Môi trƣờng nuôi cấy tế bào mô thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức độ tạo mô sẹo phôi hóa và khả năng tái sinh cây hoàn chỉnh, phục vụ công tác chuyển gen ở sắn (manihot esculenta crantz) (manihot esculenta crantz) (Trang 26 - 27)

1.2.2 .Ở Việt Nam

1.5. Môi trƣờng nuôi cấy tế bào mô thực vật

Môi trường nuôi cấy là yếu tố quyết định tăng trưởng, phát triển và biệt hóa của tế bào – mô thực vật. Thành phần môi trường nuôi cấy mô tế bào thay đổi tùy theo loài thực vật, loại tế bào, mô và bộ phận nuôi cấy. Mặc dù có sự đa dạng về thành phần và nồng độ các chất nhưng tất cả các loại môi trường nuôi cấy mô đều gồm các thành phần sau: các khoáng đa lượng, các khoáng vi lượng, đường làm nguồn cacbon, các vitamin, các chất điều hịa sinh trưởng.Ngồi ra, người ta cịn bổ sung một số chất hữu cơ có thành phần xác định (amino acid, EDTA, …) và một số chất có thành phần khơng xác định như nước dừa, dịch trích nấm men…Tuy vậy, một số thành phần không thể thiếu trong mỗi môi trường ni cấy, bao gồm nước, chất khống, nguồn hidrocacbon và các chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Tất cả các thành phần này đều có vai trị cực kì quan trọng, tham gia vào một hoặc nhiều chức năng trong sự sinh trưởng và phân hố của thực vật ni cấy in vitro [23].

1.5.1. Các chất khoáng

Đối với cây trồng, các chất vơ cơ đóng vai trị rất quan trọng. Chúng là thành phần cấu tạo nên cấu trúc tế bào, chẳng hạn như Mg là một phần của phân tử diệp lục, Ca là thành phần của màng tế bào, N là thành phần quan trọng của amino axít, vitamin, protein và các axít nucleic. Tương tự, Fe, Zn và Mo cũng là thành phần của một số enzym. Do đó, trong các mơi trường ni cấy, chất khống mặc dù có hàm lượng và thành phần khác nhau, phụ thuộc vào mục đích ni cấy, nhưng là yếu tố khơng thể thiếu, đóng một số vai trò là các vật liệu tổng hợp tế bào, thành phần coenzyme và đóng vai trị cân bằng, ổn định áp suất thẩm thấu của môi trường và tế bào.

Trong mơi trường, các muối khống được chia thành các ngun tố vi lượng và đa lượng. Các nguyên tố này là rất cần thiết cho sinh trưởng của mô và tế bào thực vật. Mơi trường ni cấy phải chứa ít nhất 25 mmol/L nitrate và potassium. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy nguồn N cung cấp trong môi trường dưới cả 2 dạng nitrate và amonium (2-20 mmol/L) là tốt hơn cả. Trong trường hợp chỉ dùng amonium,

thì cần phải bổ sung thêm một acid dạng mạch vòng (cycle acids), tricarboxylic acid hoặc một số acid khác nữa (dạng muối), như: citrate, succinate, hoặc malate sao cho mọi ảnh hưởng độc do nồng độ của amonium vượt quá 8 mmol/L trong môi trường được giảm bớt. Khi các ion nitrate và amonium cùng hiện diện trong mơi trường ni cấy, thì ion sau được sử dụng nhanh hơn. Các nguyên tố khác, đóng vai trị vi lượng như: Ca, P, S và Mg, nồng độ thường dùng trong khoảng 1-3 mmol/L [50].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức độ tạo mô sẹo phôi hóa và khả năng tái sinh cây hoàn chỉnh, phục vụ công tác chuyển gen ở sắn (manihot esculenta crantz) (manihot esculenta crantz) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)