KẾT LUẬN:
Tại các điểm nghiên cứu chưa thấy có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi kim loại nặng trong nguồn nước, các thông số đều nằm trong giới hạn quy định tại QCVN 08: 2008.
Hàm lượng kim loại nặng trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ
- Hàm lượng Cd tích lũy trong lồi Sị và loài Ngao đều thấp hơn giới hạn
cho phép quy định tại QCVN 8-2/2011/BYT, tuy nhiên hàm lượng Cd ở chợ Hạ
Long 1 cao đột biến so với các khu vực cần xem xét..
- Hàm lượng Pb tích lũy trong hai lồi nghiên cứu nêu trên thấp hơn giới hạn
cho phép quy định tại QCVN 8-2/2011/BYT hàng chục lần.Hàm lượng Pb ở chợ Hạ Long 1 và Tuần Châu đều cao hơn hẳn.
- Hàm lượng As tích lũy trong lồi Sị và Ngao tuy chưa có Quy chuẩn để so
sánh nhưng cũng cần lưu ý các khu vực Tuần Châu và chợ HL1 vẫn có hàm lượng cao hơn nhiều các khu vực khác.
Mối quan hệ giữa hàm lượng kim loại nặng trong nhuyễn thể và trong trầm
tích: Hàm lượng các kim loại nặng (Cd, Pb, As) tích lũy trong động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ đều có tỉ lệ với hàm lượng kim loại nặng (Cd, Pb, As) trong trầm tích nhưng ở các mức độ khác nhau.
Qua tính tốn các chỉ số tích lũy sinh học và chỉ số tích lũy sinh học trầm
tích cho thấy mỗi quan hệ giữa hàm lượng kim loại nặng có trong động vật thân
mềm hai mảnh vỏ như Ngao Sị đối với trầm tích và nước biển ở cùng một vị trí lấy mẫu. Có thể thấy đặc biệt mối quan hệ này rõ ràng ở lồi Sị với các chỉ số BSF và BCSF cao, thể hiện khả năng chỉ thị sinh học về kim loại nặng của Sò.
Đặc biệt khi so sánh hàm lượng kim loại nặng của Sò với Ngao ở các chỉ số Cd, Pb, As ta cũng thấy được hầu hết hàm lượng kim loại nặng có trong Sị cao hơn Ngao khoảng 2-3 lần nên có thể nói ở khu vực vịnh Hạ Long, lồi Sị có khả năng tích lũy kim loại nặng nhiều hơn loài Ngao.
Ở hai khu vực là Tuần Châu và sau chợ Hạ Long 1 nơi diễn ra các hoạt động du lịch , ta thấy hàm lượng kim loại nặng đặc biệt cao hơn hẳn các khu vực khác nhiều lần. Cần đặc biệt lưu ý theo dõi Asen ở khu vực Tuần Châu ( 0.012 mg/kg) và chợ Hạ Long 1 (0.019 mg/kg) là những nơi có hàm lượng Asen cao gấp 10 lần các khu vực khác.
KIẾN NGHỊ
Động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ có khả năng sử dụng để làm sinh vật chỉ thị ơ nhiễm mơi trường. Vì vậy cần tiếp tục có các nghiên cứu sâu và rộng hơn nữa về khả năng tích lũy kim loại nặng trên nhiều đối tượng khác nhau.
Loài động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ là loại thực phẩm khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong lồi nhuyễn thể cịn hạn chế như chưa có quy chuẩn quy định giới hạn ô nhiễm kim loại nặng (Cu, Zn, As...). Vì vậy cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn để đánh giá ngưỡng độc tính của các kim loại nặng trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Thực hiện quan trắc, cảnh báo mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong nhuyễn thể tới người dân để giảm thiểu những tác động bất lợi đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn. Vì thực tế hiện tại việc quan trắc ở Hạ Long nói chung chỉ được thực hiện trên nước biển và trầm tích, về trầm tích cịn rất hạn chế cịn ở trên động vật gần như khơng có.
Kiến nghị về quy hoạch ni trồng thủy sản của tỉnh Quảng Ninh cần nghiên cứu khu vực Tuần Châu là khu vực có hàm lượng kim loại nặng dù ở trong mức cho phép nhưng lại là nơi có hàm lượng cao nhất, cần phải theo dõi thường xuyên và có những nghiên cứu chuyên sâu về vùng nuôi trồng thủy hải sản ở đây, đảm bảo thực phẩm an tồn.
Ngun nhân chính gây ra tình trạng ơ nhiễm như đã nêu trên là do chúng ta còn thiếu những giải pháp thích họp để quản lí các hoạt động phát triển kinh tế
trong khu vực một cách đồng bộ, đa ngành chứ không phải đơn ngành như hiện nay.
Để bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long, giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm biển như hiện nay, chúng tôi xin đề xuất một số khuyến nghị như sau:
- Bên cạnh việc quản lí đa ngành chúng ta cịn cần áp dụng thật nghiêm túc
những quy định về việc xử lí những ngành, tổ chức và cá nhân nào vi phạm vào những nguyên tắc về bảo vệ mơi trường.
- Cần có sự đầu tư hơn nữa về mặt tài chính trong cơng tác khắc phục các sự
cố môi trường xảy ra trong vùng Vịnh Hạ Long và những vùng phụ cận vì nếu vùng biển bên cạnh bị ơ nhiễm, chẳng hạn có một vụ tràn dầu xảy ra, thì Vịnh Hạ Long khơng tránh khỏi cũng bị ảnh hưởng.
- Hạn chế việc lấn biển để lấy đất xây dựng các cơng trình cũng như tạo thêm
quỹ đất phát triển đơ thị, việc làm này gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường nước ven biển của Hạ Long, làm thay đổi môi trường nước, đồng thời kéo thêm các hệ quả to lớn đối với môi trường nước ven biển, kể cả các khu vực trong ven biển của thành phố Hạ Long
- Quan trắc thường xuyên liên tục về các hoạt động khai thác than để giảm
thiểu tối đa ảnh hưởng đến môi trường. Khai thác than đặc biệt khai thác lộ thiên ảnh là hoạt động phát thải kim loại nặng nhiều ra môi trường, cần phải theo dõi và thanh tra chặt chẽ.
- Về mặt kỹ thuật, chúng ta nên đầu tư nhiều hơn vào việc nghiên cứu, ứng
dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại và những công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam để xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển.