Các loại hình rừng chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của quy hoạch phát triển khu kinh tế vân đồn tỉnh quảng ninh đến môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững (1) (Trang 79)

cần được quy hoạch theo phân tích của tác giả

TT Loại hình rừng chức năng Phầm trăm trong cơ cấu rừng phạm vi huyện Phầm trăm độ tán che trên đất Phầm trăm tổ

Vân Đồn đai tự nhiên 1 Rừng phòng hộ 50% Đạt chuẩn 40% Trên 90% các loài cây bản địa

Đồi núi đất dốc, đầu nguồn các

suối trên các

đảo, ven bờ đảo,

các bãi gian triều. 2 Rừng đặc dụng (Bảo tồn thiên nhiên) 30% 25% Bảo tồn nghiêm ngặt các loài cây bản địa – loại bỏ các loài du nghiệp Trọng điểm VQG Bái Tử Long. Những núi đá có rừng 3 Rừng sản xuất 20% < 10% Có thể khơng quá 20% loài cây du nhập, còn lại các loài cây bản địa Đốt rừng sản xuất theo quy hoạch

Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên rừng bền vững cho lực lượng chức năng của VQG, khu BTTN đối với hệ thống rừng đặc dụng, tăng cường vai trò tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên đối với cộng đồng trên lĩnh vực rừng đặc dụng. Bảo vệ, bảo tồn và nhân rộng những loài cây quý hiếm trong những khu rừng tự nhiên cần được thực hiện trong các chương trình khoa học và quản lý rừng bền vững của các cơ quan chức năng nhà nước trên lĩnh vực rừng đặc dụng.

Thực hiện có hiệu quả bảo tồn và nhân giống, phát triển nguồn cá thể một số loài cây và con hoang dã quý hiếm, đặc hữu của KKT.

Phân vùng kiểm soát hoạt động và phát triển tại những khu vực nhạy cảm với mơi trường

Trong q trình thực hiện Quy hoạch UBND tỉnh Quảng NInh và BQL KKT Vân Đồn sẽ nghiên cứu chi tiết sẽ đặc điểm các khu vực nhạy cảm với môi trường ở KKT nhằm định hướng lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp và quy hoạch các vùng không được phép xâm phạm. Trong giai đoạn này, có thể phân vùng KKT Vân Đồn theo các loại sau:

− Khu vực hạn chế phát triển nhưng có thể cho phép phát triển nếu tuân theo

những nguyên tắc nhất định như yêu cầu giữ nguyên địa hình hiện trạng và tránh các hoạt động gây ô nhiễm hoặc xâm phạm HST tự nhiên.

− Khu vực có thể xây dựng các cấu trúc khơng bền vững nhưng có thể tiếp cận

với cộng đồng, một số hoạt động nhất định như khu dạo chơi và quan sát đời sống hoang dã;

− Khu vực có thể xây dựng các cơng trình kiên cố, lâu bền. Phục vụ sản xuất,

kinh doanh: khách sạn, sân golf, khu thương mại, khu dân cư…

− Khu vực không cho phép xâm phạm: Đây là khu vực cần bảo tồn nghiêm ngặt, tuyệt đối không tác động (khai thác, xâm hại, gây tổn thương) cây rừng, con rừng tự nhiên đã quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phịng hộ, đặc biệt bảo tồn các lồi trong Sách Đỏ Việt Nam hiện còn tồn tại ở VQG Bái Tử Long.

Bảo vệ tài nguyên cảnh quan có giá trị độc đáo của vùng vịnh Bái Tử Long, quần đảo Vân Đồn - Vân Hải

Cảnh quan thiên nhiên vùng vịnh Bái Tử Long khác biệt lớn đối với vùng vịnh Hạ Long, có cảnh quan vùng Vịnh Bái Tử Long khơng có nơi nào ở nước ta thay thế được: hệ thống đảo núi đất xen với núi đá vơi Karst, có rừng tự nhiên thường xanh, phong phú đa dạng sinh học trên núi đảo và thủy vực biển.

Bảo tồn những hệ sinh thái nhân văn hình thành từ nhiều đời người ở các vùng thổ cư thổ canh hải đảo

Đây là HST rất đặc trưng, thể hiện các giá trị kiến thức am hiểu tài nguyên thiên nhiên, am hiểu các quy luật môi trường, nối tiếp các thế hệ phát triển bền vững xã hội vùng quần đảo, phòng tránh thiên tai, bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ của tổ quốc.

Từ thời triều đại nhà Lý (từ đầu thế kỷ thứ 12) đã chính thức hoạch định phát triển kinh tế xã hội vùng biên hải, hài hòa giữa các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân văn:

- Đảo lớn Cái Bầu, phát triển làng xã cộng đồng cơ bản với canh tác nông nghiệp, lúa nước và đánh bắt thủy sản, giữ rừng tự nhiên.

- Phát huy giá trị của địa hình hiểm trở đảo núi đất xen lẫn núi đá vôi xây dựng các cộng đồng cư dân tiền tiêu (ở đảo Trà Bản, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu).

- Những bến cảng địa phương, luồng lạch giao thương thủy trên các eo biển,

lạch biển vừa thuận lợn, vừa chiến lược, hiểm trở, an tồn (sơng Voi, sơng Mang, sơng Cái Qt, Cái Lăng….).

- Những đảo xa bờ có ý nghĩa giao thương quốc gia - quốc tế trong thương mại, thủy sản (các đảo Phượng Hoàng, Thượng Mai, Hạ Mai).

Trong quá trình thực hiện Quy hoạch BQL KKT Vân Đồn sẽ tiếp thu các kinh nghiệm truyền thống này và cải tiến cho phù hợp điều kiện hiện tại nhưng không phá vỡ bản sắc truyền thống.

- Phát triển tiếp tục những hệ sinh thái nhân văn truyền thống rất đặc trưng

của vùng vịnh Bái Tử Long - Vân Đồn - Vân Hải, hoàn toàn phù hợp với những

đặc thù sinh thái tự nhiên vùng biển - đảo, tính tới các diễn biến mơi trường, nhằm đạt tiêu chí phát triển bền vững:

Khai thác lâu bền nguồn hải sản giá trị cao đặc biệt: Sá sung (Sipunculus

phascolosoma), Hải sâm (Holothusia aiversicolor); Ốc vú nàng (Cellaria); Cà ghim

(Cầu gai) (Echinothoix diadema); Trai ngọc (Pteria martensii); Cá song (Megalaspis cordila); Cá he (Pentapus setorus)

Tuyệt đối không khai thác, xâm hại các rạn san hơ. Khuyến khích cộng đồng địa phương các xã đảo bảo tồn thềm đảo nhằm bảo vệ mơi trường lâu dài tồn vùng vịnh, luôn luôn bảo đảm nguồn tài nguyên đặc hữu, bảo tồn đa dạng sinh học.

Tăng cường công tác quản lý VQG Bái Tử Long trong quá tình thực hiện quy hoạch

Các nguyên tắc cơ bản nhất trong quản lý các VQG Bái Tử Long là:

(i) Không cho phép quy hoạch các dự án công nghiệp, đô thị, giao thông trong vùng lõi của các khu này. Các dự án du lịch, khu dân cư nhỏ, giao thơng nội bộ có thể được xem xét với từng trường hợp, từng vị trí.

(ii) Không cho phép các hoạt động SX-KD, săn bắn trong các Khu BTTN, VQG.

(iii) Phục hồi diện tích rừng đã bị mất bằng các loại thực vật bản địa; bảo tồn các loài thực, động vật hoang dã.

(iv) Tăng cường lực lượng kiểm lâm và Ban quản lý các Khu BTTN, VQG.

(v) Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn, bảo vệ và phục hồi các VQG, Khu BTTN.

(vi) Tăng cường hợp tác với các địa phương lân cận, với các cơ quan, ban ngành cấp Tỉnh có liên quan trong công tác bảo vệ cũng như phục hổi VQG Bái Tử Long.

Bảo tồn và phát triển HST rừng ngập mặn

- Khai thác hợp lý tài nguyên RNM - Trồng rừng ngập mặn bổ sung

- Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn

- Giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội ở nơi có rừng ngập mặn  Biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững rạn san hô

Để bảo vệ được HST rạn san hô, trước mắt cần ngăn ngừa ô nhiễm biển. Ngăn chặn mọi hành vi khai thác mang tính huỷ diệt như dùng thuốc nổ, chất độc NaCN, không khai thác san hô, kể cả san hô chết.

- Đánh giá hiện trạng của các lồi q hiếm, có giá trị kinh tế, nơi cư trú và các HST quan trọng (hệ sinh thái các đảo và vùng biển ven bờ quanh đảo).

- Đánh giá sản lượng tới hạn trong khai thác thủy sản vùng nước ven bờ, các

sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ, các cây thuốc và các lồi hoang dại bị bn bán.

- Áp dụng các phương pháp nhân giống nhân tạo cho các loài quý hiếm đang

bị đe dọa.

3.3.3.4. Bảo vệ nguồn nước và chất lượng nước

Để bảo vệ nguồn nước trong quá trình thực hiện quy hoạch KKT Vân Đồn sẽ thực hiện các biện pháp sau.

(i) Xem xét kỹ nhu cầu sử dụng nước ngọt của các dự án trước khi cấp phép đầu

tư: các dự án có nhu cầu sử dụng nước ngọt trên 5000 m3/ ngày đêm không

được triển khai ở các đảo nhỏ, ngoài đảo Cái Bầu. Trong trường hợp bắt buộc phải triển khai thì dự án phải có phương án vận chuyển nước ngọt từ đất liền, không khai thác nước ngầm trên đảo.

(ii) Quy hoạch và xây dựng hệ thống chuyển nước ngọt từ đất liền đến đảo Cái

Bầu. Hạn chế tối đa việc khai thác nước ngầm ở Cái Bầu và tất cả các đảo. BQL KKT Vân Đồn sẽ xem xét các phương án cấp nước ngọt của từng dự án trước khi cấp phép đầu tư.

(iii) Quản lý chặt chẽ việc khoan giếng của các cơ sở SX - KD và dân cư, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

(iv) Đảm bảo độ che phủ thảm thực vật trên 60% ở đảo Cái Bầu và trên 70% ở

(v) Xây dựng một số hồ ở đảo Cái Bầu và một số đảo lớn để tích nước mưa, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng.

(vi) Kiểm soát chặt chẽ việc xả nước thải từ các khu dân cư, cơ sở SX - KD, khu

du lịch, khu nuôi trồng thủy sản.

(vii) Việc xả nước thải công nghiệp cần tuân thủ quy định trong TCVN 5945 : 2005 (đối với nguồn tiếp nhận loại A) hoặc các QCVN về nước thải các ngành công nghiệp đặc thù.

(viii) Việc xả nước thải từ khu đô thị, khách sạn, công sở cần tuân thủ quy định trong QCVN 04/2008/ BTNMT (áp dụng cụ thể cho từng nguồn tiếp nhận và nguồn xả).

(ix) Xây dựng và vận hành tốt các trạm xử lý nước thải tập trung ở TT Cái Rồng,

các KCN, CCN và các khu du lịch lớn. Xây dựng, lắp đặt các nhà vệ sinh tự hoại ở các hộ dân đơ thị và hố xí 2 ngăn ở vùng nơng thơn.

(x) Kiểm sốt chặt chẽ việc đưa chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp từ các cơ sở SX - KD và khu dân cư, khu du lịch, khu nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước hồ, nước biển, các bãi biển, bãi tắm.

(xi) Triên khai các trạm quan trắc chất lượng nước (trong mạng lưới quan trắc môi trường của KKT Vân Đồn) nhằm cảnh báo về việc chuyển ô nhiễm từ đất liền (Mơng Dương, Cửa Ơng, Tiên n…) đến Vân Đồn và từ các cơ sở SX - KD, khu dân cư của Vân Đồn đến nguồn nước trong KKT.

(xii) Hợp tác chặt chẽ với UBND TX Cẩm Phả, các huyện Tiên Yên, Đầm Hà trong việc cung cấp nước ngọt và quản lý tài nguyên nước ở KKT Vân Đồn.

3.3.3.5. Phòng ngừa ảnh hưởng biến đổi khí hậu (BĐKH)

Đề phịng ngừa, giảm thiểu tác động do mực nước biển dâng, các bộ, ngành, địa phương trong KKT Vân Đồn cần triển khai các hành động sau:

(i) Điều tra, khảo sát, xác định các vùng có địa hình thấp có khả năng bị ngập do nước biển dâng. Xây dựng các bản đồ và cơ sở dữ liệu về môi trường tự nhiên, các cơng trình kinh tế, dân cư, hoạt động sản xuất – kinh doanh ở các vùng này.

(ii) Không quy hoạch các dự án công nghiệp, đô thị ở các vùng có khả năng bị

ngập nặng nhất.

(iii) Phục hồi và phát triển RNM ở ven bờ biển ở lục địa và các đảo lớn với độ

dày phù hợp với địa hình từng khu vực.

(iv) Lập kế hoạch để tiến tới xây dựng một số cơng trình chắn sóng ở các vị trí xung yếu nhất.

(v) Kết hợp với các địa phương lân cận thực hiện tốt Chiến lược Quốc gia về

ngăn ngừa, ứng phó BĐKH tồn cầu sẽ được Chính phủ ban hành.

3.3.4. Các giải pháp công nghệ môi trường nên áp dụng ở KKT Vân Đồn

3.3.4.1. Quản lý và xử lý nước thải

1. Quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước ở thị trấn Cái Rồng theo hướng tách một phần tiến tới toàn bộ nước mưa khỏi nước thải.

2. Quy hoạch và xây dựng hệ thống các trạm xử lý nước thải tập trung với quy mô vừa (khoảng 5000 m3/ngày, phục vụ đô thị đến 30.000 người) cho thị trấn Cái Rồng. Công nghệ xử lý phù hợp là dựa trên phương pháp sinh học: bùn hoạt tính và oxy hóa tăng cường. Cơng nghệ này hiện vẫn là chủ lực trong các trạm xử lý nước thải đô thị ở các thị trấn, thành phố trên thế giới. Công nghệ xử lý nước thải theo phương pháp bùn hoạt tính điển hình được nêu ở Hình 3.11. Giá thành tồn bộ một trạm xử lý nước thải đô thị quy mô 5.000 m3/ngày đêm theo công nghệ này khoảng 10 -15 tỷ đồng, chưa tính giá đất và chi phí vận hành.

Hình 3.11. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt theo cơng nghệ bùn hoạt tính (phù hợp với điều kiện thị trấn Cái Rồng – KKT Vân Đồn), tham khảo của VESDI, 2011.

3. Cải tạo và xây dựng mới hệ thống thoát nước ở các chợ, thị trấn, khu dân cư tập trung vùng nông thôn. Đảm bảo nước thải sinh hoạt, nước thải từ chợ, chuồng trại chăn nuôi được thu gom, không chảy tràn ra đường xá và khu dân cư.

4. Xây dựng các trạm xử lý nước thải công nghiệp ở các KCN,đạt Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc QCVN 24:2008/BTNMT về nước thải công nghiệp

3.3.4.2. Quản lý và xử lý an toàn chất thải rắn

1. Tăng cường năng lực quản lý và xử lý chất thải rắn theo mơ hình từ các thơn, xóm đến xã, huyện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý rác: bao gồm hoàn thiện cơ cấu về tổ chức, phát triển nhân lực và thiết bị chuyên dụng, tăng kinh phí theo mức gia tăng khối lượng rác, đào tạo về chuyên môn KH-CN về quản lý và xử lý chất thải rắn.

2. Khuyến khích xã hội hóa trong thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Nếu Công ty Môi trường đô thị cấp huyện chỉ giải quyết được vấn đề rác thải tại các đơ thị thì các xã, thơn nên đẩy mạnh cơng tác vận động người dân đóng góp kinh phí để tự tổ chức các tổ thu gom rác thải tại địa bàn thơn, xã mình hoặc theo mơ hình liên thơn,

xã. Rác sau khi thu gom cần được vận chuyển đến địa điểm xử lý tập trung của xã. Nếu thực hiện tốt cơng tác này, chi phí quản lý chất thải rắn sẽ giảm đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ do sự cạnh tranh giữa các công ty hoặc tổ chức tư nhân. 3. Nghiên cứu quy hoạch tổng thể hệ thống thu gom, trung chuyển và các khu xử lý

chất thải rắn Khu Kinh tế Vân Đồn cho giai đoạn từ nay đến 2020 và định hướng

đến 2030. Theo đó tồn khu sẽ có 1 trung tâm xử lý CTR tập trung tại đảo Cái Bàn, mỗi xã có một điểm tiếp nhận, xử lý CTR tập trung. Diện tích trung tâm xử lý CTR cấp khu tối thiểu 50 ha, cấp xã:0,5 ha.

Quy hoạch các khu xử lý CTR được thực hiện như sau.

Quy hoạch các khu xử lý CTR Khu KT Vân Đồn cần được thực hiện theo yêu cầu về lựa chọn vị trí, khoảng cách và công nghệ tại Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 của Bộ KHCN-MT và Bộ XD và

Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc Ban

hành Quy chuấn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (QCXDVN:01/2008/BXD-Quy hoạch xây dựng).

Các bãi rác hoặc trạm xử lý CTR đô thị, CTR công nghiệp được lựa chọn trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, các điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất cơng trình và các yếu tố xã hội và kinh tế. Công tác quy hoạch các điểm xử lý CTR được triển khai theo các bước sau:

a. Tiến hành khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng và dự báo về rác đô thị, rác công nghiệp trên địa bàn hoặc nơi khác đưa về.

b. Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh kết hợp với UBND huyện Vân Đồn lựa chọn địa điểm dự kiến điểm xử lý CTR (chôn lấp hoặc công nghệ khác).

c. Tiến hành khảo sát sơ bộ các địa điểm đã được UBND các huyện hoặc Sở Xây dựng đề xuất để lựa chọn sơ bộ một số vị trí có thể lập khu xử lý CTR.

d. Sở Xây dựng, Công ty môi trường , Sở TN-MT và đơn vị tư vấn môi trường phối hợp khảo sát các vị trí được đề xuất để đánh giá mức độ phù hợp với quy hoạch

chung. Tiến hành khảo sát về địa chất cơng trình, địa chất thuỷ văn, sinh thái, kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của quy hoạch phát triển khu kinh tế vân đồn tỉnh quảng ninh đến môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững (1) (Trang 79)