Sự phân bố của các di chỉ khảo cổ đã phát hiện theo các dạng địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người việt cổ khu vực huyện mê linh đông anh thành phố hà nội (Trang 25)

Trên đây là hình ảnh về thống kê sự phân bố của những di chỉ khảo cổ đã khai quật theo các dạng địa hình, độ cao, thành phần văn hóa… Khu vực nghiên cứu ở đây cũng là một vùng đồng bằng hạ lưu sơng và có thể thấy rằng các di chỉ phân bố tập trung ở vùng thềm, sườn thung lũng và gờ cao ven lịng. Rất ít di chỉ tìm thấy ở vùng đầm lầy hay những dịng chảy đã bị bỏ sót.

Một báo cáo khác về địa mạo và địa khảo cổ ở phía Nam Mississipi (Paul V. Heinrich, Louisiana Geological Survey, Baton Rouge Louisiana 2004) [31] đã thành lập bản đồ địa mạo chi tiết từ bản đồ địa mạo tỉ lệ nhỏ hơn đã được thành lập trước đó tích hợp với những dữ liệu số độ phân giải cao. Nghiên cứu mô tả các đơn vị địa mạo chi tiết, khác nhau về đặc điểm địa chất, lịch sử thành tạo địa chất, địa mạo và các quá trình địa mạo, lấy đó là căn cứ để đánh giá được đặc trưng của những dạng địa hình phân bố nhiều di chỉ khảo cổ. Xác định được đó là những nơi cao ráo như các vùng thềm, các địa hình sót nổi cao, các gờ cao ven lòng của hệ thống sông hiện đại cũng như hệ thống sông cổ… Những địa điểm này cũng thường xuyên gần

nguồn nước. Anderson và Smith (2003) khi nghiên cứu bề mặt cao tuổi Neogen ở vùng ở phía Nam – trung tâm Louisiana đã đánh giá chỉ ra rằng khoảng cách tới những khu vực có nước là một chỉ dẫn quan trọng trong việc dự đốn vị trí các di chỉ. Nghiên cứu đã xác định được 90 đến 93% các di chỉ khảo cổ nằm trong bán kính khoảng 200m từ nguồn nước trong khu vực.

Nhiều nghiên cứu khác thực hiện với mục đích ứng dụng nghiên cứu địa mạo và cổ địa mạo để tái hiện lại môi trường sống cổ xưa của con người mà vai trò của các dấu ấn địa mạo trong việc phục hồi lại cảnh quan cũng đã được chứng minh trong nghiên cứu tại Netherland (The importance of geomorphological footprint in

landscape restoration, case study of inland drift sands in Netherlands, Riksen. M, Jungerius. P). Mục đích của khơi phục cảnh quan là để tìm hiểu về cách thức mà con người trong quá khứ đã định cư và khai thác thiên nhiên khi đó với một số nghiên cứu cụ thể như tại Kazakhstan (Geomorphology and Archaeology:

Landscape reconstruction in South - East Kazakhstan),…

Những nghiên cứu trên thế giới khẳng định rõ ràng hơn mối liên hệ giữa địa hình với vị trí định cư của con người, đồng thời đưa ra những gợi ý về mặt phương pháp để tiến hành nghiên cứu trong khu vực cụ thể trong khóa luận này.

1.3.2. Tại Việt Nam

Những nội dung nghiên cứu về vấn đề này được các nhà nghiên cứu về địa chất – địa mạo lẫn các nhà lịch sử - khảo cổ học đề cập đến trong những nghiên cứu, bài viết của mình.

Nguyễn Đức Tâm khi viết về “Lịch sử hình thành các vùng đồng bằng và

mối liên quan với khảo cổ học” đưa ra nhận định về việc dựa vào sự hình thành và

diện phân bố của các đồng bằng mà chúng ta có thể phát hiện được các di tích khảo cổ của các thời đại khác nhau.

Có thể nói vùng đồng bằng Bắc Bộ là cái nơi hình thành dân tộc Việt nên những nghiên cứu có liên quan cũng tập trung nhiều hơn ở khu vực này. Với tư

tưởng là tính cách, tập quán sản xuất, phong tục, v.v. được định hình dưới tác động của điều kiện địa lý, loạt bài viết của những nhà nghiên cứu lịch sử đã bao gồm những nội dung về địa chất địa mạo như ThS. Nguyễn Hoàng Hà với bài viết phân tích Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý và đặc trưng sản xuất của cư dân đồng bằng

sông Hồng; GS. Trần Quốc Vượng viết về Vị thế địa văn hóa – địa chính trị của Hà Nội trong bối cảnh vùng châu thổ sông Hồng và Việt Nam, Nguyễn Văn Tân với bài

viết Hà nội thưở khai thiên lập địa.

Nhiều bài viết đã xác lập mối quan hệ giữa môi trường sống của con người với quá trình định cư, sản xuất, phát triển đô thị của con người hay thông qua những dấu hiệu là các di tích lịch sử, khảo cổ đã phát hiện được như Hà Nội thời tiền – sơ

sử của Trình Năng Chung, Cư dân Hà Nội thưở sơ khai của Nguyễn Văn Tân.

Nội dung về mối quan hệ giữa địa hình với các di chỉ khảo cổ - lịch sử được làm sáng tỏ hơn ở mục sử dụng tài nguyên địa hình trong cuốn Hà Nội, địa chất, địa

mạo và tài nguyên liên quan của tác giả Vũ Văn Phái. Tác giả đã xem xét mối quan

hệ giữa địa hình với các di chỉ khảo cổ - lịch sử ở Hà Nội theo các vùng núi, đồi, đồng bằng. Sự phân bố các di chỉ được phân tích trong bối cảnh biến đổi mơi trường tự nhiên của vùng Hà Nội, đó là sự thay đổi về không gian ngập nước hay không ngập nước do ảnh hưởng của các chu kỳ biển tiến – biển thoái tác động đến vùng đất này.

Những vấn đề về biến động địa hình ảnh hưởng tới sự quần cư của con người được đề cập đến trong bài viết Đặc điểm địa mạo, hệ thống lịng sơng cổ khu vực

thủ đô và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển của kinh đô Thăng Long – Hà Nội

của GS.TS Đào Đình Bắc, PGS.TS Đặng Văn Bào. Nội dung bài viết nghiên cứu về địa hình, đặc biệt là lịng sơng cổ bởi xét thấy trong cách bố trí nơi cư trú và địa bàn hoạt động kinh tế của cư dân thì các dịng sơng với sự định vị tự nhiên và cách hoạt động bồi đắp, xâm thực của chúng dường như là tác nhân định hướng ban đầu. Các dịng sơng vùng với các hệ thống gờ cao ven lòng hay là đê thiên nhiên và đầm hồ kết thành giá đỡ cho đô thành, đồng thời là nơi bảo lưu những dấu vết xưa của thiên

nhiên và con người, điều này đã được minh chứng bởi sự phân bố của các di chỉ khảo cổ. Vì vậy, các tác giả xác định việc phục dựng cổ địa mạo của các con sông là một việc làm có ý nghĩa lịch sử và khảo cổ học quan trọng, cần được nghiên cứu sâu sắc thêm. Trong khi đó, bài báo Ứng dụng viễn thám – GIS kết hợp các dấu hiệu

địa mạo trong xác định các lịng sơng cổ khu vực phía Tây thành phố Hà Nội của

Nguyễn Hiệu, Đặng Văn Bào, Đặng Kinh Bắc cũng góp phần giải quyết vấn đề này. Trong việc sử dụng công nghệ viễn thám – GIS để nhận biết, phân tích các yếu tố hình thái địa hình trong việc xác định các lịng sơng cổ thì sự phân bố, sử dụng đất của người dân được coi như là những dấu hiệu địa mạo để nhận biết địa hình, cả trên ảnh lẫn ngoài thực địa. Các đê cát ven lịng là những nơi có địa hình nổi cao trên đồng bằng, có kết cấu nền móng vững chắc, ít chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt nên là những khu dân cư phân bố có quy luật và tồn tại lâu đời; dọc theo các khu dân cư thường xuất hiện các dải địa hình trũng thấp, dạng tuyến kéo dài có định hướng, là dấu vết cịn lại của lịng sơng cổ được người dân sử dụng để trồng lúa, sen..

Tác giả nước ngoài Nishimura Masanari đã có những nghiên cứu về đặc điểm định cư của con người ở vùng đồng bằng sông Hồng từ giai đoạn cuối thời tiền sử tới thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên thơng qua sự phân bố của các di tích lịch sử - khảo cổ [30].

Hình 9: Sự phân bố của các di chỉ khảo cổ thời đại kim khí ở vùng đồng bằng sơng Hồng [30]

Ngồi ra cịn có các nghiên cứu khoa học sinh viên cũng đã hướng tới nội dung này như Bước đầu nghiên cứu điều kiện địa lý phục vụ việc xác định vị trí bến

cảng cổ của người Việt (Lấy ví dụ cảng Domea, khu vực cửa sơng Thái Bình thế kỉ XVI-XVIII)(của Nguyễn Quang Anh, 2007) gần như là báo cáo khoa học đầu tiên có

định hướng nghiên cứu liên ngành giữa địa hình và đặc điểm xây dựng bến cảng cổ sau đó là các báo cáo khoa học Bước đầu nghiên cứu mối liên hệ giữa địa hình với

sự định cư của người Việt cổ ở khu vực phía bắc thành phố Hà Nội (Phạm Thị

Phương Nga, Đoàn Thu Phương, 2011); Phân tích biến động địa hình trong mối quan hệ với các di tích văn hóa – lịch sử và di chỉ khảo cổ khu vực phía Tây Hà Nội

(Phạm Thị Phương Nga, 2012). Tuy nhiên những nghiên cứu này mới chỉ đưa ra định hướng về mặt ý tưởng mà chưa xác lập được đặc điểm địa mạo chi tiết của vùng nghiên cứu.

Gần nhất là khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu địa mạo trong việc xác định vị

trí định cư của người Việt cổ khu vực Đan Phượng - Từ Liêm” của Phạm Thị

Phương Nga. Có thể nói đây là một nghiên cứu có hướng tiếp cận khá giống với luận văn, tuy nhiên ở đặc thù của từng khu vực có sự khác biệt và cách thức đi sâu giải quyết vấn đề của khóa luận tốt nghiệp sinh viên cũng chưa thể đầy đủ và thấu đáo.

1.3.3. Về khu vực nghiên cứu

Nếu như đặt ranh giới khu vực nghiên cứu là hai huyện Đông Anh và Mê Linh hay vùng đất nằm gọn giữa con sông Hồng và sơng Cà Lồ thì quả thật chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đầy đủ. Tuy nhiên những cơng trình nghiên cứu riêng lẻ về một phần của khu vực hay các cơng trình nghiên cứu về Hà Nội có đề cập đến khu vực này thì khá là đa dạng và phong phú.

Tiêu biểu và có giá trị tham khảo lớn nhất đối với luận văn đó chính là cuốn

“Địa chí Cổ Loa” của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc và PGS.TS Vũ Văn Quân làm

chủ biên. Đây là cơng trình kết hợp được rất nhiều chun gia hàng đầu trong các lĩnh vực từ lịch sử văn hóa đến địa lý – địa mạo hay khảo cổ học cùng nghiên cứu về khu vực Cổ Loa và phụ cận. Các tác giả của phần địa lý tự nhiên cũng đã lồng ghép và giải thích đặc điểm địa mạo với q trình xây thành Cổ Loa của An Dương Vương cũng như xây dựng bản đồ địa mạo và lịch sử phát triển địa hình khu vực rất chi tiết. Tuy nhiên thì đây chỉ là một khu vực trong tồn bộ giới hạn khu vực nghiên cứu của luận văn. Thêm nữa thì đây là một cuốn địa chí nên các phần viết tuy có liên kết với nhau nhưng vẫn chủ yếu là đi sâu vào nghiên cứu trên từng chủ đề và chuyên ngành cụ thể.

Về mặt lịch sử văn hóa thì cũng có những cơng trình như là: “Đơng Anh với

nghìn năm Thăng Long – Hà Nội” của UBND huyện Đông Anh. Về các di chỉ khảo

cổ học thì luận văn chủ yếu tham khảo ở cuốn “Khảo cổ học Việt Nam” của GS Hà Văn Tấn và “Lịch sử Thăng Long Hà Nội” của GS Phan Huy Lê.

Về mặt tự nhiên thì cũng tương tự như mặt lịch sử, văn hóa, khảo cổ, các cơng trình chỉ đề cập đến khu vực Mê Linh - Đông Anhtrong tổng thể nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, địa chất, địa mạo của Hà Nội. Tiêu biểu nhất là hai cuốn sách của PGS.TS Vũ Văn Phái chủ biên: Phần Địa chất, địa mạo, địa lý tự nhiên, địa lý cảnh quan, địa lý hành chính, địa lý kinh tế, hạ tầng cơ sở, dân cư, giao thông và quy hoạch đơ thị trong “Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long” và cuốn “Hà Nội, địa chất, địa mạo và tài nguyên liên quan”.

1.4. Các phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Cơ sở phương pháp luận

1.4.1.1. Quan điểm hệ thống

Các sự vật, hiện tượng không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà là một bộ phân của toàn thể chứa đựng vật thể ấy. Quan điểm hệ thống – cấu trúc yêu cầu cầu khi nghiên cứu phải xem xét các đối tượng một cách toàn diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận động và phát triển, trong những hồn cảnh điều kiện cụ thể để tìm ra bản chất và các quy luật vận động của đối tượng.

Với quan điểm này, bản thân địa hình là một hệ thống tự nhiên và cũng đươc xem là một trong những hợp phần của môi trường địa lý. Địa hình có khả năng tự điều chỉnh và đồng thời có quan hệ tương hỗ và quan hệ chi phối nhân – quả với những hợp phần khác của mơi trường. Khi nghiên cứu địa hình cần chú ý đến toàn bộ quan hệ qua lại phức tạp giữa địa hình với các quyển: thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, trong đó đặc biệt chú trọng đến con người. Con người vừa chịu tác động của môi trường và vừa có những tác động gây cải biến mơi trường theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Hệ thống tự nhiên – con người vì vậy ln cần được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ.

1.4.1.2. Quan điểm lịch sử

Bản chất của quan điểm này là gắn các sự vật hiện tượng với thời gian và khơng gian cụ thể. Địa hình là những sự vật có phát sinh, phát triển theo logic tiến

hóa và là kết quả của tác động tương hỗ và đồng thời lên bề mặt Trái Đất của các quá trình nội sinh và ngoại sinh. Đặc trưng của hai nhóm lực này thay đổi theo thời gian và tương quan mạnh yếu giữa chúng sẽ quyết định đến đặc trưng của địa hình. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử tiến hóa của địa hình cần xem xét đến điều kiện thành tạo cụ thể trong từng giai đoạn.

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu

1.4.2.1 Các phương pháp địa mạo

Gồm có các phương pháp nghiên cứu hình thái, trắc lượng hình thái, lịch sử hình thái… Phương pháp nghiên cứu quá trình nội, ngoại sinh thành tạo địa hình, đặc điểm của sự tương hỗ giữa các quá trình và vai trị của của từng q trình riêng biệt trong việc tạo nên các dạng địa hình ở bất kì giai đoạn nào. Với mục đích khơi phục lại địa hình trong từng giai đoạn phát triển, phương pháp giúp chỉ ra các dấu vết, đặc điểm nhận dạng trên địa hình, đối chiếu và so sánh các hình thái địa hình nhằm phục dựng chính xác q trình phát triển địa hình.

Phương pháp trắc lượng hình thái

Phương pháp này cho phép phân tích định lượng địa hình bề mặt địa hình, bao gồm cả việc nghiên cứu đặc điểm hình thái địa hình cũng như việc biểu hiện chúng trên bản đồ địa hình, trên ảnh viễn thám... Qua thực địa, ảnh viễn thám, bản đồ địa hình…, ta có thể nhận diện các đơn vị địa hình thơng qua việc xem xét các đặc trưng về hình thái địa hình, độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối, độ dốc, v.v...

Phương pháp kiến trúc – hình thái

Phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa địa hình và cấu trúc địa chất là nội dung của phương pháp này, dựa trên cơ sở là các dạng địa hình thường có liên quan với cấu trúc địa chất và các hoạt động tân kiến tạo do chúng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hoạt động của các quá trình ngoại sinh, ảnh hưởng lớn tới đường nét và cách sắp xếp các dạng địa hình. Nhờ phương pháp này chúng ta có thể giải thích một số xu hướng biến đổi địa hình liên quan tới hoạt động kiến tạo như vận động

Phương pháp nguồn gốc hình thái

Một số quá trình địa mạo có lịch sử hình thành và phát triển theo chu kỳ. Phương pháp này được ứng dụng để làm sáng tỏ các hiện tượng có tính chu kỳ đó, ví dụ như sự thành tạo và phá hủy các dạng địa hình qua hoạt động biến đổi lịng sơng.

Phương pháp địa mạo động lực

Được sử dụng để đánh giá về sự biến đổi địa hình, tìm ra những động lực và quá trình tác động lên địa hình trong mối liên hệ với điều kiện cấu trúc địa chất, vận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người việt cổ khu vực huyện mê linh đông anh thành phố hà nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)