Đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động của hồ Văn Lăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống các công trình hồ chứa tại tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 85)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

3.2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỒ

3.2.2. Đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động của hồ Văn Lăng

Hồ Văn Lăng dự kiến được xây dựng với mục tiêu khai thác, sử dụng tổng hợp nguồn nước sông cầu phục vụ cấp nước, phát điện góp phần đáp ứng phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. Quy mơ xây dựng hồ có dung tích tồn bộ là 42,67 triệu m3, mực nước dâng bình thường là 54,0m. Một số thông số thiết kế dự kiến của hồ Văn Lăng trình bày trong bảng 3.10.

Bảng 3.10. Thông số thiết kế dự kiến của hồ Văn Lăng

Stt Thông số kỹ thuật Đơn vị Trị số

1 Mực nước dâng bình thường m 54,00

2 Mực nước kiểm tra P = 0,2% m 54,68

3 Mực nước chết m 48,70

4 Dung tích ngang với mực nước dâng bình thường 106 m3 42,67

5 Dung tích ngang với mực nước kiểm tra 106 m3 54,40

6 Dung tích hiệu dụng 106 m3 26,94

7 Dung tích chết 106 m3 15,73

8 Tổng lượng lũ (P = 0,2%):

1 ngày lớn nhất 106 m3 277,9

74

[Nguồn: Viện quy hoạch thủy lợi, 2011]

• Mùa cạn

Hồ Văn Lăng dự kiến xây dựng phía dưới trạm Thác Bưởi và nhập lưu của dịng nhánh sơng Đu. Vì vậy, để đánh giá khả năng đảm bảo hoạt động của hồ chứa, sẽ tập trung phân tích dịng chảy từ trạm Thác Bưởi kết hợp với dòng nhánh từ Giang Tiên đổ về thượng lưu hồ Văn Lăng (Bảng 3.9).

Bảng 3.11. Dung tích trữ nước tháng kiệt nhất tại hồ Văn Lăngtheo các kịch bản BĐKH

Giai đoạn VA2 (106 m3) VB1 (106 m3) VB2 (106 m3)

2020-2039 47,59 47,89 47,90

2040-2059 46,07 46,23 46,21

2060-2079 44,24 45,35 44,46

2080-2099 42,52 45,01 43,38

Theo kịch bản BĐKH A2, B2 và B1, nhận thấy khi tích nước cho hồ Văn Lăng trong mùa cạn thì dung tích lớn nhất tích được dao động trong khoảng 42,52 triệu m3

đến 47,90 triệu m3. So sánh với các thông số thiết kế dự kiến của hồ Văn Lăng, ứng

với các kịch bản ở từng giai đoạn khác nhau đều có dung tích trữ nước nằm trên mực nước dâng bình thường, duy nhất giai đoạn 2080-2099 của kịch bản A2 có dung tích

trữ nước nhỏ hơn dung tích ứng với mực nước dâng bình thường. Như vậy với lưu

lượng mùa cạn thay đổi do BĐKH, khi có hồ chứa Văn Lăng sẽ đảm bảo cho vùng hạ du đủ nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế.

• Mùa lũ

Dung tích trữ nước của hồ Văn Lăng vào mùa lũ theo chu trình điều tiết 3 ngày,

ứng với các kịch bản BĐKH trình bày trong bảng 3.12.

Bảng 3.12. Dung tích trữ nước theo các kịch bản BĐKH tại hồ Văn Lăng vào mùa lũ theo chu trình điều tiết 3 ngày

Giai đoạn WA2 (106 m3) WB1 (106m3) WB2 (106m3)

2020-2039 43,10 43,20 43,18

2040-2059 42,81 42,88 42,85

2060-2079 42,43 42,71 42,44

2080-2099 42,09 42,66 42,20

Như vậy, khi vận hành hồ chứa Văn Lăng theo chu trình 3 ngày (kêt hợp cả tích và xả nước lũ) thì lượng nước trong hồ ln đảm bảo nằm dưới dung tích mực nước

kiểm tra (P=2%) và nhỏ hơn rất nhiều so với tổng lượng lũ kiểm tra. Vì vậy, mực nước

trong hồ vào mùa lũ sẽ thấp hơn mực nước kiểm tra, đảm bảo hồ hoạt động an toàn

trong mùa lũ và cịn có khả năng giảm lũ cho thành phố Thái Ngun. Vì vậy, khi có hồ chứa nước Văn Lăng tham gia điều tiết trong điều kiện BĐKH thì hạ du sơng Cầu

được đảm bảo an tồn trong mùa lũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống các công trình hồ chứa tại tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)