Dân số năm 2009 phân theo vùng bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy hoạch lũ chi tiết sông trà lý tỉnh thái bình (Trang 44)

Vùng Tên vùng bảo vệ Diện tích tự nhiên (km2

) Dân số 2009 (ngƣời)

1 Nam Thái Bình 667 762.129

2 Bắc Thái Bình 880 1.022.375

Tổng 1547 1.784.504

d. Tình hình mưa lũ gâp ngập úng *Giai đoạn trước năm 1996

Giai đoạn từ trước năm 1996 có một số trận lũ lớn đã xảy ra vào các năm 1969, 1971, 1986. Trong các trận lũ này, nước từ thượng nguồn sông Hồng chảy về kết hợp với mưa lớn nội đồng đã làm cho mực nước sông dâng cao, gây tràn, vỡ một số tuyến đê bối, làm ngập lụt một số nhà dân và gây ngập một số diện tích đất canh tác lúa, hoa màu, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

* Giai đoạn từ năm 1996

Trong giai đoạn này, do có sự tham gia điều tiết lũ của các hồ chứa thượng nguồn, lượng lũ về giảm, nên mực nước lú hàng năm trên sông Trà Lý không lớn. Mặt khác, trong những năm gần đây, do các đê bối đã được củng cố nâng cấp có khả năng ngăn được nước lũ ứng với mực nước báo động cấp 2, cấp 3; các khu dân

cư trong vùng bối đã được di dời vào phía trong đê chính, nên khơng có trận lũ nào lớn ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế - xà hội của nhân dân dọc theo tuyến sông.

Lũ tháng 08 năm 1996 gây vỡ và tràn một số đê bối: bối Trà Giang, bối Hồng Thái.

1.2.2 Xu thế biến đổi các quá trình tự nhiên và xu thế phát triển kinh tế xã hội

a. Xu thế biến đổi của các quá trình tự nhiên *Biến đổi khí hậu

Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy biến đổi khí hậu ở Việt Nam, về cơ bản phù hợp với xu thế biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra trên toàn cầu cũng như trong khu vực. Dưới tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam có một số biểu hiện chủ yếu sau:

1. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,10C mỗi thập kỷ, nhiệt độ trung bình một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1- 0,30C mỗi thập kỷ. Về mùa đông nhiệt độ giảm đi trong các tháng đầu mùa và tăng lên trong các tháng cuối mùa.

2. Xu thế biến đổi của lượng mưa không nhất quán giữa các khu vực và các thời kỳ. Tuy vậy, có thể thấy trên phần lớn lãnh thổ lượng mưa mùa giảm đi trong tháng 7,8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11. Mưa phùn giảm đi rõ rệt ở Bắc Bộ và bắc Trung Bộ.

3. Trong 5 thập kỷ gần đây hiện tượng ENSO ngày càng có tác động mạnh mẽ đến chế độ thời tiết và đặc trưng khí hậu trên nhiều khu vực của Việt Nam.

Với những tác động trên, vùng đồng bằng Bắc Bộ sẽ chịu tác động: nhiệt độ tăng lên 0,30C vào năm 2010; lên 1,10C vào năm 2050; lên 1,50C vào năm 2070 đồng thời lượng mưa mùa mưa tăng lên 0 ÷ +5%.

*Biến đổi dòng chảy lũ

Dưới tác động của biến đổi khí hậu đã dẫn đến một số thay đổi làm tăng lượng mưa vào mùa mưa, cường độ mưa quá lớn ảnh hưởng đến quá trình điều tiết

hồ chứa, gây lũ lụt và đe dạo an toàn cho vùng hạ du, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng.

Bảng 19. Biến đổi dịng chảy trên sơng Hồng tại Sơn Tây năm 2070.

Trƣờng hợp Dòng chảy năm m3/s Dòng chảy kiệt m3/s Lƣu lƣợng đỉnh lũ m3 /s Hiện nay Năm 2070 Mức biến đổi % Hiện nay Năm 2070 Mức biến đổi % Hiện nay Năm 2070 Mức biến đổi % Trường hợp 1 3766 3985 +5,8 560 502 - 10,3 37.800 42.300 +12,0 Trường hợp 2 3267 - 13,0 489 - 12,6 42.500 + 15,0 Trường hợp 3 3019 - 19,0 479 -14,5 37.000 - 5,0 Từ kết quả trên, cho thấy do lượng mưa ngày tăng lên từ 12 – 15%, lưu lượng đỉnh lũ tăng lên đáng kể và chu kỳ tái diễn cũng giảm đi. Với đỉnh lũ trước đây tương ứng chu kỳ tái diễn 100 năm thì nay cịn 20 năm và đỉnh lũ trước đây tương ứng chu kỳ tái diễn 20 năm thì nay cịn 5 năm …tức là tần suất xuất hiện lũ sẽ lớn hơn.

*Xu thế gia tăng dân số và cường độ bão

Biến đổi khí hậu dẫn đến một số thay đổi một vài tính chất của bão và mùa bão: mùa bão có xu hướng chậm hơn, xảy ra nhiều hơn trên các vĩ độ thấp và đặc biệt là cường độ bão thất thường hơn.

*Xu thế gia tăng mực nước biển

Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho thấy, dưới tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển đang có xu hướng dâng cao. Cụ thể ở Việt Nam đến năm 2020 nước biển dâng cao 12cm , 30cm vào năm 2050 và 74cm vào năm 2100. Với mực nước biển tăng 74cm sẽ ảnh hưởng đến khoảng 10,8% dân số Việt Nam, hơn 10% đất đô thị và 7% đất nông nghiệp bị ngập nước, làm giảm trên 10% GDP. Trong đó

khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

*Xu thế diễn biến tuyến thốt lũ sơng Trà Lý

Hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra sự biến động và vận động trái quy luật của các quá trình tự nhiên như mưa, lũ, bão, nước biển dâng cao…vừa gây bồi lắng cửa sông và cũng đồng thời cũng gây xói mịn, sạt lở bờ sơng, bờ biển dẫn đến có đoạn sơng chết tác dụng điều tiết dịng chảy kém (sơng Mía, sơng Thái Bình đoạn Hải Phịng) nhưng cũng có sơng lại q tải về lưu lượng (sơng Mới, Văn Úc).

Sơng Trà Lý có xu thế gia tăng lượng nước về mùa lũ làm gia tăng nguy cơ mất ổn định đê, đe dọa an toàn dân sinh, kinh tế xã hội.

b. Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 *Dự báo gia tăng dân số, vấn đề di cư vào các vùng đô thị

Trong những năm gần đây, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh Thái Bình có xu hướng giảm nhẹ, duy trì ổn định ở mức 0,8%. Dự tính dân số năm 2010 khoảng 1.785.002 người.

Bảng 20. Tỷ lệ di dân của tỉnh.

ĐVT: Người

Năm Ngoại tỉnh Nội tỉnh

2007 23.559 1.465

2008 22.170 1.848

2009 23.377 1.735

2010 24.098 2.000

Với đặc thù của tỉnh Thái Bình là mật độ dân số khá lớn, tỷ lệ dân số sống ở nông thơn lớn, bên cạnh đó ngành cơng nghiệp của tỉnh chưa phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng và mức sống tương đối thấp. Đó là các nguyên nhân cơ bản giải thích tỷ lệ đơ thị hóa thấp của tỉnh

Tỷ lệ di cư của tỉnh là không lớn và tăng chậm qua các năm, trong đó chủ yếu là di cư ngoại tỉnh, di cư nội tỉnh, đặc biệt từ nông thôn ra thành thị.

*Công nghiệp

Thời gian tới, cơng nghiệp tỉnh Thái Bình sẽ tiếp tục phát triển. Tốc độ phát triển công nghiệp năm 2010 dự kiến là 27,5 % (năm 2009 là 22%). Mỗi năm sẽ có

thêm nhiều dự án mới đầu tư vào Thái Bình. Trước mắt là Trung tâm điện lực Thái Bình, một dự án lớn, đang được triển khai. Khi dự án này đi vào hoạt động và đạt cơng suất thiết kế thì mỗi nãm sẽ tiêu thụ trên 5,5 triệu tấn than, và sẽ thải ra một lượng lớn chất thải rắn và khí thải.

Các mỏ khí ở Vịnh Bắc Bộ đang được khoan thẩm lượng. Một vài nãm tới sẽ được khai thác dẫn vào KCN Tiền Hải tạo điều kiện cho KCN này phát triển với quy mô lớn hơn nhiều so với hiện nay.

Tài nguyên Than ở Thái Bình cũng đang được nghiên cứu khai thác.

Như vậy mấy năm nữa, công nghiệp Thái Bình sẽ có điều kiện phát triển mạnh. Khi đó áp lực đối với mơi trường sẽ gia tăng và nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp càng phải được chú trọng và cần được đầu tư nhiều hơn. *Nông, lâm nghiệp thủy sản

Năm 2010 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, trong điều kiện thời tiết, khí hậu biến đổi bất thường; Để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVII, thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp, toàn ngành phải tập trung cao độ lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp, thủy sản toàn diện theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; đẩy nhanh ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất đồng thời gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho nông nghiệp,không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại với các mục tiêu cụ thể như sau:

Tốc độ tăng trưởng Nông – Lâm – Thủy sản 4,5%, trong đó: + Trồng trọt: Giá trị sản xuất đạt 3.216,8 tỷ đồng; tăng trưởng 0,2% + Diện tích cây màu vụ hè: 3.500 ha; cây vụ đông: 38.000 ha trở lên; + Năng suất lúa 130 tạ/ha;

+ Chăn nuôi: Giá trị sản xuất đạt 1.934 tỷ đồng; tăng trưởng 10%; + Thủy sản: Giá trị sản xuất đạt 781,2 tỷ đồng, tăng trưởng 11%;

Cơ bản hoàn thành các hạng mục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật nông nghiệp, nơng thơn cho 8 mơ hình điểm xây dựng nơng thơn mới.

Tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn, trước hết là nâng cấp để biển, kè song, kiên cố kênh mương, cải tạo, sửa chữa và nâng cấp các cống đập đầu mối, cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; đẩy nhanh tiến trình cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp và chương trình nước sạch VSMT nơng thơn trong tỉnh.

* Xây dựng

Theo Quy hoạch tổng thể của Thủ tướng Chính phủ thì tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Bình giai đoạn 2001-2015 đạt 11,5%; giai đoạn 2016-2020 đạt 11%; tỷ trọng cơ cấu kinh tế của công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 45% vào nãm 2015 và 51% vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 20%. Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, tổng vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến đạt khoảng 40 - 41%.

Đẩy nhanh đơ thị hóa đạt khoảng 40% vào năm 2020, tập trung xây dựng các cơng trình quan trọng, hạ tầng các khu đơ thị, khu du lịch, khu công nghiệp, trong đó xây dựng thành phố Thái Bình với các chức năng là Trung tâm chính trị kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của Tỉnh và trở thành đô thị loại II. Quy hoạch mỗi huyện, thành phố từ 3 - 5 cụm công nghiệp tập trung và 5 - 10 cụm công nghiệp làng nghề trong giai đoạn 2011 - 2015; từ 6 - 7 cụm công nghiệp tập trung và 10 - 15 cụm cơng nghiệp làng nghề. Đến nãm 2020, diện tích đất đơ thị khoảng 3.340 ha và đất dành cho phát triển công nghiệp khoảng 3.200 ha, chiếm 1,94% tổng diện tích tự nhiên của tồn Tỉnh; đất thổ cư nông thôn khoảng 11.200 ha, chiếm 6,8% diện tích tự nhiên; diện tích đất giao thơng khoảng 10.700 ha, chiếm 6,5% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất cho hệ thống cơng trình thủy lợi khoảng 12.200 ha, chiếm 7,4% diện tích tự nhiên.

1.3 QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ 1.3.1 Quan điểm quy hoạch 1.3.1 Quan điểm quy hoạch

Sơng Trà Lý trên địa bàn tỉnh Thái Bình là sơng hạ lưu của hệ thống sông Hồng – Thái Bình, do đó khả năng thốt lũ của sơng này giúp thốt một phần lũ quan trọng của lũ hệ thống sơng Hồng sơng Thái Bình và có ý nghĩa quyết định đến năng lực thoát lũ của tồn bộ hệ thống sơng và an tồn phịng, chống lũ cho tồn bộ đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy, nghiên cứu quy hoạch phịng chống lũ sơng Trà Lý không thể tách rời tổng thể quy hoạch phịng chống lũ của tồn bộ hệ thống sơng Hồng – Thái Bình. L ̣n văn này sẽ kế thừa các kết quả của dự án quy hoạch liên quan đến đồng bằng Bắc Bộ như:

- Quy hoạch phịng chống lũ hệ thống sơng Hồng sơng Thái Bình

- Dự án Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sơng có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020.

- Dự án “Quy hoạch tổng thể thủy lợi đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu”, Hà Nội 2010.

Quy hoạch phòng, chống lũ nhằm đảm bảo khả năng thoát lũ đồng thời tạo điều kiện khai thác tổng hợp lưu vực sông một cách bền vững phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

1.3.2 Mục tiêu quy hoạch

Quy hoạch phòng chống lũ nhằm xác định giải pháp thực hiện đảm bảo thoát lũ cho hệ thống sơng Hồng – Thái Bình, đảm bảo an tồn phịng chống lũ cho toàn bộ hệ thống vùng đồng bằng Bắc Bộ và tỉnh Thái Bình, đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên nước, tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững kinh tế -xã hội.

Các mục tiêu quy hoạch cụ thể:

- Xác định mức đảm bảo phịng, chống lũ cho tuyến sơng Trà Lý tỉnh Thái Bình.

- Xác định lũ thiết kế của tuyến sông Trà Lý gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế

- Xác định phương án sử dụng các bối bãi trong quá trình thực hiện quy hoạch phịng chống lũ cho tuyến sơng Trà Lý.

1.3.3 Các chỉ tiêu tính tốn thiết kế phịng chống lũ

Ngày 21 tháng 6 năm 2007, thủ tướng chính phủ đã ký quyết đinh số 92/2007/QĐ-TTg, phê duyệt “Quy hoạch phịng chống lũ hệ thống sơng Hồng, sơng Thái Bình” với những nội dung chính sau:

+ Giai đoạn 2007- 2010: Bảo đảm chống lũ có chu kỳ 250 năm (tần suất 0,4%) lưu lượng tương ứng tại Sơn Tây 42.600 m3

/s.

+ Giai đoạn 2010- 2015: Bảo đảm chống lũ có chu kỳ 500 năm (tần suất 0,2%) lưu lượng tương ứng tại Sơn Tây 48.500m3

/s.

+ Tiêu chuẩn phòng lũ mực nước đối với hệ thống đê

- Tại Hà Nội: Bảo đảm hệ thống chống được lũ tương ứng với mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên là 13,4 m.

- Tai Phả Lại: Bảo đảm hệ thống chống được lũ tương ứng với mực nước sơng Thái Bình tại trạm Phả Lại là 7,2 m.

- Đối với hệ thống đê điều các vùng khác: Bảo đảm hệ thống chống được lũ tương ứng với mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên là 13,1 m.

1.3.4 Mức đảm bảo phòng chống lũ tuyến sông

Theo tiêu chuẩn phân cấp đê 14TCN 19-85 ban hành 1977 “QPTL A.6-77” và Hướng dẫn phân cấp đê ban hành kèm theo văn bản số 4116 ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, cần xác định 2 yếu tố: phân cấp đê và chỉ tiêu kỹ thuật đối với từng cấp đê.

Phân cấp đê

Căn cứ vào diện tích khu vực được bảo vệ khỏi ngập lụt; tầm quan trọng về chính trị, kinh tế, dân sinh.. trong các khu vực đó; lưu lượng lũ thiết kế hoặc lưu lượng lũ lớn nhất đã xảy ra (nếu lưu lượng lớn hơn lưu lượng thiết kế) ở sông mà chia thành các cấp theo bảng

Bảng 21. Phân cấp đê chính của đê sơng

Loại đê

Lƣu lƣợng thiết kế hoặc Qmax đã xảy ra (m3 /s) Diện tích bảo vệ khỏi bị ngập lũ (ha) Trên 7.000 7.000 đến trên 3.500 3.500 đến trên 1.000 1.000 đến trên 500 Dƣới 500

Đê chính của đê sơng Trên 150.000 I I II II 150.000 đến trên 60.000 I II II III 60.000 đến trên 15.000 II II III IV 15.000 đến trên 4.000 II II IV IV V Dưới 4.000 III IV V V V

Trong trường hợp đặc biệt tuyến đê có thể được nâng lên một cấp:

- Đê bảo vệ thành phố, các khu công nghiệp, các cơ sở quốc phòng quan trọng.

- Đê bảo vệ các khu vực có đầu mối giao thơng chính, các trục giao thơng chính yếu quốc gia, các đường có vai trị giao thơng quốc tế quan trọng.

Hướng dẫn phân cấp đê của quyết định 4116/BNN-TCTL thì cấp đê sẽ phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy hoạch lũ chi tiết sông trà lý tỉnh thái bình (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)