Kết quả một số thơng số hóa sinh máu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nồng độ β hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân đái tháo đường ở việt nam (Trang 47 - 52)

Thông số ̅ ± SD HbA1c (%) 8,14 ± 1,81 Glucose (mmol/L) 9,57 ± 5,11 Insulin (µU/mL) 4,96 ± 2,04 C – peptid (nmol/L) 0,1001 ± 0,1002 Nhận xét và bàn luận:

- Tỷ lệ HbA1c trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 8,14±1,81%

- Nồng độ glucose máu lúc đói trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 9,57 ± 5,11 mmol/L.

- Nồng độ insulin máu trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 4,96 ± 2,04 µU/mL

Về tỷ lệ HbA1c:

HbA1c là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ kiểm soát đƣờng máu. Việc kiểm soát đƣờng máu tốt làm giảm HbA1c, và làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng do ĐTĐ [21]. Trong nghiên cứu của chúng tơi, nhóm BN nghiên cứu có giá trị HbA1c trung bình là 8,14 ± 1,81%. Kết quả của chúng tôi tƣơng đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hằng (2010) với giá trị HbA1c trung bình là 8,3 ± 1,8% [7]. Kết quả này cũng khá giống với nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền và cộng sự (2012) là 8,9 ± 2,0 [10] và nghiên cứu của Đỗ Thị Tính (2009) với giá trị HbA1c trung bình sau 1 năm điều trị là 8,71 ± 1,16% [17]. Kết quả của chúng tôi thấp hơn của một số tác giả khác nhƣ nghiên cứu của Trƣơng Ngọc Dƣơng là 9,8 ± 2,9% [6], nghiên cứu của Trịnh Ngọc Anh (2011) là 11,89 ± 2,9% [1]. Tuy nhiên, giá trị HbA1c trung bình của chúng tơi cịn cao hơn mục tiêu điều trị đƣợc khuyến cáo. Do vậy, cần tuyên truyền hơn nữa về ĐTĐ để có đạt đƣợc mức kiểm sốt tốt, hạn chế các biến chứng do ĐTĐ.

Về nồng độ glucose máu lúc đói:

Đƣờng huyết tăng cao cùng với kiểm sốt tỷ lệ HbA1c khơng tốt làm tăng nguy cơ biến chứng do ĐTĐ. Trong nghiên cứu của chúng tơi, các BN có nồng độ glucose máu lúc đói trung bình là 9,57 ± 5,11 mmol/L, nồng độ thấp nhất là 2,9 mmol/L, cao nhất là 28 mmol/L. Kết quả này gần tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Vũ Thị Nga là 9,0 ± 2,2 mmol/L [14]. Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả của một số tác giả nhƣ nghiên cứu của Ngô Thị Tuyết Nga là 12,22 ± 5,27 mmol/L [13], nghiên cứu của Nguyễn Thị Hƣơng là 13,29 ± 1,73 mmol/L [8], nghiên cứu của Trƣơng Ngọc Dƣơng là 24,6 ± 6,3 mmol/L [6].

Về nồng độ insulin trong máu:

Glucose là nguồn năng lƣợng chính cho các tế bào tạo nên cơ bắp và các mô khác. Thông thƣờng, glucose đi vào tế bào với sự giúp đỡ của insulin. Nếu khơng có đủ insulin trong cơ thể, cơ thể sẽ khơng thể sử dụng glucose để cung cấp năng lƣợng. Sự thiếu hụt nồng độ insulin là đặc trƣng cơ bản của ĐTĐ typ 1. Trên bảng 3.5 cho thấy nhóm BN nghiên cứu của chúng tơi có nồng độ insulin trong máu trung

bình là 4,96 ± 2,04 µU/mL (thấp hơn nhiều so với khoảng giá trị tham chiếu (2,6- 24,9 μU/mL). Kết quả của chúng tôi cũng tƣơng tự với kết quả insulin trong nghiên cứu của Trƣơng Ngọc Dƣơng ở những BN ĐTĐ typ 1 phát hiện lần đầu là 4,46 ± 2,94 µU/mL, đồng thời thấp hơn nồng độ insulin trung bình của nhóm BN ĐTĐ typ 1 chung của tác giả là 16,61 ±14,30 µU/mL [6]. Sự khác biệt cho thấy ảnh hƣởng của quá trình điều trị tới nồng độ insulin trong máu và có thể do nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tơi có độ tuổi trung bình lớn hơn, thời gian mắc ĐTĐ typ 1 dài hơn, nên có ảnh hƣởng tới nồng độ insulin máu.Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu trên BN ĐTĐ typ 2 của Nguyễn Phƣơng Mai là 8,59 ± 8,68 µU/mL [12], của Vũ Thị Nga là 13,59 ± 4,49 µU/mL [14]. Qua đó cho thấy sự khác biệt giữa nồng độ insulin máu ở BN ĐTĐ typ 1 và typ 2.

Về nồng độ C – peptid:

C – peptid là dấu ấn cho sự tiết insulin. Đây cũng là một trong các tiêu chuẩn phân loại ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2. Nồng độ C – peptid càng lớn chứng tỏ khả năng tiết insulin của tế bào beta đảo tụy càng lớn. Trong nghiên cứu của chúng tơi, các BN có nồng độ C – peptid trung bình là 0,1001 ± 0,1002 nmol/L. Kết quả này gần tƣơng đƣơng kết quả nghiên cứu của Trƣơng Ngọc Dƣơng là 0,13 ± 0,19 nmol/L [6]. Và thấp hơn các nghiên cứu trên BN ĐTĐ typ 2, của Vũ Thị Nga là 0,9 ± 0,5 nmol/L [14], của Nguyễn Thị Thu là 0,59 ± 0,27 nmol/L [16].

3.2.2.Xét nghiệm nƣớc tiểu:

Hình 3.1. Phân bố kết quả ceton niệu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có xét nghiệm ceton niệu dƣơng tính là 13,25% (n =11),

xét nghiệm ceton niệu âm tính là 86,75% (n = 72)

Ceton đƣợc sản xuất bình thƣờng của gan nhƣ là một phần của sự chuyển hóa

acid béo. Ở ngƣời khỏe mạnh trong trạng thái bình thƣờng các thể ceton sẽ đƣợc chuyển hóa hồn tồn nên có rất ít (nồng độ trong máu khoảng 0,03 – 0,3 mmol/L. Nếu vì lý do nào đó cơ thể khơng thể có đủ lƣợng đƣờng để cung cấp năng lƣợng và đòi hỏi các tế bào sẽ phải chuyển sang sử dụng các chất béo để thay thế dẫn đến sự gia tăng trong sản xuất ceton làm cho nồng độ ceton bị tăng lên và tích tụ trong máu sẽ “tràn qua” máu và xuất hiện trong nƣớc tiểu. Thơng thƣờng chỉ có một lƣợng rất nhỏ ceton đƣợc bài tiết trong nƣớc tiểu hàng ngày với phƣơng pháp thông thƣờng nhƣ thực hiện trên thanh thử 10 thông số hiện nay sẽ không đủ độ nhạy để phát hiện, hơn nữa đây chỉ là một phƣơng pháp định tính bán định lƣợng. Kết quả ceton niệu dƣơng tính có thể do các ngun nhân sau:

+ Tình trạng mất kiểm soát glucose máu ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng + Tình trạng toan ceton máu (Ketoacidosis - DKA).

+ Tình trạng bệnh nhân bị đói lâu ngày (hoặc nạn đói):

87.75%

13.25%

Ceto dương tính Ceto âm tính

- Khơng ăn trong thời gian kéo dài (12-18 giờ) có thể đã xuất hiện - Chán ăn do bệnh tâm thần

- Ngƣời nghiện rƣợu khơng ăn

+ Ngộ độc (ví dụ nhƣ với isopropanol). + Gây mê bằng ete.

+ Bị hội chứng nhiễm kiềm nặng. + Một số rối loạn chuyển hóa.

Đơi khi kết quả xét nghiệm dƣơng tính “giả” trong một số trƣờng hợp sau + Bệnh nhân đang dùng một số loại thuốc: Levodopa - ví dụ, Sinemet®; Phenazopyrazine; Axit valproic

+ Trong tình trạng mất nƣớc trầm trọng.

Kết quả cũng có thể âm tính “giả” trong một số trƣờng hợp sau +Do thanh thử bị hỏng

+Do thanh thử nƣớc tiểu không thể phát hiện đƣợc do thể ceton nhƣng chiếm ƣu thế lại là beta-hydroxybutyrate và do vậy nó có thể cho xét nghiệm là âm tính mặc dù nồng độ cao của beta-hydroxybutyrate. [48]

Đó là những sai số và khó khăn trong phƣơng pháp phân tích đang đƣợc triển khai phổ biến hiện nay. Đối với ngƣời mắc bệnh ĐTĐ ngƣời ta khuyên các đối tƣợng sau nên kiểm tra ceton. [51]

- Trong phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đƣờng và bệnh tiểu đƣờng thai kỳ. - Khi lƣợng đƣờng trong máu rất cao (> 15 mmol /L). [4]

- Trong DKA hoặc nghi ngờ nhiễm ceton acid.

- Bất cứ lúc nào glucose máu > 17 mmol /L (300 mg /dL)

Việc xét nghiệm Ceton máu chỉ có thể thực hiện đƣợc trong phòng xét nghiệm do cần phải có trang thiết bị và hóa chất thuốc thử. Phân tích định lƣợng Beta- hydroxybutyrat có thể đƣợc sắp xếp nhƣ một xét nghiệm máu riêng biệt, trợ thủ đắc lực cho những sự nhiễu và thiếu hụt trong phƣơng pháp dùng thanh thử hiện nay.

3.3.Nồng độ BHB máu ở nhóm chứng và nhóm bệnh nhân ĐTĐ typ 1: 3.3.1. Nồng độ BHB máu ở nhóm chứng và nhóm BN ĐTĐ typ 1 3.3.1. Nồng độ BHB máu ở nhóm chứng và nhóm BN ĐTĐ typ 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nồng độ β hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân đái tháo đường ở việt nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)