KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn giải pháp khai thác mỏ vàng sa khoáng na rì, tỉnh bắc kạn nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường đất (Trang 84 - 86)

- Dùng lưới lọc ở giếng đứng thoát nước:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

Qua tìm hiều thực tế cơng tác khai thác vàng sa khống ở mỏ Na Rì, Bắc Kạn rút ra kết luận:

1. Công nghệ khai thác vàng sa khống hiện nay ở Na Rì chưa hợp lý, thiếu hiệu quả kinh tế, lãng phí nguồn tài nguyên của đất nước, khơng có khả năng hạn chế ơ nhiễm mơi trường trong q trình khai thác vàng sa khống.

2. Hiện trạng môi trường đất và nước khu vực nghiên cứu bị ô nhiễm bởi hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng trong nước thải của các mỏ vàng sa khoáng vượt giới hạn cho phép đối với nước thải công nghiệp hơn 300 lần nên nước sơng Na Rì thời gian những năm gần đây luôn rất đục và đỏ ngầu. Hàm lượng dầu - mỡ khoáng cao hơn giới hạn cho phép là 1,87 lần vào mùa khô và 7,89 lần vào mùa mưa. Chỉ số COD vượt quá 13,33 lần vào mùa khô và 13,97 lần vào mùa mưa; BOD5 lần lượt là 10,61 lần và 11,11 lần; Nts là 2,20 lần và 2,43 lần; Pts là 1,29 và 1,38 lần. Hàm lượng chất hữu cơ cao là do quá trình xối nước tuyển vàng đã hòa tan rất nhiều vật chất hữu cơ đã được chôn vùi trong đất và thải vào môi trường nước. Hàm lượng xyanua vượt 2,89 lần vào mùa khô và 2,84 lần vào mùa mưa; hàm lượng thủy ngân cũng vượt 3,24 lần vào mùa khô và 2,64 lần vào mùa mưa. Nước thải sinh hoạt đã vượt quá giới hạn nhiều lần trên các thông số TSS, lượng oxy tiêu hao sinh hóa và tổng khuẩn Coliform,...

2. Áp dụng Công nghệ khai thác bằng cơ giới sử dụng máy xúc kết hợp ô tô để khai thác vàng sa khoáng tại các khu vực bãi bồi, thềm sông, suối, thung lũng chứa vàng ở mỏ Na Rì là sa khống vàng,... nơi có diện tích chỉ ngập lụt trong mùa mưa lũ. Và Công nghệ khai thác bằng sức nước sử dụng tàu cuốc áp dụng cho việc khai thác vàng sa khoáng trong các lịng sơng là hợp lý. Hạn chế tới mức tối đa sự ô nhiễm môi trường đất khi khai thác vàng sa khoáng; Đảm bảo phát triển bền vững môi trường tự nhiên của vùng mỏ.

3. Đồng bộ các thiết bị khai thác làm cho q trình khai thác vàng sa khống có tính cơ động cao, cho phép khai thác chọn lọc, khắc phục điều kiện thành phần cỡ hạt khơng đều, có nhiều đá và tảng lăn đá gốc lớn. Sau khi kết thúc khai thác phần thềm, bờ

khơng ngập nước, sau đó sẽ chuyển nơi khai thác hết quặng làm mương dẫn, nắn dòng

để khai thác quặng ở phần đáy thung lũng nơi có dịng chảy, đảm bảo tận thu khống

sản tối đa và hạn chế thời gian phải ngừng khai thác vào mùa mưa, ngập úng.

KIẾN NGHỊ

1. Nghiên cứu và tình tốn chi tiết vị trí xây dựng cơ bản các cơng trình phục vụ

đưa cơng nghệ khai thác bằng cơ giới sử dụng máy xúc kết hợp ô tô và công nghệ khai

thác bằng sức nước sử dụng tàu cuốc vào khai thác vàng sa khống ở mỏ Na Rì.

2. Trong q trình khai thác vàng sa khống mỏ Na Rì cần phải tiến hành quan trắc ô nhiễm môi trường đất định kỳ, nhằm sớm phát hiện các bất thường về ô nhiễm môi trường đất và đưa ra biện pháp xử lý hợp lý, kịp thời.

3. Cần có quy hoạch, quản lý, giám sát q trình khai thác khống sản tại địa phương. Việc đưa ra các quy định cụ thể cũng như những chế tài nghiêm sẽ hạn chế

những sai phạm trong việc bảo vệ mơi trường nói chung và giảm thiểu những tác động tiêu cực tới mơi trường đất nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn giải pháp khai thác mỏ vàng sa khoáng na rì, tỉnh bắc kạn nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường đất (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)