và khoảng 4oC ở đỉnh Fansipan, vào tháng VII là 19,8oC ở Sa Pa và khoảng 11oC ở đỉnh Fanspan[3].

Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ở Sa Pa là 29,6oC quan trắc đƣợc vào tháng 8/1991 và ƣớc lƣợng khoảng 22o

C ở đỉnh Fansipan. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là -3,5o

C quan trắc đƣợc vào năm 1986 và ƣớc lƣợng khoảng -6oC ở đỉnh Fansipan.

Lƣợng mƣa trung bình cả năm là 2.776 mm ở Sa Pa và khoảng 3.000 mm ở đỉnh Fansipan, vào tháng IX là 461,9 mm ở Sa Pa và khoảng 500 mm ở đỉnh Fansipan, vào tháng XII chỉ còn 66,9 mm ở Sa Pa và khoảng 70 mm ở đỉnh Fansipan.

Lƣợng mƣa ngày lớn nhất là 336,4 mm quan trắc đƣợc vào tháng 6/1974. Số giờ nắng trung bình cả năm là 1.433,2 , có 10 tháng trên 100 giờ mỗi tháng, cao nhất vào tháng 4 là 166,2 giờ và chỉ có 2 tháng dƣới 100 giờ là tháng 6 và tháng X, thấp nhất là tháng 10 chỉ 93,5 giờ.

Độ ẩm tƣơng đối trung bình cả năm là 87,2% vào tháng 10 lên đến 90,9% vào tháng 3 chỉ còn 82,6%, độ ẩm thấp nhất tuyệt đối là 70% quan trắc đƣợc vào tháng 1 và tháng 3 năm 1969.

Lƣợng bốc hơi trung bình cả năm là 774,3 mm, chỉ có hai tháng trên 100 mm trong đó tháng 2 lên tới 112,8 mm và 10 tháng dƣới 100 mm, thấp nhất vào tháng 10 chỉ cịn 32,8 mm.

Ở VQG Hồng Liên, thƣờng có các hiện tƣợng đặc biệt sau đây:

+ Gió địa phƣơng: Gió địa phƣơng (gió đất, gió núi), đƣợc hình thành do ảnh hƣởng của địa hình, tốc độ giớ tƣơng đối lớn. Đặc biệt, gió Ơ Q Hồ - một loại gió nóng, dễ gây ra cháy rừng và thƣờng xuyên xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4.

+ Sƣơng mù, sƣơng muối: Sƣơng mù xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đơng, có nơi rất dày, trung bình mỗi năm có khoảng 160 ngày. Sƣơng muối trung bình mỗi năm 6 ngày, có đợt kéo dài từ 3 – 5 ngày, cao nhất tới 11 ngày.

+ Tuyết, mƣa đá: Trung bình cứ 4 đến 6 năm có 1 lần mƣa tuyết vào những ngày rét đậm trong mùa đông, tuyết phủ trên các đỉnh cao > 2.500m, đôi khi tuyết phủ ở cả độ cao 1.500m bao trùm cả thị trấn Sa Pa. Vào tháng 4, 5 thƣờng có mƣa đá, trung bình mỗi năm có từ 2 – 6 ngày mƣa đá, đƣờng kính hạt đá trung bình 1,0cm và gây nhiều thiệt hại cho cây trồng nói chung và cây lâm nghiệp nói riêng.

b) Đặc điểm thủy văn:

+ Nguồn nƣớc mặt: Điều kiện thủy văn ở VQG Hoàng Liên liên quan đến chế độ dòng chảy của 2 hệ thống suối đón nƣớc từ dãy Hồng Liên Sơn đổ về sơng Hồng và sơng Đà. Do địa hình bị chia cắt mạnh nên đã hình thành khe suối dày đặc, nhiều khe suối hẹp và sâu, dòng chảy dốc và xuất hiện nhiều ghềnh thác, mật đọ suối cao, trung bình khoảng 3,12km/ 1000ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số điều kiện kinh tế xã hội tại các xã vùng lõi thuộc vườn quốc gia hoàng liên, sa pa, lào cai và đề xuất các giải pháp ứng phó (Trang 32 - 37)