Đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy hoạch lũ chi tiết sông trà lý tỉnh thái bình (Trang 40 - 44)

Chỉ tiêu TH năm 2005 UTH năm 2009 KH năm 2010 Tốc độ tăng trưởng(%) Đóng góp vào GDP (%) 2006- 2006- 2006- 2006-

2009 2010 2009 2010 GDP (tỷ đồng) 6.464 10.016 11.414 11,57 12,04 11,57 12,04 - Nông lâm TS 3.146 3.733 3.891 4,37 4,3 1,91 1,81 - Công nghiệp - XD 1.351 3.109 3.937 23,17 23,9 5,73 6,29 - Dịch vụ 1.967 3.174 3.586 12,71 12,8 3,93 3,94

Bình quân GDP trên đầu người (giá hiện hành), năm 2005 là 6,09 triệu đồng (386 USD), đến năm 2009 đạt 13,08 triệu đồng (755 USD); năm 2010 đạt 15,8 triệu đồng (850 USD) gấp 2,7 lần so với năm 2005 đạt 72% so với mức bình quân chung của cả nước, cao hơn mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVII.

*Hiện trạng và phương hướng phát triển các ngành kinh tế chính

- Nơng nghiệp: Tính đến năm 2009, tổng diện tích tự nhiên là 156740.49 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 108137.77 ha chiếm 68.99%, diện tích đất phi nơng nghiệp là 46105.23 ha chiếm 29.41%, diện tích đất chưa sử dụng là 2497.49 ha chiếm 1.6%.

Mặc dù, thời gian qua do chịu ảnh hưởng của thiên tai thời tiết, dịch bệnh cộng với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng sản xuất nông nghiệp giành thắng lợi toàn diện với tốc độ tăng trưởng khá cao, ổn định; nhiều lĩnh vực đạt và vượt mục tiêu quy hoạch, giữ vững an ninh lương thực trong tỉnh và góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia.

Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2010 (theo giá cố định năm 1994) đạt 65.295 tỷ đồng.

Bảng 17. Kết quả sản xuất phát triển ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2006 - 2010 TT Chỉ tiêu 2006 2008 2009 2010 Nhịp tăng (%) 2009/ 2008 2006- 2009 2006- 2010 I Tổng giá trị sản 4.825,4 5.506,6 5.824 6.100 5,76 4,81 4,80

TT Chỉ tiêu 2006 2008 2009 2010 Nhịp tăng (%) 2009/ 2008 2006- 2009 2006- 2010 xuất NLTS (giá cố định) 1 GTSX ngành nông nghiệp 4.359,3 4.877,2 5.110 5.295 4,77 4,05 3,97 2 GTSX ngành lâm nghiệp 11,9 10,3 10,8 11 4,85 -2,40 -1,56 3 GTSX ngành thuỷ sản 454,2 619 704 781 13,73 11,58 11,45 II Tổng giá trị sxuất NLTS (giá thực tế) 7.125,51 11.890,35 1 GTSX ngành nông nghiệp 6.264,88 10.311,73 2 GTSX ngành lâm nghiệp 12,2 18,32 3 GTSX ngành thuỷ sản 848,44 1.560,31

- Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 64,56% năm 2005 xuống còn 60,51% năm 2010; chăn nuôi từ 32,13% năm 2005 tăng lên 36,44% năm 2010.

- Sản xuất thủy sản: Thủy sản phát triển mạnh cả về nuôi trồng, khai thác và chế biến. Năm 2010 giá trị sản xuất thủy sản đạt 781,2 tỷ đồng, tăng 72% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 11,5%/năm, vượt mục tiêu đề ra (+11%/năm) và cao hơn 0,7%/năm so với bình quân giai đoạn trước (10,8%/năm). Sản lượng thuỷ sản năm 2010 đạt 110.000 tấn, tăng 31% so với mục tiêu (84.000 tấn); trong đó, sản lượng ni trồng 66.456 tấn, tăng 26% (52.700 tấn), sản lượng khai thác 43.544 tấn, tăng 30,7% (33.300 tấn). Đã hình thành được 16 vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung với tổng diện tích 923 ha. Năng lực khai thác thủy sản được nâng cao cả về số lượng tàu thuyền và tổng công suất. Đến nay tổng số tàu thuyền khai thác là 1.572 chiếc, tăng 20,2% so với năm 2006; tổng công suất là 54.635 CV, tăng 39,4%. Đội tàu tầm trung và xa bờ được chuyển đổi về số lượng và nâng cao công suất để tập trung khai thác sản phẩm có giá trị kinh tế; số lượng

tàu khai thác ven bờ giảm dần, nhằm bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thủy sản và cân bằng sinh thái biển.

- Ngành công nghiệp: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng năm 2009 bình quân tăng 21,5%, giảm 4,3% so với mục tiêu quy hoạch là 25,8%, năm 2010 đạt khoảng 26,6%. Tuy chưa đạt mục tiêu quy hoạch đề ra, một mặt do tác động trực tiếp của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và do những biến động của thị trường không thuận, nhưng các khu vực sản xuất công nghiệp đều tăng trưởng, đặc biệt khu vực ngoài quốc doanh tăng 26,5%/năm, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tăng 52,8%/năm.

- Sau 4 năm thực hiện quy hoạch, sản xuất cơng nghiệp của tỉnh vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, xây dựng bình quân giai đoạn 2006-2010 ước đạt 24,1%/năm, thấp hơn so với Quy hoạch 2006 (Quy hoạch năm 2006 là 27%), tuy nhiên vẫn cao hơn 6,7%/năm so với giai đoạn 2001- 2005 (17,24%/năm). Cụ thể diễn biến qua các năm như sau: 2006 tăng 22,4%, 2007 tăng 25%, 2008 tăng 24,1%, năm 2009 tăng 21,2%, năm 2010 tăng 26,7%.

- Lâm nghiệp: Tỷ trọng GTSX ngành lâm nghiệp trong cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nhỏ, chỉ chiếm 0,15%. Năm 2010 đạt 10 tỷ đồng và bình quân 2006-2010 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giảm 3,4%. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình trồng 5 triệu ha rừng và phong trào trồng cây phân tán, đến hết năm 2010 trồng được 8.000 ha rừng phòng hộ ven biển (mục tiêu Đại hội là 8.500 ha) và 2.000 ha (diện tích quy đổi) cây lâm nghiệp nội đồng cùng với gần 7 triệu cây phân tán nội đồng (khoảng 500 ha quy đổi), đã góp phần quan trọng bảo vệ an toàn các tuyến đê sơng và đê biển trong phịng chống lụt bão.

- Xây dựng nông thôn mới: Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được đầu t- ư xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại, gắn với bảo vệ bản sắc văn hóa và vệ sinh mơi trường. Đời sống văn hóa tinh thần của nơng dân từng bước được nâng cao với 100% số xã có đủ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt; 100% xã có nhà văn hóa, trạm y tế, trường học... Tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp được đẩy mạnh theo hướng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả, đặc biệt trong các

khâu: làm đất, tưới tiêu nước, ra hạt, xay xát... do vậy đã tiết kiệm được chi phí, thời gian và thời vụ sản xuất, từng bước giải quyết được vấn đề việc làm và tăng thu nhập, giảm nghèo cho nông dân.

c. Hiện trạng dân sinh trong vùng

Phạm vi vùng bảo vệ là tồn bộ diện tích đất đai và các cơ sở hạ tầng, dân cư gồm 7 huyện, thành phố Thái Bình có diện tích 133.693 ha, gồm 2 vùng chính sau :

Vùng 1: Vùng Nam Thái Bình: Gồm tồn bộ huyện Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư và 1 phần thành phố Thái Bình có diện tích 66.697 ha.

Vùng 2: Vùng Bắc Thái Bình: Gồm các tồn bộ huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Thái Thụy, Quỳnh Phụ và 1 phần thành phố Thái Bình có diện tích 66.995 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy hoạch lũ chi tiết sông trà lý tỉnh thái bình (Trang 40 - 44)