Đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động của hồ Núi Cốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống các công trình hồ chứa tại tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 83)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

3.2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỒ

3.2.1. Đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động của hồ Núi Cốc

Hồ Núi Cốc nằm trên sông Công, được xây dựng từ năm 1973 đến 1982. Hồ có diện tích lưu vực 536 km2 và được xây dựng nhằm các mục đích: cung cấp nước tưới

cho 12.000 ha, cấp 40-70 triệu m³ nước mỗi năm cho công nghiệp và dân sinh, giảm nhẹ lũ hạ lưu sông Cầu và đáp ứng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi cá, cải thiện

môi trường. Các thông số của hồ Núi Cốc trình bày trong bảng 3.7 sau.

Bảng 3.7. Thơng số thiết kế của hồ Núi Cốc

Stt Thông số kỹ thuật Đơn vị Trị số

1 Mực nước dâng bình thường m 46,20

72

[Nguồn: Viện quy hoạch thủy lợi, 2011]

• Mùa cạn

Lượng nước cần trữ cho mùa cạn của hồ Núi Cốc theo các kịch bản được trình bày trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Dung tích nướccần trữ cho mùa cạn của hồ Núi Cốc theo các kịch bản BĐKH

Giai đoạn VA2 (106 m3) VB1 (106 m3) VB2 (106 m3) 2020-2039 178,40 178,40 178,40 2040-2059 177,10 177,00 177,00 2060-2079 175,40 175,20 175,30 2080-2099 173,90 173,60 173,80

Theo kịch bản BĐKH A2, B2 và B1, nhận thấy khi tích nước cho hồ Núi Cốc trong mùa cạn thì dung tích lớn nhất tích được dao động trong khoảng 173,8 triệu m3

đến 178,4 triệu m3.

Giai đoạn từ 2020 – 2030 và 2040 - 2059, theo quan hệ đặc trưng về địa hình lịng hồ thì mực nước tương ứng với tổng dung tích nằm trong khoảng 46,2 – 47,0m, trong phạm vi dao động của mực nước dâng bình thường (175,5 triệu m3). Điều đó cho thấy hồ Núi Cốc hồn tồn đảm bảo tích đủ nước cho vùng hạ lưu của hồ trong điều

kiện BĐKH trong mùa cạn, đảm bảo điều kiện vận hành của hồ điều tiết theo nhu cầu sử dụng. Khu vực hạ lưu hồ được đáp ứng đầy đủ nước cho các ngành kinh tế và dân sinh.

Giai đoạn 2060 – 2079 và 2080 - 2099, dung tích lớn nhất tích được theo từng kịch bản BĐKH nhỏ hơn so với dung tích hồ ở mực nước dâng bình thường. So sánh với quan hệ đặc trưng về địa hình lịng hồ thì mực nước tương ứng với tổng dung tích nằm trong khoảng 46,0 - 46,2m, thấp hơn mực nước dâng bình thường 20cm. Điều đó cho thấy hồ Núi Cốc sẽ gặp khó khăn để đảm bảo tích đủ nước vào mùa cạn, khả năng hoạt động bình thường của hồ sẽ gặp khó khăn, cần có giải pháp để khắc phục vấn đề này.

• Mùa lũ

3 Mực nước chết m 34.0

4 Dung tích ngang với mực nước dâng bình thường 106 m3 175,5

5 Dung tích hiệu dụng 106 m3 168,0

6 Dung tích chết 106 m3 7,5

7 Lưu lượng xả qua tràn xả lũ (tổng cộng) m3/s 1462

+ Tràn xả lũ số 1 m3/s 877

Dung tích tương ứng với mực nước dâng gia cường của hồ Núi Cốc là 231,3 triệu m3. Dung tích hồ Núi Cốc Dung tích mùa lũ trong 3 tháng của hồ Núi Cốc theo kịch bản BĐKH được trình bày trong bảng 3.9.

Bảng 3.9. Dung tích tích lũ trong 3 tháng của hồ Núi Cốc theo kịch bản BĐKH

Giai đoạn VA2 (106 m3) VB1 (106 m3) VB2 (106 m3)

2020-2039 189,00 189,10 189,00

2040-2059 190,70 190,20 190,40

2060-2079

192,80 191,50 191,90

2080-2099 195,00 192,60 193,40

Căn cứ lưu lượng trung bình tại trạm Tân Cương vào mùa lũ, trong bối cảnh BĐKH, hồ Núi Cốc tích lũ nhiều nhất trong 3 tháng sau đó thực hiện xả lũ qua cống và qua tràn để đảm bảo mực nước trong hồ ở phạm vi của mực nước dâng bình thường và dưới mực nước dâng gia cường nếu xuất hiện lũ lớn. Dòng chảy mùa lũ tăng do tác

động của BĐKH, thời kỳ sau tăng hơn so với thời kỳ trước; tuy nhiên mức tăng vẫn

nằm trong giới hạn cho phép, dao động trong khoảng 46,0-48,0 m (dưới mức nước

dâng gia cường 48,25m). mặt khác hồ Núi Cốc có chế độ vận hành tích nước lũ trung bình trong 3 tháng mùa lũ, vì vậy có thể kết luận hồ Núi Cốc đảm bảo an tồn trong

tích lũ và xả lũ, không gây thiệt hại cho vùng hạ du trong điều kiện BĐKH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống các công trình hồ chứa tại tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 83)