Biến động năng suất cây trồng Từ Sơn giai đoạn 2008 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp thị xã từ sơn, bắc ninh (Trang 60 - 77)

Xu hướng chuyển đổi cây trồng hàng năm đã thể hiện khá rõ nét: nhóm cây lương thực có hạt, cây có củ đã giảm mạnh và các nhóm sản phẩm có hàng hóa và hiệu quả cao về kinh tế (cây thực phẩm, công nghiệp hàng năm) đã tăng đáng kể. Có thể nói, diễn biến chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của vùng nghiên cứu đã thể hiện xu hướng tích cực, đáp ứng ngày càng cao u cầu nơng sản hàng hóa,

- 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 2008 2009 2010 2011 2012 Tấn Năm Rau các loại Lúa 2008 2009 2010 2011 2012 Lúa 51.0 53.7 53.3 56.2 55.0 Rau màu 185.1 191.8 210.8 222.7 218.0 Khoai lang 128 110 110 110 110 Lạc 24.6 25.9 26.2 28.8 24.0 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 Tạ/ha Năm Lúa Rau màu Khoai lang Lạc

3.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

3.5.1. Hiệu quả kinh tế

3.5.1.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế:

Việc đánh giá hiệu quả kinh tế các LHSDĐ nông nghiệp được thực hiện dựa vào các số liệu thu thập tại các phòng ban ở địa phương và kết quả điều tra về kinh tế xã hội và tình hình sản xuất nơng nghiệp của hộ nông dân với các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá chủ yếu sau:

+ Năng suất bình quân: Là mức năng suất thu được trong quá trình điều tra

đối với từng loại cây trồng cụ thể.

+ Tổng giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ sản phẩm thu được quy ra tiền

theo giá thị trường trên 1 ha đất canh tác.

GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá bán sản phẩm

+ Chi phí trung gian (CPTG): Là tồn bộ chi phí vật chất thường xuyên

(không kể khấu hao) và dịch vụ quy ra theo giá thị trường. Bao gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ làm đất, thủy lợi, thuốc BVTV, vận tải, khuyến nông, lãi vay ngân hàng, tiền thuê lao động ngoài.

+Giá trị gia tăng (GTGT): Là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi

sản xuất trên một đơn vị diện tích cho một cơng thức ln canh. GTGT = GTSX - CPTG

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất

bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất trên một đơn vị diện tích cho một cơng thức luân canh. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đảm bảo đời sống và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng của người sản xuất. Nó là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với nơng hộ trong điều kiện sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn lực của gia đình. Là thu nhập sau khi đã trừ các khoản chi phí trung gian, thuế hoặc tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, và chi phí th lao động ngồi:

TNHH = GTGT - A (khấu hao) - T (thuế)

Trong đó: A: Là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và các chi phí phân bổ.

T: Là thuế nông nghiệp.

+ Giá trị ngày công (GTNC): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất

trong một ngày lao động khi sản xuất trên một đơn vị diện tích cho một cơng thức ln canh.

+ Hiệu suất đồng vốn (HSĐV): Là tỷ suất giữa thu nhập hỗn hợp và chi phí

trung gian trên một đơn vị diện tích cho một cơng thức ln canh. HSĐV = TNHH / CPTG

Các chỉ tiêu kinh tế của các LHSDĐ chính là cơ sở để giải quyết sự tranh chấp của các loại cây trồng trên cùng một vùng đất. Để thuận lợi cho việc đánh giá và lựa chọn chính xác các loại hình sử dụng đất, các chỉ tiêu kinh tế được phân thành 3 cấp: Cao, trung bình và thấp.

Bảng 17. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế các LHSDĐ

STT Mức Ký hiệu GTSX (10 6 đ) CPTG (10 6 đ) GTTG (106 đ) TNHH (10 6 đ) HSĐV 1 Cao C > 120 > 45 > 100 > 90 > 2,3 2 Trung bình TB 80 - 120 35 - 45 60 - 100 50 - 90 1,4 - 2,3 3 Thấp T < 80 < 35 < 60 < 50 < 1,4

Ghi chú: (Giá cả vật tư, sản phẩm được tính theo giá thị trường vào thời điểm năm 2012).

3.5.1.2. Các loại hình sử dụng đất thị xã Từ Sơn

Kết quả điều tra nơng hộ cho thấy loại hình sử dụng đất của thị xã Từ Sơn thể hiện như sau:

*) Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa (chuyên lúa):

LHSDĐ 2 vụ lúa có diện tích lớn nhất trong đất sản xuất nông nghiệp của thị xã Từ Sơn. LHSDĐ này được trồng trên hầu hết các đơn vị đất đai, bao gồm các loại đất như: Nhóm đất phù sa, đất loang lổ chua và đất xám rất chua và trên các loại địa hình từ những nơi có địa hình cao đảm bảo được nước tưới cho đến các dạng địa hình vàn và thấp có khả năng tiêu thốt nước.

Công thức luân canh trong LHSDĐ chuyên lúa của thị xã Từ Sơn là “Lúa xuân - Lúa mùa” với diện tích khoảng 2.181ha, chiếm 77,97% diện tích đất SXNN.

*) Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa - 1 vụ màu:

Loại hình sử dụng đất này có diện tích khá lớn trong thị xã Từ Sơn với diện tích canh tác khoảng 370,72ha chiếm 13,25% diện tích đất SXNN. Có 5 cơng thức luân canh chủ yếu trong LHSDĐ 2 vụ lúa - 1 vụ màu là: 2 lúa - khoai lang, 2 lúa - khoai tây, 2 lúa - cà chua, 2 lúa - bí, 2 lúa - rau xanh, đang được áp dụng khá phổ biến trong thị xã. LHSDĐ 2 vụ lúa - 1 vụ màu ở Từ Sơn không được tập trung thành vùng lớn, mà phân bố rải rác ở những vùng có điều kiện đất đai thuận lợi như: địa hình bằng phẳng từ vàn đến vàn cao, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, có hệ

yếu trên các loại đất như: Đất phù sa chua, đất phù sa có tầng loang lổ, đất phù sa ít chua, đất loang lổ chua, đất xám rất chua.

Công thức luân canh chủ yếu trong LHSDĐ 2 vụ lúa -1 vụ màu tại thị xã gồm: + Lúa xuân - Lúa mùa - Rau xanh đông

+ Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua đông + Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh đơng + Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây đông + Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông.

*) Loại hình sử dụng đất 2 vụ màu - 1 vụ lúa

Loại hình sử dụng đất này có diện tích khơng nhiều trong diện tích đất canh tác hàng năm của thị xã. Diện tích loại hình này khoảng 116,73ha, chiếm 4,17% diện tích đất SXNN. Loại hình sử dụng đất này thường được áp dụng trên những diện tích đất có địa hình tương đối cao, điều kiện tưới khó khăn và khả năng giữ nước kém. Tập chung chủ yếu trên các loại đất như: Đất phù sa chua, đất phù sa có tầng loang lổ, đất phù sa ít chua và đất xám rất chua.

Có 2 cơng thức luân canh chủ yếu trong LHSDĐ 2 vụ màu - 1 vụ lúa, đó là: + Rau gia vị - Lúa mùa - Rau xanh đông

+ Lúa xuân - Lạc mùa - Rau xanh đơng.

*) Loại hình sử dụng đất chuyên rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày

- Loại hình 2 vụ màu: Loại hình sử dụng này có diện tích khơng nhiều trong

diện tích đất canh tác hàng năm của thị xã, với 1 công thức luân canh chủ yếu là Lạc xuân - Lạc mùa và chuyên trồng hoa. Loại hình này thường phân bố ở những địa hình cao, khả năng giữ nước và tưới khó khăn trong thời gian đất không bị ngập ở giai đoạn trước và sau mùa mưa lũ. Tập trung chủ yếu trên các loại đất như: đất phù sa chua, đất phù sa có tầng loang lổ, đất phù sa ít chua.

- Loại hình 3 vụ màu: Loại hình này có 2 cơng thức luân canh phổ biến là

Rau xanh xuân - Rau xanh mùa - Rau xanh đông và Lạc xuân - Rau xanh mùa - Khoai tây đông, phân bố trên các loại đất như đất phù sa có tầng biến đổi, đất phù sa chua, đất phù sa ít chua và đất xám rất chua trong thị xã, tại các nơi có địa hình vàn đến cao, khả năng tưới kém.

Bảng 18. Cơ cấu diện tích các LHSDĐ thị xã Từ Sơn

Đơn vị: ha

TT LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CHÍNH Hiện trạng %

1 Chuyên lúa nước 2.181 77,97

Lúa xuân - Lúa mùa 2.181 77,97

Lúa xuân - Lúa mùa - Rau xanh đông 136,97 4,90 Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua đông 37,29 1,33 Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh đơng 52,81 1,89 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây đông 64,81 2,32 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông 78,84 2,82

3 2 vụ màu - 1 vụ lúa 116,73 4,17

Rau gia vị - Lúa mùa - Rau xanh đông 68,12 2,44 Lúa xuân - Lạc mùa - Rau xanh đông 48,61 1,74

4 Chuyên rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày 128,94 4,61

Lạc xuân - Lạc mùa 24,9 0,89 Hoa - Cây cảnh 32,1 1,15 Dưa Kim cô nương - Hoa ly 2,4 0,09 Rau xanh xuân - Rau xanh mùa - Rau xanh đông 64,84 2,32 Lạc xuân - Rau xanh mùa - Khoai tây đông 4,7 0,17

Tổng diện tích canh tác 2.797,39 100

(Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn 2012)

3.5.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng sản xuất nông nghiệp

Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất SXNN trên địa bàn thị xã, dựa trên kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2009 - 2012 và kế hoạch thực hiện đến năm 2015, thực hiện phân tích tiềm năng đất đai, lao động, kinh tế, tập quán canh tác, hiện trạng sử dụng đất SXNN, loại đất, địa hình, TPCG, chế độ tưới tiêu, hiện trạng kiểu sử dụng đất SXNN. Đánh giá hiệu quả kinh tế, kết quả sản xuất nơng nghiệp và chi phí đầu tư được tính tốn dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại địa bàn thị xã Từ Sơn năm 2012 cho thấy: Chuyên hoa và chuyên rau là LHSDĐ cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong nhóm cây trồng hàng năm. Loại hình canh tác này rất có tiềm năng phát triển và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tất cả các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, khả năng tưới tiêu chủ động. Lợi nhuận mang lại do trồng hoa đạt trên 900 triệu đồng/ha/năm và rau đạt mức 90,6 đến 254,1 triệu đồng/ha/năm, gấp 3,5 đến 9,7 lần so với cây lúa [20].

a. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính

Loại cây và giống cây trồng có tác động rõ nét nhất đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất, vì vậy hiệu quả kinh tế của một số cây trồng và hiệu quả sử dụng đất chính tại các vùng nghiên cứu được tính tốn căn cứ vào các kết quả điều tra, khảo sát được tính tốn ở bảng 20.

Kết quả đánh giá cho thấy nhóm cây truyền thống như lúa, khoai lang, lạc cho hiệu quả kinh tế thấp, thể hiện ở kết quả sản xuất có GTGT dưới mức 50 triệu đồng/ha. Nhóm rau đông cho thu nhập mức trung bình từ 60 - 100 triệu đồng/ha

GTGT đạt gần 800 triệu đồng/ha/năm, cây cảnh và dưa Kim cô nương mang lại hiệu quả kinh tế khoảng 300 triệu đồng/ha.

Bảng 19. Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính điều tra năm 2012

Đơn vị: triệu đồng/ha

Loại cây trồng NS (tạ) GTSX CPTG (công) GTGT TNHH GTNC (1000đ) HSĐV 1. Lúa xuân 60,4 45,3 19,2 216 26,1 25,6 118,5 1,34 2. Lúa mùa 56 42,0 18,2 189 23,8 23,3 123,4 1,28 3. Lạc 31 49,6 22,4 297 27,2 26,7 89,9 1,19 4. Khoai lang 110 88,0 35,8 351 52,2 51,1 145,7 1,43 5. Khoai tây 127,3 152,8 46,3 351 106,6 104,3 297,2 2,25 6. Cà chua 346,3 207,8 57,5 405 150,3 147,3 363,7 2,56 7. Bắp cải 338,4 135,4 43,5 297 91,9 90,1 303,2 2,07 8. Su hào 217,6 108,8 42,6 297 66,2 64,9 218,4 1,52 9. Hoa ly (cành) 170.000 4.250,0 3.467,4 819 782,6 743,5 907,8 0,21 10. Dưa KCN 300 450,0 161,2 459 288,8 283,1 616,7 1,76

b, Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất:

Kết quả điều tra kinh tế nông hộ và tổng hợp, xử lý số liệu phiếu điều tra trên máy tính cho thấy các loại hình sử dụng đất của thị xã Từ Sơn đạt hiệu quả kinh tế ở mức tương đối cao (các loại hình chuyên màu và luân canh lúa màu thường cho hiệu quả cao). Các loại hình sử dụng đất khác nhau thì cho hiệu quả kinh tế khác nhau, thể hiện ở bảng 20.

*) Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa (chun lúa):

LHSDĐ 2 vụ lúa có diện tích lớn nhất trong đất sản xuất nơng nghiệp của thị xã Từ Sơn. LHSDĐ này được trồng trên hầu hết các đơn vị đất đai, bao gồm các loại đất như: Nhóm đất phù sa, đất loang lổ chua và đất xám rất chua và trên các loại địa hình từ những nơi có địa hình cao đảm bảo được nước tưới cho đến các dạng địa hình vàn và thấp có khả năng tiêu thốt nước.

Trong điều kiện hạn chế về diện tích đất canh tác, để đảm bảo được nhu cầu lương thực thì việc duy trì và ổn định diện tích trồng LHSDĐ 2 vụ lúa ở đây là điều cần thiết. Đây cũng là lý do LHSDĐ 2 vụ lúa chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với các LHSDĐ khác trong thị xã. Hiệu quả kinh tế và chi phí vật chất cũng như cơng lao động của loại hình này đạt ở mức thấp, GTSX đạt trung bình khoảng 87 triệu đồng/ha, TNHH đạt 49 triệu đồng/ha, HSĐV là 1,31 lần đạt ở mức thấp; trong đó CPTG đạt ở mức trung bình là 37,4 triệu đồng/ha.

Nhìn chung, u cầu chi phí vật chất sản xuất của loại hình 2 vụ lúa là khơng q cao và ít khi bị thất thu hồn tồn khi có những biến động về điều kiện thời tiết. Đây cũng là lý do mà những nơng hộ ít có khả năng đầu tư về sản xuất dễ dàng chấp nhận, tuy thu nhập khơng cao nhưng ít rủi ro, đồng thời đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực cho tiêu dùng và chăn ni cho gia đình. Giá cả sản phẩm của loại hình này ít có biến động, việc tiêu thụ và bảo quản cũng dễ dàng.

*) Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa - 1 vụ màu:

Loại hình sử dụng đất này có diện tích khá lớn trong thị xã Từ Sơn. Có 5 cơng thức ln canh chủ yếu trong LHSDĐ 2 vụ lúa - 1 vụ màu đang được áp dụng khá phổ biến trong thị xã. LHSDĐ 2 vụ lúa - 1 vụ màu ở Từ Sơn không được tập trung thành vùng lớn, mà phân bố rải rác ở những vùng có điều kiện đất đai thuận lợi như địa hình bằng phẳng từ vàn đến vàn cao, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, có hệ thống tưới tiêu nước chủ động và thuận tiện cho chăm sóc, bảo vệ. Tập trung chủ yếu trên các loại đất phù sa chua, đất phù sa có tầng loang lổ, đất phù sa ít chua, đất loang lổ chua, đất xám rất chua.

Kết quả đánh giá về hiệu quả kinh tế của LHSDĐ 2 vụ lúa - 1 vụ màu (bảng 20) cho thấy hiệu quả kinh tế của loại hình này đạt ở mức cao, thay đổi tùy thuộc vào các công thức luân canh cây trồng áp dụng. Trong đó cho hiệu quả kinh tế cao nhất ở các công thức luân canh 2 lúa - rau vụ đơng (cà chua, bí, khoai tây…), thu nhập thường cao gấp 1,5 - 2 lần so với các công thức luân canh khác trong LHSDĐ này, với tổng thu nhập thường đạt trên 100 triệu đồng/ha. Ngồi ra, các cơng thức luân canh khác cũng cho tổng thu nhập từ trung bình đến cao, dao động 80 - 100 triệu đồng/ha.

Nhìn chung, các công thức luân canh trong LHSDĐ 2 vụ lúa - 1 vụ màu đều có các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế đạt ở mức trung bình đến cao. Loại hình sử dụng này cho GTSX dao động 150 - 300 triệu đồng/ha; TNHH đạt 80 - 200 triệu đồng/ha; HSĐV dao động 1,37 - 2,85 lần. Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa - 1 vụ màu được xác định là phù hợp với điều kiện đất đai và đáp ứng được với yêu cầu phát triển KT - XH của Từ Sơn bởi vì nó vừa đáp ứng được các yêu cầu về lương thực, thực phẩm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp thị xã từ sơn, bắc ninh (Trang 60 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)