Đánh giá mức độ phát thải của PBDEs từ nhựa ra môi trƣờng bụi trong nhà:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân tích và đánh giá hàm lượng các polybrom diphenyl ete trong nhựa và bụi tại một số khu tái chế rác thải điện tử (Trang 85 - 87)

C. Nồng độ từng chất trong các dung dịch chuẩn (ppb)

100 ml dịch chiết để rửa axit và rửa kiềm

3.4.1. Đánh giá mức độ phát thải của PBDEs từ nhựa ra môi trƣờng bụi trong nhà:

Đánh giá phát thải là một bộ phận của kiểm kê phát thải, thực chất là đánh giá phần tỉ lệ và tốc độ di chuyển của PBDEs từ nguồn phát thải vào môi trường tiếp nhận qua đại lượng đặc trưng là hệ số phát thải và tốc độ phát thải. Môi trường tiếp nhận ở đây bao gồm mơi trường khơng khí xung quanh, bụi xung quanh, mơi trường đất, mơi trường nước, mơi trường trầm tích, cơ thể sinh vật và con người. Trong luận văn này chúng tôi chỉ đề cập đến việc áp dụng tập số liệu phân tích vào một số mơ hình đã có sẵn để bước đầu đưa ra những nhận xét về mức độ phát thải PBDEs ra môi trường bụi trong nhà của hoạt động sử dụng thiết bị điện, điện tử.

Áp dụng công thức (9) trong mục 2.3.4.1 để tính tốn hệ số phát thải và tốc độ phát thải của PBDEs từ hoạt động sử dụng tivi ra bụi cần có các số liệu như: hàm lượng PBDEs trong bụi, khối lượng bụi trong tivi, hàm lượng PBDE trong nhựa, hàm lượng nhựa trong tivi và tuổi thọ của sản phẩm. Hàm lượng PBDEs trong mẫu nhựa vỏ tivi (mẫu TK-N3) là 1730 ng/g; khối lượng nhựa vỏ trong 1 tivi là 1500 g; hàm lượng PBDEs trong bản mạch điện tử (mẫu TK-N4) là 55790 ng/g; khối lượng nhựa bản mạch trong 1 tivi là 250 g; hàm lượng PBDEs trung bình trong 2 mẫu bụi tại Triều Khúc là 1080 ng/g; khối lượng bụi bám trong 1 tivi trung bình là 5 g; tuổi thọ trung bình của 1 tivi là 10 năm. Với các số liệu phân tích được về hàm lượng và các giả thiết về lượng nhựa, bụi và tuổi thọ, cơng thức tính tốn cụ thể như sau:

EFbụi/tivi = (1080 × 5) : (1730 × 1500 + 55790 × 250) = 3,26.10-4. ERbụi/tivi = EFbụi/tivi : Tuổi thọ = 3,26.10-4 : 10 = 3,26.10-5 (năm-1).

Tương tự trong hoạt động sử dụng máy tính cá nhân: hàm lượng PBDEs trong mẫu nhựa bàn phím (mẫu HY-N1) là 19230 ng/g; khối lượng nhựa bàn phím trong 1 máy tính là 300 g; hàm lượng PBDEs trong quạt gió tản nhiệt (mẫu HY-N2) là 97300 ng/g; khối lượng nhựa quạt gió là 50 g; hàm lượng PBDEs trung bình trong 2 mẫu bụi tại Hưng Yên là 6520 ng/g; khối lượng bụi bám trong 1 máy tính trung bình là 2 g; tuổi thọ trung bình của 1 máy tính là 5 năm. Với các số liệu phân tích được về hàm lượng và các giả thiết về lượng nhựa, bụi và tuổi thọ, cơng thức tính tốn cụ thể như sau:

EFbụi/máy tính = (6520 × 2) : (19230 × 300 + 97300 × 50) = 1,23.10-3. ERbụi/máy tính = EFbụi/máy tính : Tuổi thọ = 1,23.10-3 : 5 = 2,46.10-4 (năm-1).

Giá trị của hệ số phát thải cho biết mức độ, hay đúng hơn là phần tỉ lệ của PBDEs giữa 2 môi trường là nguồn phát thải và mơi trường tiếp nhận, giá trị này càng lớn thì sự phát thải PBDEs vào môi trường tiếp nhận càng mạnh, đồng nghĩa với những rủi ro càng cao mà nhóm chất độc hại này mang đến cho những thành phần trong mơi trường tiếp nhận đó. Hệ số phát thải cịn là tham số quan trọng để tính tốn lượng phát thải khi nhân hệ số này với lượng hoặc thể tích ước tính của mơi trường tiếp nhận.

Tốc độ phát thải phụ thuộc vào cả hệ số phát thải và hời gian sử dụng nên nó cịn có thêm ý nghĩa về khía cạnh kiểm kê theo chu trình vịng đời, có nghĩa là đánh giá phát thải dựa trên từng giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm, từ lúc còn là nguyên liệu đầu vào, qua quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng, thải bỏ, tái chế. Tốc độ phát thải của cùng một nhóm chất nhưng trong các giai đoạn khác nhau của vịng đời thì có giá trị khác nhau, tuy nhiên trong luận văn này, do thiếu các cơ sở dữ liệu về kiểm kê nên công thức mà chúng tơi áp dụng để tính tốn tốc độ phát thải ứng với giai đoạn sử dụng sản phẩm nhưng giá trị tính tốn thực tế lại mang ý nghĩa của giai đoạn tái chế. Đây là một hạn chế của luận văn và cũng là hạn chế chung của cơng tác kiểm kê, quản lí an tồn các hợp chất POPs mới theo Công ước Stockholm tại nước ta hiện nay, chúng tôi hy vọng những hạn chế này sẽ được khắc phục trong những nghiên cứu tiếp theo.

Tài liệu tham khảo chính để chúng tơi tính tốn và nhận xét về tốc độ phát thải của PBDEs từ hoạt động sử dụng thiết bị điện, điện tử ra bụi là cơng trình nghiên cứu của nhóm tác giả S.Sakai và cộng sự (2006) [26]. Theo nghiên cứu này, tốc độ phát thải PBDEs từ tivi ra bụi được tính tốn trong 3 giai đoạn, cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 và cuối thập niên 1990, thời gian sử dụng (tuổi thọ) được tính từ lúc sản xuất đến thời điểm lấy mẫu (năm 2001) tương ứng là 13 năm, 10 năm và 5 năm. Hàm lượng PBDEs trong vỏ tivi nằm trong khoảng 36000 đến 91000 mg/kg; hàm lượng PBDEs trong bụi từ 160 đến 320 mg/kg; lượng vỏ tivi trên một sản phẩm trung bình là 1,5 kg; lượng bụi trên một sản phẩm từ 1,6 đến 2,78 g; từ đó tốc độ phát thải tính tốn được nằm trong khoảng 2,1 đến 8,9.10-7 năm-1. Như vậy, so sánh với tốc độ phát thải PBDEs trong hoạt động tái chế mà chúng tơi tính tốn được ở trên, cỡ 10-5 đến 10-4 năm-1 thì tốc độ phát thải trong hoạt động tái chế cao gấp hàng trăm lần so với hoạt động sử dụng (cỡ 10-7 đến 10-6 năm-1). Thực tế này cho thấy nguy cơ ô nhiễm môi trường từ hoạt động tái chế nhựa từ rác thải điện, điện tử là đã rõ ràng, vì các hoạt động này tại 02 khu tái chế mà chúng tôi lựa chọn để khảo sát và lấy mẫu diễn ra hồn tồn thủ cơng và không hề áp dụng bất kì một biện pháp xử lí chất thải nào cả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân tích và đánh giá hàm lượng các polybrom diphenyl ete trong nhựa và bụi tại một số khu tái chế rác thải điện tử (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)