3.2.1. Đặc điểm địa chất khoáng sàng
Cấu trúc địa chất khu vực nghiên cứu là các trầm tích bở rời gồm cát, sét, sỏi, sạn, đá tảng. Phân bố dọc 2 bờ sông Ngân Sơn được tạm chia thành 4 đơn vị địa mạo khác nhau, đặc biệt trong đó có vàng sa khống tập trung tạo thành những thân quặng có trữ lượng khác nhau.
Sau đây là phần mô tả chi tiết các đơn vị địa tầng từ trẻ đến già như sau:
- Bãi bồi thấp (aQ2Nb)
Diện phân bố của trầm tích này, khơng ổn định theo thời gian và theo nước sông. Trên bản đồ phân bố thành dải dọc theo sông Ngân Sơn - Bắc Giang, với chiều rộng từ 20-100m, dày 0,2-0,6m thành phần chính là cát, cuội sỏi, tảng, sét, cát. Trong bãi bồi có chứa vàng vẩy nhỏ liti với hàm lượng khơng đáng kể.
Hình 3.1. Bản đồ vị trí địa lý, giao thơng huyện Na Rì [24]
- Bãi bồi cao (aQ2a)
Phân bố ở phía bờ phải thành giải liên tục dọc thung lũng còn ở bờ trái chúng phân bổ khơng liên tục thành giải hẹp, chiều rộng trung bình 200-1.100m. Trầm tích bãi bồi cao gồm hai tập:
Tập trên (aQ2a2): Thành phần thạch học là sét pha cát trong đó chủ yếu sét, sét màu xám, đều có chứa mùn hữu cơ có bề dày từ 2,40-8,80m. Trong tập này có chứa vàng sa
khống ở dạng vảy nhỏ với hàm lượng rất thấp. Nhiều nơi gần như khơng có vàng.
Tập dưới (aQ2a1): Trầm tích bở rời chứa vàng thành phần gồm cát, cuội, sỏi, tảng chiếm 70-80%, sét 5-15%, đá tảng 5-15%, thành phần cuội, sỏi sạn tảng chủ yếu là thạch anh. Độ mài tròn và lựa chọn tốt, các thành phần cuội sỏi khác là diabaz, cát kết, đá, phiến ít. Ngồi ra trong trầm tích bở rời, có chỗ gặp những thấu kính đất sét
mỏng, phần đáy giáp đá vơi có nhiều tảng lăn, ở một số nơi có sét lót đáy chiều dày
20-28m. Ở Lương Thượng, trong tập này là nơi có tích tụ vàng sa khống, trong trầm tích bở rời của tập dưới, các thân quặng đạt giá trị công nghiệp. Thân quặng phân bố kéo dài không liên tục với bề dày từ 2,3m đến hơn 20m. Có nơi được lót bởi lớp sét
dày từ 1-2m. Vàng thường tập trung ở độ sâu 8-15m kích thước hạt vàng từ 0,3-0,5mm rất ít gặp hạt có kích thước 2-3mm. Vàng có dạng vảy nhỏ li ti hầu như phân bố đồng
đều nhưng chiếm tỷ lệ khơng đáng kể. Vàng có hàm lượng cao ở những nơi thân
quặng ở phần dưới có đá tảng đường kính 0,2-0,3m, hoặc những nơi trầm tích bở rời có chứa nhiều oxit sắt màu nâu hoặc màu xám xanh.
Vàng có hàm lượng trung bình 93-94%, vàng ở trong thềm sót trên núi đá vơi (thềm 3) như ở Nà Mìn, Bãi Mây và những vùng tương tự, có vùng cao hơn, trung bình là 96%, vàng trong vùng này dân thường nói vàng sơng có tuổi thấp hơn vàng núi. Đây là điểm khác biệt so với vàng sa khoáng ở các nơi khác.
- Thềm bậc 1 (aQ11)
Thềm tích bậc 1 phân bố ở dạng thềm sót nằm trên địa hình thềm tích lục
ngun (T2sh) sát chân núi giáp đường ơ tơ độ cao phân bố từ 265-275m, do địa hình chia cắt và bị bào mòn thềm này kéo dài khơng liên tục. Những phần cịn sót lại có kích thước hẹp từ 20-100m, kéo dài 40-300m.
Thành phần gồm cát, cuội, sỏi, sạn thạch anh chiếm 60-80% tảng có kích thước trên 20 cm, chiếm khoảng 10%, cịn lại là sắt, ít hịn sạn sỏi là cát kết thềm dài từ 0,3- 3,50m, vàng ở thềm này có hàm lượng thay đổi từ rất ít đến vài g/m3 và phần lớn cũng bị dân đào bới khai thác nham nhở khơng cịn ý nghĩa cơng nghiệp (ở Lương Thượng vắng mặt thềm bậc II, thềm này có mặt ở phía đơng nam thung lũng Tân An).
- Thềm bậc III: Là thềm sót với diện phân bố ở bản Nà Mìn, Bãi Mây; nằm trên
độ cao 400-450m của sườn núi đá vơi tương đối ít dốc. Có chiều rộng từ 20-50m, dài
100-250m. Thành phần gồm cát, cuội, sỏi, sạn, thạch anh chiếm tới 60-70% ngoài ra cịn ít cuội là cát kết, cuội trịn cạnh, đá tảng có kích thước 20cm chiếm 10% tạp chất, sét chiếm khoảng 10-15%.
Trong thềm này có chứa vàng sa khống kích thước hạt vàng trung bình 0,5- 1mm. Ngồi ra có vẩy nhỏ li ti và có cả vảy lớn, hàm lượng vàng trung bình từ 0,01g-1 hoặc 2g/m3. Khi được tái lắng đọng có thể đạt tới hàng chục g/m3, hiện tượng thềm này do bị phá huỷ từ các trầm tích bở rời của thềm và vàng được đưa xuống thấp hơn chui vào các hang hốc và khe nứt đá vơi. Ngồi ra cịn lẫn trong đất mặt ở sườn núi
hay ở những địa hình thấp hơn.
Nhìn chung thềm bậc III cịn sót lại khơng nhiều nhưng có đặc điểm chung làm hàm lượng vàng cao có nhiều nơi địa hình rất cao, loại này được người Trung Quốc và người Pháp đã khai thác bằng phương pháp thủ công. Loại bậc thềm này không thuận lợi cho việc khai thác công nghiệp do đặc điểm qui mơ nhỏ, ở vị trí địa hình cao khó
khai thác. Trước đây và hiện nay có nhiều người khai thác tự do, tình hình an ninh phức tạp nên Nhà nước không tiến hành những công việc thăm dò chi tiết ở các vùng này.
Căn cứ vào tài liệu địa chất khu vực cho thấy trong vùng nghiên cứu có 2 hệ thống đứt gãy. Hệ thống đứt gãy chạy ngang thung lũng từ Van Khít sơng Ngân Sơn - Bắc Giang có phương đông bắc - tây nam. Hệ thống này trùng hoặc gần trùng với các suối ngầm từ vùng núi đá vơi chảy về mùa khơ có thể chui xuống một vài cửa hút của suối ngầm này ở sau bản Van Khít.
Hệ thống đứt gãy gần trùng sơng Ngân Sơn - Bắc Giang có phương đơng bắc - tây nam. Liên quan đến hệ thống này có đá diabaz, chúng được gặp trong lỗ khoan ở
độ sâu từ 22,2-24,8m. Ngồi vàng cịn có pirit, thủy ngân, manhetit, granit, zircon,
vàng có hàm lượng khơng cao bằng vàng ở thềm sót trên núi (94-96%). [17]
Từ các tài liệu này có thể suy đốn dưới đáy các khu vực mỏ vàng sa khống Na Rì khơng loại trừ khả năng tồn tại vàng gốc.