C. Nồng độ từng chất trong các dung dịch chuẩn (ppb)
100 ml dịch chiết để rửa axit và rửa kiềm
3.4.2. Đánh giá rủi ro của PBDEs đối với sức khỏe qua con đƣờng hấp thụ bụi:
Rủi ro đối với sức khỏe con người của các PBDEs được đánh giá thông qua 3 con đường chủ yếu là: (1) hít thở khơng khí ơ nhiễm; (2) hấp thụ bụi ô nhiễm và (3) tiêu thụ thực phẩm, đặc biệt là cá và các loại hải sản tích lũy PBDEs trong mơ mỡ. Tùy theo khu vực sinh sống, đặc điểm nghề nghiệp, chế độ dinh dưỡng mà rủi ro của PBDEs theo con đường nào sẽ đóng vai trị chủ đạo. Đối với mỗi con đường, tỉ lệ của các nhóm đồng phân phụ thuộc vào phương thức tồn tại của PBDEs trong từng mơi trường, ví dụ như nếu hít thở khơng khí thì sẽ hấp thụ các PBDEs nhóm nhẹ như DiBDEs; qua thực phẩm thì là các PBDEs nhóm trung bình như Penta hay HexaBDEs và qua bụi là các nhóm nặng như NonaBDEs hay DecaBDE.
Để tính tốn lượng PBDEs hấp thụ hàng ngày (DI) theo con đường hấp thụ bụi thì ngồi hàm lượng PBDEs trong bụi cần phải có lượng bụi hấp thụ. Theo US EPA thì lượng bụi hấp thụ khơng chủ định hàng ngày được ước tính với trẻ em từ 1 đến 4 tuổi là 100 đến 200 mg.ngày-1; đối với người lớn là 50 mg.ngày-1. Như vậy trong cùng điều kiện tiếp xúc thì nguy cơ phơi nhiễm PBDEs qua con đường hấp thụ bụi đối với trẻ em cao hơn so với người lớn từ 2 đến 4 lần, sở dĩ như vậy là do trẻ em chưa ý thức và tự bảo vệ mình trước sự xâm nhập của bụi, đặc biệt là các trong hoạt động vui chơi, tay chân, quần áo rất dễ bị nhiễm bẩn và trẻ em thường có thói quen cho tay bẩn tiếp xúc với mắt hoặc miệng; đây là một thực tế đáng lo ngại vì PBDEs được cho là có ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong giai đoạn phát triển.
Với các mẫu bụi tại Triều Khúc, hàm lượng PBDEs trung bình là 1080 ng/g, giá trị DI đối với người lớn và trẻ em được tính theo cơng thức (10) ở mục 2.3.4.2 như sau:
DIbụi/người lớn = 1080 × 50.10-3 = 54 (ng.ngày-1). DIbụi/trẻ em = 1080 × 200.10-3 = 216 (ng.ngày-1).
Với các mẫu bụi tại Hưng Yên, hàm lượng PBDEs trung bình là 6520 ng/g, giá trị DI đối với người lớn và trẻ em được tính theo cơng thức (10) ở mục 2.3.4.2 như sau:
DIbụi/người lớn = 6520 × 50.10-3 = 326 (ng.ngày-1). DIbụi/trẻ em = 6520 × 200.10-3 = 1304 (ng.ngày-1).
Để nhận xét các giá trị DI tính được ở trên chúng tơi so sánh với các kết quả trong một nghiên cứu tương tự của nhóm tác giả Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2013) được tiến hành tại 3 địa điểm là Hà Nội, Tràng Minh (Hải Phòng) và Bùi Dâu (Hưng Yên) [31]. Theo nghiên cứu này, với giả thiết tốc độ hấp thụ bụi từ 20 đến 50 mg.ngày-1 đối
với người lớn, thì giá trị DI tương ứng của 3 khu vực trên lần lượt là 5,9; 22 và 65 ng.ngày-1. Theo một số nghiên cứu khác thì DI của PBDEs đối với người dân sống tại các quốc gia Trung Âu là 265 ng.ngày-1 và tại Mỹ là 540 ng.ngày-1 [31]. Như vậy, giá trị DI tại Triều Khúc và Hưng Yên đều cao hơn so với khu vực so sánh là Hà Nội từ 9 đến 55 lần, DI tại Hưng Yên cao tương đương với giá trị tham khảo tại Trung Âu và cả 2 địa điểm này đều có DI thấp hơn giá trị tham khảo tại Mỹ.
Với cùng giá trị tốc độ hấp thụ bụi thì việc so sánh các giá trị DI giữa nơi này với nơi khác cũng không mang lại được thêm thơng tin có ích gì so với việc so sánh hàm lượng PBDEs trong bụi tại các địa điểm đó, vì chỉ cần biết được hàm lượng PBDEs trong bụi cao hay thấp là có thể đánh giá được rủi ro phơi nhiễm PBDEs qua con đường hấp thụ bụi mà khơng cần tính đến giá trị DI. Điều quan trọng là từ giá trị DI này sẽ tính được liều lượng hấp thụ hàng ngày (lấy DI chia cho trọng lượng cơ thể) và so sánh với các giá trị được lấy làm tiêu chuẩn. Giá trị đó là liều lượng hấp thụ hàng ngày chấp nhận được (TDI), nếu liều lượng hấp thụ hàng ngày vượt q TDI thì cần phải có các biện pháp kịp thời để ngăn chặn và hạn chế tiếp xúc cũng như tìm ra ngun nhân để kiểm sốt hạn chế phát thải. Các PBDEs cũng chưa được nghiên cứu một cách hồn chỉnh về độc tính, cơ chế gây độc bằng các nhóm POPs khác như dioxin, furan hay PCBs nên hiện chưa có giá trị TDI của PBDEs theo mỗi con đường xâm nhập được qui định trên tồn thế giới.
Chúng tơi tham khảo giá trị ngưỡng phơi nhiễm PBDEs do Hội đồng chuyên gia về phụ gia thực phẩm của liên hiệp Tổ chức Nông nghiệp và lương thực và Tổ chức Y tế thế giới (JECFA) công bố năm 2005 là 4 ng.kg-1.ngày-1 (người lớn) và 100 ng.kg-1.ngày-1 (trẻ em). Với trọng lượng trung bình của người lớn là 60 kg và của trẻ em 1 tuổi là 10 kg thì liều lượng hấp thụ hàng ngày của người dân tại Triều Khúc là 0,9 ng.kg-1.ngày-1 (người lớn) và
21,6 ng.kg-1.ngày-1 (trẻ em) và tại Hưng Yên là 5,4 ng.kg-1.ngày-1 (người lớn) và 130,4
ng.kg-1.ngày-1 (trẻ em). Như vậy, rủi ro đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với trẻ em từ sự hấp thụ bụi ô nhiễm PBDEs tại các khu tái chế rác thải điện, điện tử hoạt động một cách tự phát ở nước ta hiện nay là một vấn đề đáng quan tâm. Liều lượng hấp thụ hàng ngày của người dân sống tại làng tái chế Bùi Dâu chúng tơi ước tính được đều cao hơn ngưỡng cho phép của JECFA. Tại 2 địa điểm chúng tôi khảo sát, những người trực tiếp tham gia sản xuất gần như không được trang bị đồ bảo hộ, khẩu trang hay găng tay chuyên dụng còn trẻ em thường chơi đùa ngay tại nơi sản xuất, chơi những đồ chơi bị hỏng, quần áo tay chân luôn thường bám nhiều bụi bẩn. Rõ ràng những người dân sống tại đây chưa ý thức được những rủi ro từ hóa chất độc hại mà công việc hàng ngày mang đến cho họ nên chưa có biện pháp để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và con em họ.
KẾT LUẬN
Đứng trước những nguy cơ ô nhiễm môi trường và rủi ro đối với sức khỏe con người mà họ các chất chống cháy brom hữu cơ PBDEs mang lại, những yêu cầu mới của Công ước Stockholm đối với các quốc gia thành viên để quản lí an tồn, giảm thiểu phát thải và loại bỏ các chất POPs cũng như sự hạn chế về cơ sở dữ liệu và năng lực quan trắc các chỉ tiêu POPs mới như PBDEs, chúng tôi đã thực hiện luận văn thạc sỹ khoa học này và đạt được những kết quả cơ bản như sau:
Nghiên cứu và áp dụng thành công phương pháp phân tích lượng vết (cỡ ppb) 08 chỉ tiêu PBDEs (trong đó có chỉ tiêu BDE 209, một đồng loại khó phân tích nhất do sự phân hủy của nó trong q trình phân tích) trong 02 đối tượng là mẫu nhựa và mẫu bụi trong nhà. Mẫu được chiết bằng phương pháp chiết soxhlet, dịch chiết được làm sạch bằng axit, kiềm, cột silicagel đa lớp, phân tích trên thiết bị GC-MS, định lượng bằng phương pháp nội chuẩn và pha lỗng đồng vị với độ chính xác cao. Giới hạn định lượng của phương pháp phân tích đối với mẫu nhựa từ 0,37 đến 17,97 ng/g; đối với mẫu bụi từ 0,50 đến 22,00 ng/g.
Hàm lượng PBDEs trong mẫu nhựa thành phẩm nằm trong khoảng 1730 đến 97300 ng/g, đồng loại chủ yếu là BDE 209; mẫu nhựa nguyên sinh nằm trong khoảng 20 đến 60 ng/g; mẫu bụi nằm trong khoảng 1050 đến 8650 ng/g, các đồng loại chủ yếu là BDE 47, BDE 99 và BDE 209.
Tốc độ phát thải PBDEs từ hoạt động tái chế rác thải điện, điện tử nằm trong khoảng 3,26.10-5 đến 2,46.10-4 năm-1.
Liều lượng hấp thụ PBDEs hàng ngày qua hấp thụ bụi nằm trong khoảng 0,9 đến 5,4 ng.kg-1.ngày-1 (người lớn) và nằm trong khoảng 21,6 đến 130,4 ng.kg-1.ngày-1 (trẻ em).
Trên cơ sở các dữ liệu phân tích và tính tốn được, chúng tơi có một số nhận xét ban đầu về tình trạng ơ nhiễm, đánh giá mức độ phát thải và đánh giá rủi ro của các PBDEs tại các khu tái chế rác thải điện, điện tử như sau:
Hàm lượng PBDEs trong các mẫu nhựa thành phẩm cao hơn hẳn so với mẫu nhựa nguyên sinh, nhưng nhìn chung đều thấp hơn so với ngưỡng cho phép theo chỉ thị RoHS là 1000000 ng/g.
Hàm lượng PBDEs trong mẫu bụi tại các khu tái chế rác thải điện, điện tử ở Triều Khúc và Hưng Yên cao hơn hẳn so với khu vực khơng có hoạt động này, và ở mức trung bình so với các quốc gia khác trên thế giới.
Tốc độ phát thải PBDEs ra môi trường bụi từ hoạt động tái chế rác thải điện, điện tử cao gấp khoảng 100 lần so với hoạt động sử dụng thiết bị điện, điện tử.
Liều lượng hấp thụ hàng ngày của PBDEs của người dân tại khu tái chế Bùi Dâu (Hưng Yên) cao hơn so với ngưỡng cho phép của JECFA.
Trước những thực tế trên chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau nhằm hướng đến mục tiêu quản lý an toàn, giảm thiểu phát thải và loại bỏ hồn tồn các chất độc nhóm PBDEs:
Nhà nước cần hồn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lí các chất ơ nhiễm hữu cơ khó phân hủy, trong đó có các PBDEs. Tiến hành kiểm kê trên qui mô quốc gia, ban hành các tiêu chuẩn, qui chuẩn kĩ thuật quốc gia về PBDEs.
Các cơ quan nghiên cứu cần nâng cao năng lực quan trắc, lấy mẫu, phân tích hàm lượng các chỉ tiêu PBDEs trong các đối tượng môi trường, sinh học và sinh phẩm người để xây dựng bộ dữ liệu về mức hàm lượng và sự phân bố của PBDEs tại Việt Nam.
Nhà nước, các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường và sức khỏe trước sự đe dọa của các chất độc hại PBDEs cho người dân.
Cần quản lí chặt chẽ hoạt động của các cơ sở tái chế nhựa từ rác thải điện, điện tử tại một số làng nghề tự phát hiện nay. Cần thực hiện áp dụng các kĩ thuật tốt nhất hiện có và kinh nghiệm mơi trường tốt nhất để cải tiến công nghệ sản xuất, cơng nghệ xử lí chất thải, nhằm giảm thiểu phát thải và hạn chế rủi ro của các PBDEs nhưng phải phù hợp với điều kiện kinh tế và năng lực của các cơ sở sản xuất. Với những hạn chế của một luận văn thạc sỹ khoa học như năng lực của bản thân học viên, năng lực và trang thiết bị của phịng thí nghiệm, kinh phí thực hiện luận văn, thời gian thực hiện luận văn, hạn chế về cơ sở dữ liệu đối với một nhóm chất mới được quan tâm và chưa có bất kì một văn bản pháp qui nào tại Việt Nam liên quan đến PBDEs, luận văn này chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên, với những kết quả bước đầu này, chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục phát triển các nghiên cứu sâu hơn về PBDEs như tăng số lượng mẫu, mở rộng đối tượng nghiên cứu, quan trắc trên nguyên tắc vòng đời, xây dựng các mơ hình đánh giá phát thải, đánh giá rủi ro, đề xuất các kĩ thuật tốt nhất hiện có và kinh nghiệm môi trường tốt nhất cho các cơ sở sản xuất để giảm thiểu phát thải và quản lí an tồn các PBDEs nói riêng và các chất POPs nói chung.