Các nghiên cứu về Beta-hydroxybutyrat và bệnh đái tháo đƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nồng độ β hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân đái tháo đường ở việt nam (Trang 31 - 33)

1.3 .CÁC THỂ CETON TRONG CƠ THỂ

1.5. Các nghiên cứu về Beta-hydroxybutyrat và bệnh đái tháo đƣờng

Đã có nhiều tác giả nƣớc ngoài nghiên cứu về beta-hydroxybutyrat máu trong việc chẩn đốn, xử trí, điều trị và theo dõi đái tháo đƣờng, đặc biệt là biến chứng nhiễm toan ceton.

Klocker AA và cộng sự (2013) đã tiến hành 4 nghiên cứu (2 nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm sốt và 2 nghiên cứu thuần tập) với 299 ngƣời tham gia tại 11 trung tâm và cho thấy: So với xét nghiệm ceton niệu (aceto acetat) thì xét nghiệm ceton máu (beta-hydroxybutyric acid) có liên quan đến việc giảm số lần nhập viện, rút ngắn thời gian hồi phục ở bệnh nhân DKA, lợi ích về chi phí và sự hài lịng lớn hơn rất nhiều [38].

Ke P, Zhou H, Wang Z và cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng với nồng độ BHB ≥ 3,0 mmol/L có thể đƣợc sử dụng nhƣ một ngƣỡng để chẩn đoán DKA với độ nhạy 99%, độ đặc hiệu 86% và hiệu quả chẩn đốn 92,81% và có thể dùng BHB để đánh giá mức độ nghiêm trọng của DKA [36].

Theo kết quả của Sheikh-Ali M, Karon BS, Basu A, và cộng sự (2008): nồng độ BHB huyết thanh ở trẻ em và ngƣời lớn tƣơng ứng là 3,0 và 3,8 mmol/L ở bệnh nhân ĐTĐ khơng kiểm sốt thì có thể chẩn đốn DKA, và điều này có thể tốt hơn so với sử dụng nồng độ HCO3 thƣờng hay dung trong xét nghiệm phân tích khí máu động mạch [48].

Lertwarttanarak R và Plainkum P (2014) cũng nghiên cứu trên các bệnh nhân ĐTĐ với đƣờng máu mao mạch ≥ 400 mg/dL và cho thấy nồng độ BHB > 3,1 mmol/L là ngƣỡng tốt nhất để chẩn đoán DKA, với độ nhạy 100% (khoảng tin cậy 95% CI = 75,1 – 100) và độ đặc hiệu 96% (khoảng tin cậy 95% CI = 79,6 – 99,3) [39].

Beatriz Rodríguez-Merchán, Ana Casteràs, Eva Domingo và cộng sự (2011) nghiên cứu 30 bệnh nhân ĐTĐ typ 1 đƣợc chẩn đoán DKA với kết quả nồng độ BHB là 4,33 ± 0,48 mmol/L và đo BHB là một phƣơng pháp giám sát dễ dàng,

thực tế và đáng tin cậy trong DKA và có thể đƣợc sử dụng nhƣ một tham số để điều chỉnh liều insulin [27].

Theo kết quả của Cao X, Zhang X, Xian Y và cộng sự (2014), khi xét nghiệm ceton niệu âm tính có 10% bệnh nhân có nồng độ BHB trong máu ≥ 0,3 mmol/L. Khi xét nghiệm ceton niệu dƣơng tính 22,62% bệnh nhân có nồng độ BHB <0,3 mmol/L. Nồng độ BHB có mối tƣơng quan có ý nghĩa thống kê với nồng độ glucose máu (r = 0,34, p < 0,001) [28].

Hiện tại ở Việt Nam đến thời điểm này chƣa có nghiên cứu nào về nồng độ beta-hydroxybutyrate trong máu ở bệnh nhân ĐTĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nồng độ β hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân đái tháo đường ở việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)