Đơn vị: triệu đồng/ha
Loại cây trồng NS (tạ) GTSX CPTG LĐ (công) GTGT TNHH GTNC (1000đ) HSĐV 1. Lúa xuân 60,4 45,3 19,2 216 26,1 25,6 118,5 1,34 2. Lúa mùa 56 42,0 18,2 189 23,8 23,3 123,4 1,28 3. Lạc 31 49,6 22,4 297 27,2 26,7 89,9 1,19 4. Khoai lang 110 88,0 35,8 351 52,2 51,1 145,7 1,43 5. Khoai tây 127,3 152,8 46,3 351 106,6 104,3 297,2 2,25 6. Cà chua 346,3 207,8 57,5 405 150,3 147,3 363,7 2,56 7. Bắp cải 338,4 135,4 43,5 297 91,9 90,1 303,2 2,07 8. Su hào 217,6 108,8 42,6 297 66,2 64,9 218,4 1,52 9. Hoa ly (cành) 170.000 4.250,0 3.467,4 819 782,6 743,5 907,8 0,21 10. Dưa KCN 300 450,0 161,2 459 288,8 283,1 616,7 1,76
b, Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất:
Kết quả điều tra kinh tế nông hộ và tổng hợp, xử lý số liệu phiếu điều tra trên máy tính cho thấy các loại hình sử dụng đất của thị xã Từ Sơn đạt hiệu quả kinh tế ở mức tương đối cao (các loại hình chuyên màu và luân canh lúa màu thường cho hiệu quả cao). Các loại hình sử dụng đất khác nhau thì cho hiệu quả kinh tế khác nhau, thể hiện ở bảng 20.
*) Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa (chuyên lúa):
LHSDĐ 2 vụ lúa có diện tích lớn nhất trong đất sản xuất nơng nghiệp của thị xã Từ Sơn. LHSDĐ này được trồng trên hầu hết các đơn vị đất đai, bao gồm các loại đất như: Nhóm đất phù sa, đất loang lổ chua và đất xám rất chua và trên các loại địa hình từ những nơi có địa hình cao đảm bảo được nước tưới cho đến các dạng địa hình vàn và thấp có khả năng tiêu thốt nước.
Trong điều kiện hạn chế về diện tích đất canh tác, để đảm bảo được nhu cầu lương thực thì việc duy trì và ổn định diện tích trồng LHSDĐ 2 vụ lúa ở đây là điều cần thiết. Đây cũng là lý do LHSDĐ 2 vụ lúa chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với các LHSDĐ khác trong thị xã. Hiệu quả kinh tế và chi phí vật chất cũng như cơng lao động của loại hình này đạt ở mức thấp, GTSX đạt trung bình khoảng 87 triệu đồng/ha, TNHH đạt 49 triệu đồng/ha, HSĐV là 1,31 lần đạt ở mức thấp; trong đó CPTG đạt ở mức trung bình là 37,4 triệu đồng/ha.
Nhìn chung, yêu cầu chi phí vật chất sản xuất của loại hình 2 vụ lúa là khơng q cao và ít khi bị thất thu hồn tồn khi có những biến động về điều kiện thời tiết. Đây cũng là lý do mà những nơng hộ ít có khả năng đầu tư về sản xuất dễ dàng chấp nhận, tuy thu nhập khơng cao nhưng ít rủi ro, đồng thời đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực cho tiêu dùng và chăn ni cho gia đình. Giá cả sản phẩm của loại hình này ít có biến động, việc tiêu thụ và bảo quản cũng dễ dàng.
*) Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa - 1 vụ màu:
Loại hình sử dụng đất này có diện tích khá lớn trong thị xã Từ Sơn. Có 5 cơng thức ln canh chủ yếu trong LHSDĐ 2 vụ lúa - 1 vụ màu đang được áp dụng khá phổ biến trong thị xã. LHSDĐ 2 vụ lúa - 1 vụ màu ở Từ Sơn không được tập trung thành vùng lớn, mà phân bố rải rác ở những vùng có điều kiện đất đai thuận lợi như địa hình bằng phẳng từ vàn đến vàn cao, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, có hệ thống tưới tiêu nước chủ động và thuận tiện cho chăm sóc, bảo vệ. Tập trung chủ yếu trên các loại đất phù sa chua, đất phù sa có tầng loang lổ, đất phù sa ít chua, đất loang lổ chua, đất xám rất chua.
Kết quả đánh giá về hiệu quả kinh tế của LHSDĐ 2 vụ lúa - 1 vụ màu (bảng 20) cho thấy hiệu quả kinh tế của loại hình này đạt ở mức cao, thay đổi tùy thuộc vào các công thức luân canh cây trồng áp dụng. Trong đó cho hiệu quả kinh tế cao nhất ở các công thức luân canh 2 lúa - rau vụ đơng (cà chua, bí, khoai tây…), thu nhập thường cao gấp 1,5 - 2 lần so với các công thức luân canh khác trong LHSDĐ này, với tổng thu nhập thường đạt trên 100 triệu đồng/ha. Ngồi ra, các cơng thức luân canh khác cũng cho tổng thu nhập từ trung bình đến cao, dao động 80 - 100 triệu đồng/ha.
Nhìn chung, các cơng thức ln canh trong LHSDĐ 2 vụ lúa - 1 vụ màu đều có các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế đạt ở mức trung bình đến cao. Loại hình sử dụng này cho GTSX dao động 150 - 300 triệu đồng/ha; TNHH đạt 80 - 200 triệu đồng/ha; HSĐV dao động 1,37 - 2,85 lần. Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa - 1 vụ màu được xác định là phù hợp với điều kiện đất đai và đáp ứng được với yêu cầu phát triển KT - XH của Từ Sơn bởi vì nó vừa đáp ứng được các yêu cầu về lương thực, thực phẩm, tăng thu nhập và vừa giải quyết được vấn đề lao động dư thừa trong các nông hộ.
*) Loại hình sử dụng đất 2 vụ màu - 1 vụ lúa
Loại hình sử dụng đất này có diện tích khơng nhiều trong diện tích đất canh tác hàng năm của thị xã và thường được áp dụng trên những diện tích đất có địa
hình tương đối cao, điều kiện tưới khó khăn và khả năng giữ nước kém. Tập trung chủ yếu trên các loại đất như: Đất phù sa chua, đất phù sa có tầng loang lổ, đất phù sa ít chua và đất xám rất chua.
Đánh giá về hiệu quả kinh tế của LHSDĐ 2 vụ màu - 1 vụ lúa (bảng 20) cho thấy loại hình này có hiệu quả kinh tế cao. Hầu hết các chỉ tiêu như GTSX (156,9 - 212,8 triệu đồng), TNHH (84,3 - 120,2 triệu đồng) đạt ở mức trung bình đến cao. HSĐV đạt ở mức trung bình 1,4 - 1,54 lần.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất cần thiết phải đảm bảo thủy lợi và thâm canh phân bón cho loại hình này để vừa nâng cao hiệu quả sử dụng và từng bước cải thiện được độ phì của đất thơng qua các giải pháp như bón phân hợp lý, luân canh với các cây họ đậu,...
*) Loại hình sử dụng đất chun rau màu, cây cơng nghiệp ngắn ngày
- Loại hình 2 vụ rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày: LHSDĐ này có diện
tích khơng nhiều trong diện tích đất canh tác hàng năm của thị xã. Loại hình này thường phân bố ở những địa hình cao, khả năng giữ nước và tưới khó khăn. Tập trung chủ yếu trên các loại đất như: Đất phù sa chua, đất phù sa có tầng loang lổ, đất phù sa ít chua. Bảng 20 cho thấy hiệu quả sử dụng của loại hình này khơng cao. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế đạt ở mức trung bình.
- Loại hình 3 vụ rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày: Loại hình này có 2 cơng thức luân canh phổ biến là Rau xanh xuân - Rau xanh mùa - Rau xanh đông, Lạc xuân - Rau xanh mùa - Khoai tây đông, Dưa Kim cô nương - Hoa ly và Hoa - Cây cảnh phân bố trên các loại đất như đất phù sa có tầng biến đổi, đất phù sa chua, đất phù sa ít chua và đất xám rất chua trong huyện, tại các nơi có địa hình vàn đến cao, khả năng tưới kém. Hiệu quả kinh tế LHSD này đạt được rất cao, thường cho GTSX trên 150 triệu đồng/ha. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế đạt mức cao, nhưng chỉ tiêu CPTG lại ở mức thấp do phải đầu tư chi phí vật chất khá cao. Nhìn chung, loại hình sử dụng đất này thường có hiệu quả kinh tế rất cao nhưng thường không ổn định.
Nhận xét:
Đồng thời với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hiệu quả sử dụng đất cũng đã được nâng lên đáng kể nhờ gia tăng đầu tư theo hướng thâm canh, áp dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất không ngừng được cải thiện (thủy lợi, điện). Các yếu tố thuận lợi nêu trên đã góp phần tích cực cho việc mở rộng diện tích các loại cây trồng có hiệu quả
nhưng đòi hỏi đầu tư thâm canh cao như hoa, rau - thực phẩm cao cấp… Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác sau phát triển kinh tế được tăng lên. Giá trị sản xuất nông nghiệp trồng trọt (theo giá cố định năm 2010), năm 2008 là 171.256 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên 179.850 triệu đồng, tăng bình quân 0,98%.
Các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp ở thị xã Từ Sơn khá phong phú và đa dạng. Cơ cấu cây trồng và các LHSDĐ bước đầu đã có những bước chuyển biến rõ rệt trong thời kỳ đổi mới và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Song nhìn chung sản xuất nơng nghiệp cịn mang tính sản xuất theo kiểu truyền thống. Tỷ lệ diện tích sản xuất chuyên lúa còn cao so với các cây rau màu thực phẩm và cây cơng nghiệp ngắn ngày. Các cây trồng có giá trị chưa phát huy hết được thế mạnh về tiềm năng đất đai và điều kiện sinh thái đa dạng của vùng chuyển tiếp.
Bảng 20. Hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất chính của Từ Sơn
Đơn vị: triệu đồng
Loại cây trồng chính GTSX CPTG GTGT TNHH LĐ (công)
HS ĐV
1. Lúa xuân-Lúa mùa 87,3 37,4 49,9 48,9 405 1,31 2. Lúa xuân-Lúa mùa-Rau xanh đông 149,3 54,4 94,9 80,9 725 1,49 3. Lúa xuân-Lúa mùa-Cà chua đông 295,1 94,9 200,2 196,2 810 2,07 4. Lúa xuân-Lúa mùa-Bí các loại 177,3 42,4 134,9 120,9 715 2,85 5. Lúa xuân-Lúa mùa-Khoai tây đông 240,1 83,7 156,4 153,3 756 1,83 6. Lúa xuân-Lúa mùa-Khoai lang đông 175,3 73,2 102,1 100,1 756 1,37 7. Cây gia vị-Lúa mùa-Rau xanh đông 212,8 77,8 135,0 120,2 789 1,54 8. Lúa xuân-Lạc mùa-Rau xanh đông 156,9 60,1 96,7 84,3 833 1,40 9. Lạc xuân-Lạc mùa 99,2 44,7 54,5 53,4 594 1,19 10. Hoa-Cây cảnh 820,0 290,0 530,0 503,5 991 1,74 11. Dưa Kim cô nương -Hoa ly 4.700,0 3.628,5 1.071,5 1.026,6 1.278 0,28 12. Rau xanh xuân-Rau xanh mùa-Rau
xanh đông 186,0 51,0 135,0 96,0 960 1,88 13. Lạc xuân-Rau xanh mùa- Khoai
tây đông 256,8 78,1 178,7 163,0 968 2,09
3.5.2. Hiệu quả xã hội trong sản xuất nông nghiệp
Giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội lớn, đang được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển nhưng chưa sử dụng hết toàn bộ lao động dư thừa trong nơng thơn thì phát triển nơng nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho người nông dân.
Xem xét loại hình sử dụng đất trên cơ sở đánh giá hiệu quả về mặt xã hội sẽ cho phép tìm ra những ưu điểm cũng như những bất cập trong việc giải quyết việc làm cho lao động nơng nghiệp, để từ đó có hướng điều chỉnh hoặc nhân rộng loại hình sử dụng đất. Góp phần củng cố an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên, cũng như việc giải quyết mối quan hệ cung cầu trong đời sống nhân dân, làm thay đổi một cách cơ bản tập quán canh tác, tạo thói quen áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.
Theo kết quả điều tra, nguồn lao động của hộ nông nghiệp chủ yếu từ nguồn lao động của gia đình. Tuy nhiên, với những hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp có diện tích lớn thì việc sử dụng lao động gia đình khơng thể đáp ứng được nhất là thời điểm có nhu cầu lao động cao. Mặt khác, sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ cao nên rất cần lao động trong thời điểm gieo trồng và thu hoạch. Do đó thường vào mùa vụ số lượng lao động cần cho hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất lớn.
Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thông qua các LHSDĐ, cho thấy mức độ đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế bình qn trên cơng lao động của mỗi LHSDĐ trên toàn thị xã cho thấy:
- Loại hình trồng lúa nước là phương thức canh tác truyền thống, phù hợp với tập quán canh tác lâu đời của nhân dân, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu tại chỗ và nội vùng, phù hợp với quan điểm ổn định sản xuất lương thực của nhà nước. Lúa 2 vụ cũng u cầu nhiều lao động (hơn 400 cơng/ha), góp phần giải quyết được việc làm cho nơng dân, mức độ thu hút sức lao động nhìn chung đều cao hơn các loại hình sử dụng đất khác. Tuy nhiên, việc đầu tư công lao động trong loại hình sử dụng đất này khơng thường xun, vẫn mang tính thời vụ, chỉ tập trung chủ yếu vào một số thời gian như làm đất, gieo sạ, làm cỏ và thu hoạch còn lại là thời gian nhàn rỗi. Trong thực tế, sản xuất lúa trên địa bàn thị xã với năng suất tương đối nhưng chưa mang tính hàng hóa, chủ yếu là giải quyết nhu cầu lao động và đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Có thể nói LHSDĐ này có hiệu quả xã hội khơng cao.
- Loại hình luân canh lúa - màu với một cơ cấu cây trồng được luân canh, đa canh là phù hợp với xu thế phát triển nơng nghiệp hiện nay ở Từ Sơn nói chung nhằm tăng sản phẩm hàng hóa và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và giúp nâng cao đời sống của người dân. Loại hình này sử dụng nhiều lao động (500 - 700 cơng/ha) trong sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Vì vậy, có thể nói loại hình sử dụng này có tính bền vững về mặt xã hội.
- Loại hình chun màu và trồng hoa - cây cơng nghiệp ngắn ngày với các loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, khá phù hợp với điều kiện đất đai và thời tiết của thị xã nên được người dân chú trọng đầu tư. Sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu tại chỗ và nội vùng với yêu cầu lao động 700 - 800 công/ha/năm sẽ thu hút được nhiều lao động, đặc biệt lao động nông nhàn khi chuyển vụ. Tuy nhiên, do loại hình sản xuất rau, hoa, cây cảnh là loại hình mới áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất tạo điều kiện cho lao động nâng cao trình độ và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, loại hình sản xuất này lại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, nhưng chi phí đầu tư lại lớn nên rủi ro cao. Vậy đây là loại hình có hiệu quả kinh tế và xã hội cao nhưng tính bền vững khơng cao.
3.5.3. Hiệu quả môi trường
Trong quá trình sử dụng đất SXNN đã làm ảnh hưởng rất lớn đến mơi trường do đó để cho q trình sản xuất hợp lý, bền vững ngồi vấn đề về KT - XH, chúng ta phải xem xét đến vấn đề mơi trường. Một loại hình sử dụng đất được gọi là hợp lý và bền vững về mặt mơi trường khi các hoạt động trong loại hình sử dụng đất đó khơng có ảnh hưởng xấu đến mơi trường và có khả năng cải thiện đất đai. Đánh giá tính bền vững về mặt môi trường là một việc làm quan trọng, qua đó giúp cho ta biết được phương thức canh tác hợp lý, vấn đề sử dụng đất cịn bất cập. Và từ đó ta có thể hạn chế mức tối thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của loại hình sử dụng đất đó gây ra cho mơi trường xung quanh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, canh tác lúa nước đòi hỏi phải xây dựng đồng ruộng và như vậy tự bản thân nó đã làm hạn chế xói mịn đất, q trình canh tác lúa nhiều năm, đất hình thành tầng đế cày đã hạn chế sự rửa trôi các chất dinh dưỡng