Hiện trạng sử dụng đất thị xã Từ Sơn năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp thị xã từ sơn, bắc ninh (Trang 43)

Bảng 9. Thống kê diện tích đất SXNN theo đơn vị hành chính Đơn vị: ha Đơn vị: ha STT Đơn vị hành chính Diện tích đất SXNN Đất trồng cây HN Đất trồng cây lâu năm

Tổng 2.797,39 2.765,13 32,26 1 Phường Đông Ngàn 22,38 22,38 2 Xã Tam Sơn 557,23 556,2 1,03 3 Xã Hương Mạc 333,39 333,39 4 Xã Tương Giang 334,75 333,95 0,8 5 Xã Phù Khê 186,82 184,72 2,1 6 Phường Đồng Kỵ 193,38 193,38 7 Phường Trang Hạ 61,23 61,12 0,11 8 Phường Đồng Nguyên 314,66 313,05 1,61

9 Phường Châu Khê 231,54 231,54

10 Phường Tân Hồng 162,1 162,1

11 Phường Đình Bảng 320,1 293,49 26,61

12 Xã Phù Chuẩn 79,81 79,81

(Nguồn: Niên giám Thống kê thị xã Từ Sơn 2013)

Nhìn chung, hiện trạng sử dụng đất của thị xã Từ Sơn tương đối hợp lý và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Hiện nay diện tích đất nơng nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao (chiếm 49,06% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã) trong cơ cấu sử dụng đất, tỷ lệ đất cho các mục đích phát triển hạ tầng cịn thấp (chiếm 20,82% tổng diện tích đất tự nhiên tồn thị xã), để tiến tới cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc tăng đất phát triển hạ tầng sẽ là tất yếu. Song cần có quy hoạch và kế hoạch cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa sang đất công nghiệp, dịch vụ và phát triển hạ tầng.

Bảng 10. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất của Từ Sơn năm 2012

Đơn vị: ha

TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT 2012 Cơ cấu (%)

Tổng diện tích Tự nhiên 6.133,23 100

1 Đất nông nghiệp NNP 3.009,21 49,06

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.103,20 50,60

3 Đất chưa sử dụng CSD 20,82 0,34

(Nguồn: Niên giám Thống kê thị xã Từ Sơn 2013)

3.3.2. Phân loại tài nguyên đất theo FAO

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/10.000 của thị xã Từ Sơn với các cấp phân vị thấp nhất từ vị trí của 18 phẫu diện chính có lấy mẫu phân tích,

các loại đất và diện tích từng loại đất theo đơn vị hành chính cấp xã được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 11. Các Nhóm đất chính và Đơn vị đất của thị xã Từ Sơn

TT TÊN NHĨM ĐẤT CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ ĐẤT Ký hiệu Diện tích, (ha) Tỷ lệ, (%) DTĐT DTTN I ĐẤT PHÙ SA FL 2.579,29 92,14 42,05 1 Đất phù sa glây FLgl 559,48 19,99 9,12

Đất phù sa glây, chua FLgl.dy 559,48 19,99 9,12

2 Đất phù sa có tầng biến đổi FLcm 217,36 7,77 3,54

Đất phù sa có tầng biến đổi, chua FLcm.dy 217,36 7,77 3,54

3 Đất phù sa chua FLdy 1.549,05 55,34 25,26

Đất phù sa chua, có tầng loang lổ sâu FLdy.pt2 142,39 5,09 2,32

Đất phù sa chua, glây FLdy.gl 608,39 21,73 9,92

Đất phù sa chua, cơ giới trung bình FLdy.sl 798,27 28,52 13,02

4 Đất phù sa ít chua FLeu 253,40 9,05 4,13

Đất phù sa ít chua, cơ giới trung bình FLeu.sl 253,40 9,05 4,13

II ĐẤT LOANG LỔ PT 136,97 4,89 2,23

5 Đất loang lổ chua PTdy 136,97 4,89 2,23

Đất loang lổ chua, nghèo bazơ PTdy.vt 136,97 4,89 2,23

III ĐẤT XÁM AC 82,93 2,96 1,35

6 Đất xám rất chua ACdyh 82,93 2,96 1,35

6.1 Đất xám rất chua, cơ giới nhẹ ACdyh.ar 82,93 2,96 1,35

Diện tích điều tra: 2.799,19 100 45,46

Diện tích đất khơng điều tra: 3.334,04

Tổng diện tích tự nhiên: 6.133,23

(Nguồn: Viện Thổ Nhưỡng Nơng hóa, 2012) 3.3.2.1. Đất phù sa (Fluvisols - FL)

- Nhóm đất phù sa có diện tích khoảng 2.579,29 ha; chiếm 42,05 % tổng diện

tích đất tự nhiên (DTTN) và 92,14 % diện tích điều tra (DTĐT) toàn thị xã, phân bố hầu hết ở các xã trong thị xã.

Ở Từ Sơn, nhóm đất phù sa được hình thành trên trầm tích của sơng Đuống và một con sông nhỏ khác là sông Ngũ Huyện Khê chảy qua xã Hương Mạc, Phù Khê, Đồng Quang, Tam Sơn và Châu Khê của thị xã Từ Sơn, có chiều dài 15 km. Nhóm đất phù sa cũng thường chua và nghèo kiềm, thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ. Một số diện tích đất phù sa hình thành ở những địa hình thấp trũng, thốt nước khó hoặc do chế độ canh tác lúa nước đã bắt đầu xuất hiện tầng glây. Theo tiêu chuẩn phân loại của FAO-UNESCO-WRB, các loại đất được hình thành trên trầm

tích của các con suối trên địa bàn thị xã đều được xếp vào nhóm đất phù sa (Fluvisols) nếu đất thể hiện rõ các đặc tính xếp lớp của trầm tích phù sa, thỏa mãn

các yêu cầu của vật liệu phù sa (Fluvic materials, tức là có hàm lượng cacbon hữu cơ (OC) tổng số thay đổi bất quy luật hoặc hàm lượng các bon hữu cơ > 0,2% ở độ sâu từ bề mặt đến 125 cm. Hình thái phẫu diện của đất phù sa đặc trưng kiểu A(B)C. Trong đó tầng B nếu có, chủ yếu là tầng biến đổi về màu sắc hoặc cấu trúc, được tạo ra do q trình thốt thủy, do sự lên xuống của nước ngầm hoặc do một số tác nhân khác dẫn đến sự biến đổi về mức độ bão hịa nước trong đất, về trạng thái oxy hóa - khử và biến đổi trạng thái vật chất của trầm tích ban đầu.

Căn cứ vào tầng chẩn đốn và đặc tính chẩn đốn, đối chiếu với các quy định và định nghĩa của FAO-UNESCO-WRB, Nhóm đất phù sa của thị xã Từ Sơn được chia thành 4 Đơn vị đất gồm:

+ Đất phù sa glây (Gleyic Fluvisols): Là loại đất phù sa hình thành ở địa hình thấp trũng thường ngập nước vào mùa mưa, hoặc do chế độ canh tác lúa nước xuất hiện tầng glây. Đất phù sa glây có diện tích khoảng 559,48 ha; chiếm gần 9,12% DTTN và 19,99% DTĐT, phân bố ở hầu hết các xã, phường trong thị xã ngoại trừ các phường Tân Hồng, phường Đồng Nguyên và phường Đông Ngàn. Căn cứ vào các đặc tính như Anthraqui-, Dystri-, Endocambi-,... chia Đơn vị đất này thành 1

Đơn vị đất phụ.

+ Đất phù sa có tầng biến đổi (Cambic Fluvisols): Là loại đất phù sa thường phân bố trên các chân ruộng cao, vàn cao; hình thành do quá trình canh tác. Loại đất này bị ảnh hưởng của quá trình canh tác tạo cho các tầng dưới có những biến đổi về cấu trúc, màu sắc, đặc biệt là quá trình tưới, tiêu và mực nước ngầm. Đất phù sa có

tầng biến đổi có diện tích khoảng 217,36 ha; chiếm 3,54% DTTN và 7,77% DTĐT,

phân bố tại các xã Hương Mạc, Tam Sơn, Phù Khê. Căn cứ vào các đặc tính như

Anthraqui-, Dystri-,... chia Đơn vị đất này thành 1 Đơn vị đất phụ.

+ Đất phù sa chua (Dystric Fluvisols): Nhìn chung đây là loại đất mang bản

chất phù sa màu mỡ, phân bố trên nhiều loại địa hình khác nhau, song do quá trình khai thác, sử dụng lâu đời, cộng với việc khai thác khơng có bồi dưỡng trở lại cho đất đã làm giảm độ phì nhiêu của đất. Đất phù sa chua có diện tích khá lớn khoảng 1.549,05 ha; chiếm 25,26% DTTN và 55,35% DTĐT, phân bố ở hầu hết các xã, phường trong thị xã. Căn cứ vào các đặc tính chẩn đốn như Cambi-, Plinthi-, Gleyi,

Silti-, Anthraqui-, và Hapli- chia Đơn vị đất này thành 3 Đơn vị đất phụ.

vẫn được bồi đắp một lượng phù sa nhất định. Đất phù sa ít chua có diện tích khơng nhiều khoảng 253,4 ha; chiếm 4,13% DTTN và 9,05% DTĐT ; phân bố ở một số xã, phường của thị xã như xã Tương Giang, phường Đồng Nguyên, phường Đình Bảng, phường Tân Hồng và xã Phù Chẩn. Căn cứ vào các đặc tính chẩn đốn như Areni-,

Silti-, Anthraqui- và Hapli- chia Đơn vị đất này thành 1 Đơn vị đất phụ. 3.3.2.2. Đất có tầng loang lổ (Plinthosols - PT)

Nhóm đất loang lổ có diện tích nhỏ, khoảng 136,97 ha; chiếm gần 4,89% DTĐT và 2,23% DTTN; phân bố tại phường Đồng Nguyên, xã Phù Khê, xã Tam Sơn, xã Hương Mạc.

Đặc điểm phát sinh hình thành và phân loại Nhóm đất có tầng loang lổ: Đây

là loại đất bạc màu trên phù sa cũ, hình thành trên các chân ruộng cao hoặc vàn cao. Do mực nước ngầm cao, chứa nhiều sắt, mangan ở dạng bị khử nên khi gặp lớp đất mặt khô hạn, theo nước mao quản rút lên, tại lớp đất mặt, do được canh tác thường xuyên nên mao quản bị cắt đứt, nước mặt không lên được nữa, sắt và mangan tụ lại dưới lớp đế cày bị ơxy - hóa tạo thành Plithite (đá ong non). Căn cứ vào đặc tính chẩn đốn và chỉ tiêu phân cấp, Nhóm đất loang lổ của thị xã Từ Sơn được chia thành 1 Đơn vị đất, 1 Đơn vị đất phụ.

3.3.2.3. Đất xám (Acrisols - AC)

Nhóm đất xám là Nhóm đất có diện tích rất nhỏ trong tổng diện tích đất nơng

nghiệp của thị xã Từ Sơn với diện tích khoảng 83,93 ha, chiếm 2,96% DTĐT và 1,35% DTTN, phân bố tại xã Tam Sơn và phường Tân Hồng. Loại đất này hình thành và phát triển trên các loại đá mẹ, mẫu chất axít (hoặc nghèo kiềm) và thường có thành phần cơ giới đa dạng. Do phân bố trong điều kiện nhiệt đới ẩm, khoáng sét đã bị biến đổi đáng kể, q trình rửa trơi sét và các cation kiềm thổ xẩy ra mạnh mẽ, tạo cho đất có tầng tích tụ sét (tầng B- Argic) với dung tích hấp thu và độ no bazơ thấp. Theo quy định của FAO-UNESCO-WRB, các loại đất có tầng B thoả mãn yêu cầu của tầng B- Argic được xếp vào Nhóm đất xám (Acrisols). Nhóm đất xám tại Từ Sơn có hình thái phẫu diện kiểu A-Bt hoặc A-Bt-C.

Căn cứ vào đặc tính chẩn đốn và chỉ tiêu phân cấp, Nhóm đất xám của thị xã Từ Sơn được chia thành một đơn vị đất là Đất xám rất chua (Hyperdystric Acrisols), ở các cấp phân vị thấp hơn, các chỉ tiêu chẩn đoán được dựa vào để tách

các đơn vị đất phụ và dưới phụ là thành phần cơ nhẹ (Areni- ) và đặc tính nghèo

bazơ (Veti-). Theo các chỉ tiêu phân loại này, đất xám của thị xã Từ Sơn được chia thành 1 Đơn vị đất, 1 Đơn vị đất phụ được thể hiện trên bản đồ đất.

3.3.3. Một số tính chất lý hóa cơ bản của đất

3.3.3.1. Thành phần cơ giới của đất

Từ kết quả kế thừa đề tài nghiên cứu đất Từ Sơn của Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa, về tỷ lệ phần trăm thành phần các cấp hạt để xác định thành phần cơ giới theo phương pháp pipet, dựa vào thang phân loại đất TPCG theo phương pháp quốc tế và dựa vào tam giác đều để xác định tên đất nghiên cứu (bảng 12).

Bảng 12. Thành phần cơ giới của các mẫu đất Từ Sơn

TT Kí hiệu mẫu Thành phần cấp hạt (%) TPCG Cát (2-0,02) Limon (0,02-0,002) Sét (<0,002) 1 TS 01

(FLdy.pt2-2 lúa) 42,1 30,1 27,8 Đất thịt pha sét

2 TS 02

(FLcm.dy-2 lúa) 50,6 27,8 21,6 Đất thịt pha sét và cát

3 TS 03

(FLgl.dy-2 lúa) 42,8 21,3 35,9 Đất thịt pha sét

4 TS 04

(FLgl.dy-2 lúa) 36,0 36,2 27,8 Đất thịt pha sét

5 TS 05

(FLdy.sl-2 lúa) 44,3 41,3 14,4 Đất thịt

6 TS 06

(FLdy.gl-2 lúa) 40,9 27,8 31,3 Đất thịt pha sét

7 TS 07

(FLgl.dy-2 lúa) 38,1 29,3 32,6 Đất thịt pha sét

8 TS 08

(FLgl.dy-2 lúa) 36,1 25,4 38,5 Đất thịt pha sét

9 TS 09

(FLcm.dy-2 lúa) 48,3 25,4 26,3 Đất thịt pha sét và cát

10 TS 10

(FLeu.sl-2 lúa) 35,7 32,1 32,2 Đất thịt pha sét

11 TS 11

(FLeu.sl-2 lúa) 37,9 39,4 22,7 Đất thịt pha sét

12 TS 12

(FLdy.sl-2 lúa) 39,4 34,8 25,8 Đất thịt

13 TS 13

(FLeu.sl-2 lúa) 45,1 25,3 29,6 Đất thị pha sét và cát

14 TS 14

(FLdy.sl-2 lúa) 22,1 39,1 38,7 Đất thịt pha sét

15 TS 15

(FLgl.dy-rau muống) 13,3 51,49 35,19 Thịt nặng

16 TS 16

(ACdy-Chuyên rau) 39,36 52,08 8,56 Đất thịt

17 TS 17

(FLdy.sl-2 lúa) 27,9 37,3 34,8 Đất thịt pha sét

- Nhóm mẫu đất phù sa glây (FLgl): có thành phần cơ giới tầng mặt chủ yếu là

thịt pha sét. Dung trọng đất từ 1,12 đến 1,22 g/cm3, đạt mức trung bình. Độ xốp dao động mạnh 51 - 55% phù hợp với yêu cầu của tầng canh tác.

- Nhóm mẫu đất phù sa có tầng biến đổi (FLcm) có thành phần cơ giới thịt pha sét và cát. Tỷ lệ cấp hạt thịt chiếm khoảng 25 - 28%. Cấp hạt sét chiếm khoảng 21 - 26%. Còn lại là cấp hạt cát, phần lớn là cát mịn. Dung trọng trung bình, trong khoảng 1,23 - 1,25 g/cm3. Độ xốp từ thấp đến trung bình.

- Nhóm mẫu đất phù sa chua (FLdy) có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt pha

sét, tỷ lệ cấp hạt sét đạt khoảng 14 - 40%, cấp hạt thịt khoảng 28 - 41%, còn lại là cấp hạt cát. Đất hơi chặt, dung trọng đất 1,18 - 1,32 g/cm3. Độ xốp từ 49 - 52% đạt yêu cầu với tầng canh tác.

- Nhóm mẫu đất phù sa ít chua (FLeu) có thành phần cơ giới thịt pha sét và

cát. Tỷ lệ cấp hạt thịt khoảng 25 - 39%, cấp hạt sét đạt khoảng 22 - 32%, còn lại là cấp hạt cát. Đất hơi chặt, dung trọng đất 1,26 - 1,29 g/cm3 đạt mức trung bình khá. Độ xốp 52% đạt yêu cầu với tầng canh tác.

- Nhóm mẫu đất xám (ACdy) có thành phần cơ giới thịt do q trình rửa trơi ở tầng mặt; tỷ lệ cát rất cao đạt 40%, cấp thịt chiếm 52%, cấp hạt sét chỉ còn khoảng 8%. Tỷ lệ sét ở tầng dưới có sự tăng lên rõ rệt. Mẫu đất xám vùng trồng rau chuyên canh 3 - 4 vụ/năm nên được bổ sung chất dinh dưỡng góp phần cải tạo đất.

3.3.3.2. Một số chỉ tiêu lý, hóa cơ bản của mẫu đất thị xã Từ Sơn - Nhóm đất phù sa glây (FLgl):

Đất có phản ứng chua đến chua nhiều, pHH2O 4,6 - 5,2 và pHKCl 4,0 - 4,64. Dung tích hấp thu (CEC) ở mức thấp đến trung bình, dao động trong khoảng 3,41 - 5,6mgđl/100g đất.

Hàm lượng cacbon hữu cơ (OC) tổng số dao động mạnh 1,18 - 2,54% OC đạt mức trung bình đến giàu. Đạm tổng số ở mức trung bình đến giàu, trong khoảng 0,112 - 0,19% N. Lân tổng số và lân dễ tiêu ở mức nghèo đến trung bình khá, tương ứng dao động từ 0,07 - 0,09% P2O5 và từ 5,4 - 15,38 mg P2O5/100g đất. Kali tổng số từ 0,63 - 1,83% K2O đạt mức trung bình và kali dễ tiêu chỉ ở mức nghèo đến trung bình từ 4,1 - 12,46 mg K2O/100g đất.

- Đất phù sa có tầng biến đổi (FLcm):

Đất có độ chua từ ít chua đến trung bình pHH2O 5,3 - 5,6 và pHKCl khoảng 4,5. Dung tích hấp thu ở mức thấp, dao động trong khoảng 4,23 - 4,41 mgđl/100g đất.

Đất có hàm lượng các bon hữu cơ tổng số từ 0,98 - 1,25% OC đạt mức nghèo. Đạm tổng số đạt mức trung bình, khoảng 0,1 - 0,14% N. Lân tổng số và dễ tiêu ở tầng mặt của nhóm đất này có sự dao khơng lớn, đạt mức trung bình tương ứng từ 0,08 - 0,10% P2O5 và 8,48 - 10,01 mg P2O5/100g đất. Kali tổng số đạt mức trung bình, dao động 1,03 - 1,32% K2O; kali dễ tiêu lại nghèo, khoảng 6,02 - 11,97 mg K2O/100g đất.

- Đất phù sa chua (FLdy):

Đất có phản ứng từ rất chua đến chua, pHH2O đạt 4,3 - 5,4 và pHKCl đạt 3,3 - 4,5. CEC ở mức thấp tới trung bình, dao động từ 3,15 - 4,49 mgđl/100g đất. Hàm lượng các bon hữu cơ tổng số ở tầng mặt từ mức trung bình đến khá, dao động trong khoảng 1,08 - 2,01% OC. Hàm lượng đạm tổng số đạt trung bình khá 0,12 - 0,16% N. Hàm lượng lân tổng số đạt từ mức trung bình đến giàu có giá trị khoảng 0,06 - 0,15% P2O5; lân dễ tiêu khoảng 3,59 - 15,12 mg P2O5/100g đất đạt mức nghèo đến trung bình. Kali tổng số đạt mức trung bình khá và dễ tiêu đạt mức nghèo đến trung bình, giá trị dao động mạnh tương ứng 1,25 - 1,94% K2O và 4,39 - 10,53 mg K2O/100g đất.

- Đất phù sa ít chua (FLeu):

Đất hơi chua đến trung tính, pHH2O đạt 5,6 - 6,6 và pHKCl đạt 4,7 - 5,7. CEC ở mức trung bình khá, dao động 7,22 - 10,42 mgđl/100g đất. Hàm lượng các bon hữu cơ tổng số từ mức nghèo đến trung bình, dao động 1,14 - 1,36% OC. Đạm tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp thị xã từ sơn, bắc ninh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)