Phương pháp phân tích mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn giải pháp khai thác mỏ vàng sa khoáng na rì, tỉnh bắc kạn nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường đất (Trang 31 - 33)

Cơng tác phân tích được sử dụng trong việc quan trắc các mẫu nước mặt, nước thải, đất thải trong quá trìnhkhai thác, tuyển luyện vàng. Điều này được thực hiện tuân thủ chặt chẽ đảm bảo đúng các tiêu chuẩn về lấy mẫu nước, mẫu đất đá cho từng loại. Phương pháp phân tích dựa theo phương pháp chuẩn trong lĩnh vực chuyên ngành. Các kết quả phân tích được so sánh với TCVN và QCVN trên cơ sở đó đánh giá được hiện trạng MT khu vực mỏ vàng sa khống Na Rì – Bắc Kạn.

Các thơng số ơ nhiễm nước được phân tích gồm: pH, DO, BOD5, COD, Chất

rắn lơ lửng (SS), Hg, CN-, Dầu mỡ, Coliform, tổng Nitơ, tổng Phốtpho, nhóm hợp

chất Nitơ.

Các thông số ô nhiễm đất được phân tích là: Thành phần cơ giới của đất, cChất

hữu cơ, tổng Nitơ, tổng Phốtpho, tổng Kali, As, Hg, Pb, Cd, Cr (VI), Cr (III), Cu, Zn,

- Mẫu nước thải và nước mặt được lấy theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam. Cụ thể:

+ Nước thải được lấy theo TCVN 6663-10:2008 và bảo quản TCVN 6663-3:2008; + Nước mặt được lấy theo TCVN 6663-6:2008 và bảo quản TCVN 6663-3:2008; + Mẫu đất được lấy và bảo quản theo TCVN 5297:1995.

Mẫu đất lấy tại trung tâm khu vực ơ nhiễm, gần các bãi thải, sau đó lấy theo

chiều phát tán của nguồn gây ô nhiễm, khoảng cách mẫu đầu tiên so với nguồn gây ô nhiễm khoảng 25m; các mẫu tiếp theo khoảng cách thưa dần từ 50 đến 100m. Ngoài ra, trong khu vực khai thác bố trí lấy một số mẫu gần khu mỏ nhưng không bị ảnh

hưởng của môi trường ô nhiễm, nhằm mục đích xác định chất lượng và đối sánh hàm lượng các thông số môi trường giữa đất không ô nhiễm và đất bị ô nhiễm, để xác định chủ thể gây ô nhiễm môi trường đất. Mẫu đất chủ yếu lấy trong tầng thổ nhưỡng, đất

trồng trọt của nhân dân.

Mẫu đất được lấy ở ở độ sâu 0-20 cm theo cách lấy mẫu hỗn hợp. Mẫu trầm

tích trên sơng Na Rì, được thu bằng gàu cạp và các dụng cụ chuyên dùng khác. Mỗi vị trí lấy mẫu đất được lấy từ 3-5 mẫu xung quanh tâm tọa độ vị trí lấy mẫu sau đó trộn

đều các mẫu với nhau, chia trung bình và lấy mẫu trung bình cho từng vị trí. Mẫu sau

khi thu được chứa trong các chai thủy tinh màu nâu được kí hiệu theo qui định và đem về phịng thí nghiệm. Mẫu được phơi ở nhiệt độ phịng đến khi khơ, sau đó được

nghiền và qua rây có mắt lưới 0,5mm.

Mẫu nước được lấy tại các mỏ khai thác, tuyển luyện vàng sa khống gây ơ

nhiễm mơi trường nước theo ngun tắc lấy từ vị trí phát thải ơ nhiễm sau đó mở rộng ra xung quanh. Mẫu nước thải được lấy trực tiếp từ cửa xả nước thải ra sơng Na Rì. Mẫu nước sơng được lấy ở độ sâu khoảng 20cm.

Đối với mẫu nước mặt cịn lấy thêm các mẫu ngồi phạm vi khơng ơ nhiễm để

đối sánh.

- Thời gian lấy mẫu vào mùa khô và mùa mưa năm 2012. Mùa khô vào tháng 04 và mùa mưa vào tháng 8 năm 2012.

Bảng 2.1. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước

TT Thông số/ chỉ tiêu

Phương pháp phân tích

1 pH Máy đo pH.

2 COD Phương pháp Bicromat.

3 BOD5 Phương pháp pha loãng theo TCVN 6001-1995.

4 TSS Phương pháp khối lượng sau khi lọc, sấy ở nhiệt độ 105oC

đến khối lượng không đổi theo TCVN 4560-1988.

5 Fets Phương pháp so màu. 6 Pts Phương pháp so màu.

7 Kim loại nặng Phương pháp cực phổ và PP quang phổ hấp thụ nguyên tử 8 Các anion Phương pháp so màu.

9 Coliformts Theo TCVN 6187-1: 1996; TCVN 6187-2:1996.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn giải pháp khai thác mỏ vàng sa khoáng na rì, tỉnh bắc kạn nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường đất (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)