Niên đại các di chỉ khảo cổ đã khai quật được trong thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người việt cổ khu vực huyện mê linh đông anh thành phố hà nội (Trang 73)

Để có một cái nhìn tổng qt về niên đại các di chỉ, có thể xem xét chúng trong mối quan hệ của các loại hình di vật thu được. Theo đó, trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện những di tích khảo cổ thuộc thời kỳ đồ đá, bao gồm văn hóa Sơn Vi ( thời kỳ đá cũ, niên đại từ 30.000 – 11.000 năm), văn hóa Hịa Bình ở giai

Hình 17. Bản đồ các di chỉ khảo cổ học Hà Nội trên nền bản đồ địa mạo Hà Nội mở rộng(Đào Đình Bắc, 2010)

đoạn muộn (thời kỳ đá giữa, niên đại khoảng 12.000 – 8.000 năm). Các nền văn hóa thuộc thời đại kim khí bắt đầu từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun chuyển tiếp từ thời kỳ đồ đồng đá, sơ kỳ đồ đồng đến hậu kỳ đồ đồng trong thời gian khoảng 4000 – 2500 năm cách ngày nay. Các nhà khảo cổ học gọi chung 3 giai đoạn văn hóa này là văn hóa Tiền Đơng Sơn trước khi bước sang nền văn hóa Đơng Sơn – là giai đoạn sơ kỳ đồ sắt với niên đại từ thế kỷ thứ 7 TCN đến vài thế kỷ SCN (khoảng 2700 – 2000 năm cách ngày nay).

3.1.2. Các di tích, di chỉ khảo cổ học khu vực Đơng Anh, Mê Linh

3.1.2.1. Di chỉ Đồng Vông (xã Cổ Loa)

Đồng Vơng nằm về phía đơng nam thành Cổ Loa. Di chỉ khảo cổ học Đồng Vông nằm trên doi đất cao ven sơng Hồng Giang. Diện tích tồn bộ khu di chỉ ước khoảng l0.000m2.

Quanh di chỉ Đồng Vơng cịn có một số di chỉ khảo cổ khác. Giáp với di chỉ này về phía tây nam là di chỉ Bãi Mèn và kho mũi tên đồng Cầu Vực. Di chỉ Đồng Vơng cách di chỉ Tiên Hội khoảng 1,5km về phía đơng bắc, cách di chỉ Đường Mây khoảng 1km và cách di chỉ Đình Tràng khoảng 4km về phía tây nam.

Hiện vật thu được trong 5 đợt khai quật di chỉ Đồng Vông rất phong phú gồm:

- Đồ đá : 1070 hiện vật, trong đó cơng cụ sản xuất: 845 tiêu bản (rìu, bơn,

đục, chì lưới, dọi xe chỉ, lưỡi bào, nạo...), đồ trang sức: 80 tiêu bản (vòng tay, khun tai, nhẫn, lõi vịng, các mảnh vịng có tiết diện hình chữ nhật, hình tam giác, hình chữ D, L), 2 mũi tên đá và 143 hiện vật đá khác (bàn dập, hòn ghè, hịn kê, rìu, bơn tứ giác đang chế tác dở, bàn mài).

- Đồ gốm : 420 hiện vật nguyên gồm các loại hình: bi, chì lưới, tượng gốm, chạc gốm, khuôn đúc, nắp vung và 64.940 mảnh vỡ các loại.

Trong tầng văn hóa cịn phát hiện được nhiều cục xỉ đồng, tuy nhiên hiện vật đồng chưa phát hiện được. Căn cứ vào đặc điểm tầng văn hố và diễn biến di vật, có thể xác định Đồng Vơng là di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên, có niên đại

từ 3700 - 4000 năm cách ngày nay. Di chỉ này có nhiều nét tương đồng với di chỉ Gị Bơng, Xóm Rền (Phú Thọ) [18].

3.1.2.2. Di chỉ Bãi Mèn (xã Cổ Loa)

Di chỉ Bãi Mèn nằm ở khu đất cao ven sơng Hồng Giang, cao hơn mặt ruộng từ 1m đến 1,50m, nằm về phía đơng nam thành Cổ Loa. Bãi Mèn cách di chỉ Tiên Hội 1,5km và giáp với di chỉ Đình Tràng về phía đơng bắc.

Số lượng hiện vật thu được qua 3 lần khai quật di chỉ Bãi Mèn gồm:

- Đồ đá gồm 326 hiện vật, trong đó cơng cụ sản xuất có 222 chiếc, chiếm

68,09% gồm rìu, bơn, đục, bàn dập, bàn mài, hịn kê, hịn ghè, chì lưới), đồ trang sức có 39 chiếc (vòng, khuyên tai, hạt chuỗi, lõi vòng), chiếm 12,00% và các hiện vật khác là 65 tiêu bản, chiếm 19,93%.

- Đồ đồng phát hiện được không nhiều: 38 hiện vật, chiếm 10,27%, trong đó cơng cụ sản xuất 7 chiếc (rìu, mũi nhọn đồng), rỉ đồng 17 cục, còn lại là tiền Ngũ Thù (6 đồng), mũi tên Cổ Loa (l chiếc) và 2 đoạn ngắn dây đồng hiện đại.

- Đồ gốm nguyên, đồ đất nung có 91 hiện vật, chiếm 19,73% và 9.627 mảnh gốm, trong đó có 3.899 mảnh gốm Cổ Loa. Gốm ở di chỉ Bãi Mèn phân bố tương đối ổn định. Lớp dưới phát hiện được gốm thô là chủ yếu. Lớp trên gốm Cổ Loa có số lượng áp đảo, gốm thơ giai đoạn muộn có số lượng khơng đáng kể.

Kết quả khai quật và nghiên cứu cho thấy Bãi Mèn là di chỉ cư trú, tầng văn hoá dày trên dưới 1m, chứa đựng dấu tích của 3 giai đoạn phát triển. Giai đoạn I tương ứng với lớp văn hoá dưới cùng - thuộc lớp cư trú của cư dân Phùng Nguyên muộn. Giai đoạn II tương đương với lớp văn hoá giữa - thuộc lớp cư trú của cư dân Đồng Đậu. Giai đoạn III tương đương với lớp văn hoá trên cùng - thuộc lớp cư trú của cư dân Đông Sơn muộn - và mộ táng Đông Sơn hay giai đoạn Cổ Loa[18].

Như vậy, di tích Bãi Mèn vơ cùng quan trọng trong hệ thống các di tích khảo cổ học khu vực Cổ Loa nói chung hay các di tích giai đoạn Tiền Đơng Sơn (Tiền Cổ Loa) nói riêng. Nghiên cứu di chỉ Bãi Mèn có thể cho một cái nhìn tồn diện về vùng đất Cổ Loa trước khi An Dương Vương chọn làm nơi xây thành, dựng đơ.

Đình Chiền là tên gọi một cánh đồng phía tây nam thơn Lỗ Khê, cách huyện lỵ Đông Anh khoảng 5km. Thôn Lỗ Khê xưa gọi là Lỗ Khê Trang. Đất Lỗ Khê có nhiều gị, đống, địa hình chia cắt giữa các khu cư dân bởi nhiều lạch nhỏ, tương truyền là dấu chân ngựa Dóng. Đây là một trong những ơ trũng của vùng châu thổ sông Hồng.

Di vật khảo cổ tìm thấy ở Đình Chiền rất ít, bao gồm các loại di vật đá và đồ gốm. Di vật đá Đình Chiền khơng có gì khác biệt so với cơng cụ đá của văn hóa Phùng Ngun[18].

Đồ gốm Đình Chiền (chất liệu, màu sắc, kỹ thuật chế tạo và loại hình) tương tự như gốm ở các di tích thuộc giai đoạn Phùng Nguyên muộn.

Hiện vật thu được trong 2 lần khai quật gồm:

- Đồ đá: 332 hiện vật (32 rìu bơn, 1 đục, 127 bàn mài, 18 mảnh vòng, 2 vuốt đá, 3 lõi vòng, 7 mảnh công cụ và 129 mảnh đá nguyên liệu...).

- Đồ gốm: 41 hiện vật (1 dọi xe chỉ, 18 bi gốm, 2 bình, 1 nồi, 2 bát, 2 bát

bồng, 18 mảnh chân giò...), 1.850 cục đất nung và 28.728 mảnh gốm các loại.

Trong các hố đất đen có hiện tượng gốm cháy, lẫn than tro và nhiều cục đất nung, hiện vật tìm thấy gồm cơng cụ đá, phế liệu công cụ, đồ trang sức đá, bi gốm, chạc gốm và nhiều gốm vụn. Một số hố đất đen khác tìm thấy những nồi vị lớn đặt nghiêng hoặc úp có thể phục nguyên. So sánh với lần khai quật đầu tiên và kết quả khai quật địa điểm Gị Hội, những người khai quật Đình Chiền lần thứ hai cho rằng có thể hố đất thẫm màu đào vào sinh thổ này là một loại mộ táng của văn hóa Phùng Ngun, cho phép khẳng định Đình Chiền là di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Phùng Nguyên.

3.1.2.4. Di chỉ Tiên Hội (xã Đông Hội)

Di chỉ khảo cổ học Tiên Hội thuộc Bãi Giếng nằm ở phía đơng bắc thơn Tiên Hội (Đơng Hội, Đơng Anh, Hà Nội). Tiên Hội là địa danh gắn liền với truyền thuyết An Dương Vương xây thành Cổ Loa, là nơi các tiên nữ hội tụ để gánh đất đắp thành[18].

Diện tích tồn bộ khu di chỉ Tiên Hội khoảng 1 vạn mét vuông, độ cao tuyệt đối từ 6m đến 8m.

Đối diện với di chỉ Tiên Hội qua đầm Mạch Tràng và cách Tiên Hội khoảng

1km là di chỉ Cầu Vực, Bãi Mèn, Đồng Vơng. Xa hơn, bên kia Hơàng Giang là tồ thành Cổ Loa. Xi Hồng Giang lên phía đơng bắc khoảng 1,5km là di chỉ Đường Mây, đối diện với Đường Mây qua Đầm Cả là di chỉ Xuân Kiều - một di chỉ có cùng niên đại với Tiên Hội, từ Đường Mây, theo Hoàng Giang khoảng 1km nữa là di chỉ Đình Tràng, cách Tiên Hội khoảng 4km.

Hai cuộc khai quật ở Tiên Hội đã thu được 227 hiện vật, trong đó:

- Đồ đá: 163 hiện vật, gồm 118 cơng cụ sản suất (rìu, bơn đá, mũi khoan, bàn mài, mảnh đá có vết gia cơng), 45 đồ trang sức (mảnh vịng, khun tai, hạt chuỗi hình ống).

- Đồ đồng gồm: 2 mảnh mũi tên, 1 cục đồng.

- Đồ gốm nguyên: 139 hiện vật gồm dọi xe chỉ, bi gốm, chạc gốm, nồi, cốc và 17.544 mảnh gốm vỡ, trong đó 8.776 mảnh có thể phân loại được.

Ngồi ra cịn tìm thấy một mảnh kẽm, và 2 mảnh sắt khơng rõ hình thù. Tiên Hội là di chỉ cư trú có l tầng văn hóa, thuộc vào nhóm các di tích chuyển tiếp thuộc giai đoạn muộn của Phùng Nguyên lên, có niên đại từ 3.300 - 3.500 năm cách ngày nay.

3.1.2.5. Di chỉ Xuân Kiều (xã Việt Hùng)

Di chỉ Xuân Kiều nằm trên khu đất cao giữa vòng thành Trung và thành Ngoại thuộc thôn Lương Quán (Việt Hùng, Đông Anh - Hà Nội), nơi giáp ranh ba xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng. Phía đơng nam Xn Kiều là Đầm Cả. Đối diện với Xuân Kiều qua Đầm Cả là di chỉ Đường Mây. Di chỉ Xuân Kiều bị vòng thành Ngoại đè lên[18].

Ở khu vực ngồi thành Ngoại, tầng văn hóa đất màu xám bạc, độ dày khơng đều, từ 5 - 30cm, trong lớp này tìm được một số đồ sành, sứ thời kỳ sau này. Ở dưới cùng có gốm thơ, cơng cụ và đồ trang sức bằng đá.

Ở khu vực giữa vòng thành Ngoại và vòng thành Trung (Vườn Đất) có cấu tạo:

- Lớp văn hóa thứ nhất đất màu xám nâu, độ dày trung bình từ 23cm - 27cm, chứa sành sứ thời kỳ sau này.

- Lớp văn hóa thứ hai, đất màu đen xám, dày 80cm-135cm, chứa gốm thô, công cụ đá. Dưới đáy hố khai quật ở Vườn Đất phát hiện một giếng cổ hình trịn, đường kính 58cm, khơng thấy miệng giếng, độ sâu còn lại là 4,72m. Đáy giếng chứa gạch, ngói của các thời kỳ sau này, vì vậy niên đại khơng thể sớm hơn niên đại lớp văn hóa thứ nhất.

Hiện vật sành sứ ở khu Vườn Đất, Vườn Chùa và Vườn Trình tương đối giống nhau. Cũng vậy, hiện vật đồng thau ở hai khu vực cũng không khác nhau lắm. Trong 333m2 của hai đợt khai quật, đã thu được bộ sưu tập phong phú và đa

dạng.

- Đồ đá gồm: 202 di vật, trong đó cơng cụ sản xuất 166 hiện vật (rìu, bơn,

đục, bào, bàn mài, chày, chì lưới), hiện vật vũ khí: 1 mũi lao, đồ trang sức 35 hiện vật (mảnh vòng, khuyên tai, nhẫn, mảnh trang sức khác...).

- Đồ đồng chỉ phát hiện được trong đợt khai quật thứ hai, gồm 4 hiện vật (1 mũi giáo và 3 mảnh đồng).

- Đồ gốm nguyên và đồ đất nung 181 hiện vật (bi gốm, dọi xe sợi, chạc gốm, quai gốm) và 15.965 mảnh gốm vỡ (không kể hơn 9.000 mảnh gốm vụn không phân 1oại). Ngồi ra cịn 117 cục đất nung.

Tầng văn hóa khu Vườn Đất khá dày, chứng tỏ nơi đây được người xưa cư trú trong một thời gian dài. Ở khu vực bên ngoài thành Ngoại, tầng văn hóa chủ yếu chứa gốm thời kỳ sau này, một vài di vật và mảnh gốm thô dưới đáy hố khai quật chứng tỏ rằng trước kia nơi này cũng có tầng văn hóa chứa di vật của một giai đoạn sớm hơn, sau đó khi đắp thành Ngoại, người ta lấy gần hết đất của tầng văn hóa để đắp, sau khi đắp xong, người đời sau mới tiếp tục cư trú ở đây.

Như vậy, Xuân Kiều là di chỉ cư trú của người thời đại đồng thau.Cũng như Tiên Hội, Xuân Kiều có nhiều yếu tố muộn hơn Đồng Vông hay Văn Điển, Triều Khúc (Hà Nội) và có nhiều nét giống với Lũng Hồ (xã Lũng Hoà), lớp dưới Đồng Đậu (thị trấn Minh Tân), thuộc nhóm di tích đầu giai đoạn Đồng Đậu, khi mới

chuyển từ giai đoạn Phùng Nguyên lên, có niên đại tương đương với Tiên Hội (khoảng 3.300 - 3.500 năm cách ngày nay).

3.1.2.6. Di chỉ Đình Tràng (xã Dục Tú)

Di chỉ Đình Tràng thuộc thơn Đình Tràng (Dục Tú, Đơng Anh, Hà Nội) nằm ở phía đơng Cổ Loa. Ở vị trí trung tâm châu thổ sơng Hồng nên Đình Tràng mang đầy đủ những nét đặc trưng của cảnh quan mơi trường nơi đây.

Di chỉ Đình Tràng nằm gọn trên khu đất cao, cạnh dịng Hồng Giang cổ, đoạn từ thôn Nhân Lý chảy qua thơn Đình Tràng tới thơn Thạc Quả, có diện tích ước chừng 15.000m2. Đình Tràng cách Đường Mây khoảng 1,5km, cách Đồng Vông, Bãi Mèn và Cầu Vực khoảng 2km; cách di chỉ Tiên Hội khoảng 4km về phía đơng bắc[18].

Di vật thu được qua bốn lần khai quật di chỉ Đình Tràng:

- Đồ đá: 708 hiện vật (rìu, bơn, đục, bàn mài, dọi xe chỉ, hịn ghè, chì lưới, nạo, khn đúc), chiếm 45,94%, đồ trang sức 108 hiện vật (vòng tay, khuyên tai, nhẫn, hạt chuỗi, lõi vòng).

- Đồ đồng thau: 245 hiện vật, chiếm 15,89%, sắt 2 hiện vật, chiếm 0,12%,

xương 4 hiện vật, chiếm 0,25%. Đặc biệt là hiện vật có ký hiệu 71ĐT:123 được làm từ một đoạn sừng hươu dài 3,8cm có lỗ khoan thơng 2 đầu, mặt cắt ngang hình trịn dẹt, giữa thân kht một lỗ hình chữ nhật, phía trên có 2 lỗ trịn nhỏ đối diện nhau qua khe hở chạy dọc thân. Đây có thể là đồ trang sức mặt người hoặc mặt thú).

- Đồ gốm nguyên và đồ đất nung: 582 hiện vật (bi, dọi xe chỉ, chì lưới, nồi, bát, chén, đĩa, lọ, bình, vị, tượng hình đầu người), chiếm 36,81% (trong đó có 441 mảnh chạc) và 68.744 mảnh gốm vỡ các loại.

Tóm 1ại, Đình Tràng là di chỉ cư trú - mộ táng, có thể nhận thấy diện mạo của bốn giai đoạn văn hóa nối tiếp nhau trong khung niên đại thời đại đồng thau Việt Nam: Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gị Mun - Đơng Sơn (loại hình Đường Cồ).

3.1.2.7. Di chỉ Đường Mây (xã Cổ Loa)

Di chỉ Đường Mây thuộc Xóm Vang, xã Cổ Loa. Di chỉ nằm giữa Đầm Cả (phía tây) và sơng Hồng Giang (phía đơng), cách di chỉ Đình Tràng 1,5km về phía

đơng nam, cách Bãi Mèn, Đồng Vông khoảng lkm về phía bắc và cách Tiên Hội 2,5km về phía đơng bắc. Bên kia Đầm Cả (phía bắc) là di chỉ Xuân Kiều. Di chỉ Đường Mây bị vòng thành Ngoại đắp đè lên[18].

Di vật qua 4 1ần khai quật di chỉ Đường Mây gồm:

- Đồ đá: 29 hiện vật (rìu, bơn, bàn dập, bàn mài, mảnh vịng trang sức, phác vật đá...), chiếm 27,l%.

- Đồ đồng thau: 58 hiện vật (đục, dao, nhíp, lưỡi câu, giáo, lao, mũi tên, tấm che ngực, vòng trang sức, nhẫn), chiếm 54,2%.

- Đồ sắt có 1l hiện vật (cuốc, dao, mai, mũi tên, hiện vật không xác định),

chiếm l0,28% (chưa kể 60 mảnh sắt gỉ và nhiều vụn sắt).

- Đồ gốm nguyên: 9 hiện vật, chiếm 8,41% và 5.064 mảnh vỡ các loại.

Ngoài ra trong hố khai quật lần thứ hai và thứ ba còn phát hiện được l mẩu chì và 8 đoạn dây chì, l răng thú và 26 mảnh xương răng động vật.

Với 364m2 thám sát, khai quật cho thấy Đường Mây là di chỉ cư trú có 1 tầng

văn hóa. Loại hình hiện vật đồ đá, đồ đồng, đồ sắt và gốm của di chỉ Đường Mây gần gũi với di chỉ Đường Cồ (Hà Tây), Chùa Thơng (Thanh Trì)... thuộc giai đoạn văn hóa Đơng Sơn muộn, có niên đại khoảng 2.200 - 2.500 năm cách ngày nay. Di tích này xưa hơn tường thành Cổ Loa. Tường thành Cổ Loa xưa hơn mộ gạch cổ.

3.1.2.8. Di tích Cầu Vực (xã Cổ Loa)

Phát hiện vào tháng 9 năm 1959, khi đào đất đắp đường Mèn từ Quốc lộ III qua Cổ Loa đến Xưởng phim Việt Nam.

Vị trí ở địa điểm cách Quốc lộ 3 khoảng 600m, bên cạnh gốc cây gạo (nay vẫn cịn), cách di tích thành Cổ Loa gần 200m, cách tâm đường đắp khoảng 6m, đào sâu khoảng 0,60m, anh chị em công nhân phát hiện một đống mũi tên đồng nằm trong một hố hình vng mỗi cạnh khoảng 1m, sâu khoảng 1,20m[18].

Những mũi tên đồng và các hiện vật thu nhặt được cân nặng 93kg, mỗi kg có chừng 97 mũi tên, tính ra số mũi tên thu được gần 1 vạn chiếc. Theo kích thước có 7 loại: loại dài nhất 11cm, loại ngắn nhất 6cm. Các mũi tên đều nhọn, sắc, đầu có 3 cạnh, cạnh lõm lịng máng. Ngồi những mũi tên nguyên vẹn, còn một số mảnh vụn

ước khoảng 0,001m3. Các mũi tên được sắp thành từng nhóm cùng hoặc ngược chiều nhau, ngăn cách bằng một lớp mỏng chưa xác định được chất gì. Lúc mới xuất lộ, mũi tên mềm, nhưng chưa mủn nát, đưa lên khỏi mặt đất một thời gian thì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người việt cổ khu vực huyện mê linh đông anh thành phố hà nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)