U
Hình 3.12 cho ta thấy hàm lượng Cadimi tích lũy trong Sị lớn hơn trong
Ngao. Qua 5 vị trí khảo sát thì hàm lượng Cadimi có trong Ngao và Sị chỉ tương
đương nhau ở khu vực Tuần Châu , =0.0002 mg/kg. Còn lại ở Chợ Hạ Long 2, hàm lượng Cd ở Sò cao gấp hai lần (0.00012 so với 0.0006 ở Ngao), ở Cái Xà Cong là hơn 3 lần ( 0.0007 và 0.0002 mg/kg ) và ở chợ Hạ Long 1 hàm lượng Cadimi ở trong Sò cũng nhiều hơn hẳn 2.5 lần.
U
* Đối với Chì :
Kết quả ở hình 3.13 cũng cho ta thấy một kết quả là hàm lượng Chì có trong Sị nhiều hơn Ngao. Cụ thể chỉ có hàm lượng Pb trong Sị ở Chợ Hạ Long 2 0.0018 mg/kg là nhỏ hơn Ngao , 0.003 mg /kg. Còn lại, ở tất cả các vị trí khác hàm lượng Pb có trong Sị đều lớn hơn Ngao từ 2-3 lần. Cụ thể ở Cái Xà Cong, hàm lượng Pb có trong Sị là 0.003 mg/kg , gấp ba lần Ngao 0.001 mg/kg; ở chợ hạ Long 1 hàm lượng trong Sò gấp gần hơn 2 lần lần Ngao ( 0.007 và 0.0026 mg/kg).
U
* Đối với Asen:
Hình 3.14, hàm lượng Asen trong Sị cũng cao hơn Ngao qua các khu vực khảo sát. Mẫu ở chợ hạ Long 1, hàm lượng Asen có trong Sị cao hơn Ngao 2 lần, ở trong mẫu ở Cái Xà Cong, hàm lượng ở trong Sò cao hơn 3 lần so với Ngao ( 0.0055 mg/kg so với 0.0018 mg/kg ). Chỉ có mẫu ở chợ Hạ Long 2, hàm lượng As trong Ngao lớn hơn Sò ( 0.006 mg/kg so với 0.004 mg/kg ).
U
* Đối với Thủy ngân:
Riêng với Thủy ngân thì sự khác biệt trong hàm lượng giữa Sị và Ngao là
không rõ ràng. Tùy theo khu vực mà hàm lượng Thủy ngân ở trong Sị và Ngao có
sự chênh lệch khác nhau. Ví dụ hàm lượng thủy ngân trong Ngao ở Chợ Hạ Long 2 cao gấp đơi soi với Sị ( 0.00014 so với 0.0007 mg/kg) . Tuy nhiên ở Cái Xà Cong thì ngược lại, hàm lượng Hg trong Sị lại cao hơn Ngao 3 lần ( 0.0016 so với 0.0005 mg/kg).