Nếu như đặt ranh giới khu vực nghiên cứu là hai huyện Đông Anh và Mê Linh hay vùng đất nằm gọn giữa con sông Hồng và sơng Cà Lồ thì quả thật chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đầy đủ. Tuy nhiên những cơng trình nghiên cứu riêng lẻ về một phần của khu vực hay các cơng trình nghiên cứu về Hà Nội có đề cập đến khu vực này thì khá là đa dạng và phong phú.
Tiêu biểu và có giá trị tham khảo lớn nhất đối với luận văn đó chính là cuốn
“Địa chí Cổ Loa” của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc và PGS.TS Vũ Văn Quân làm
chủ biên. Đây là cơng trình kết hợp được rất nhiều chun gia hàng đầu trong các lĩnh vực từ lịch sử văn hóa đến địa lý – địa mạo hay khảo cổ học cùng nghiên cứu về khu vực Cổ Loa và phụ cận. Các tác giả của phần địa lý tự nhiên cũng đã lồng ghép và giải thích đặc điểm địa mạo với q trình xây thành Cổ Loa của An Dương Vương cũng như xây dựng bản đồ địa mạo và lịch sử phát triển địa hình khu vực rất chi tiết. Tuy nhiên thì đây chỉ là một khu vực trong tồn bộ giới hạn khu vực nghiên cứu của luận văn. Thêm nữa thì đây là một cuốn địa chí nên các phần viết tuy có liên kết với nhau nhưng vẫn chủ yếu là đi sâu vào nghiên cứu trên từng chủ đề và chuyên ngành cụ thể.
Về mặt lịch sử văn hóa thì cũng có những cơng trình như là: “Đơng Anh với
nghìn năm Thăng Long – Hà Nội” của UBND huyện Đông Anh. Về các di chỉ khảo
cổ học thì luận văn chủ yếu tham khảo ở cuốn “Khảo cổ học Việt Nam” của GS Hà Văn Tấn và “Lịch sử Thăng Long Hà Nội” của GS Phan Huy Lê.
Về mặt tự nhiên thì cũng tương tự như mặt lịch sử, văn hóa, khảo cổ, các cơng trình chỉ đề cập đến khu vực Mê Linh - Đông Anhtrong tổng thể nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, địa chất, địa mạo của Hà Nội. Tiêu biểu nhất là hai cuốn sách của PGS.TS Vũ Văn Phái chủ biên: Phần Địa chất, địa mạo, địa lý tự nhiên, địa lý cảnh quan, địa lý hành chính, địa lý kinh tế, hạ tầng cơ sở, dân cư, giao thông và quy hoạch đơ thị trong “Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long” và cuốn “Hà Nội, địa chất, địa mạo và tài nguyên liên quan”.