3.5. Phân tích kết quả thử nghiệm
3.5.1. Đánh giá tương quan hình ảnh giữa sơ đồ do người dân vẽ và bản đồ địa
chính chính quy
Để đánh giá độ chính xác của sơ đồ thành lập đƣợc, đề tài đã sử dụng các bản đồ địa chính dạng số đã có ở khu vực nghiên cứu. Gồm có:
- Bản đồ địa chính dạng số xã Đình Minh tỷ lệ 1:1000 thành lập năm 2002; - Bản đồ địa chính dạng số xã Tứ Xã tỷ lệ tỷ lệ 1:1000 thành lập năm 1998. Hình ảnh tƣơng quan giữa sơ đồ PM và bản đồ chính quy đƣợc thể hiện ở hình 3.18 và 3.19. Trong đó ranh giới màu đỏ là do ngƣời dân vẽ, màu đen là bản đồ
địa chính dạng số đã có của khu vực.
Hình 3.18. Tương quan giữa các lớp thửa đất của sơ đồ PM và bản đồ địa chính đã có của xóm Khưa Khảo, xã Đình Minh
Sau khi biên tập, loại bỏ các sai sót kỹ thuật nhƣ thiếu nét, thừa nét,… thì về trực quan có thể dễ dàng nhận thấy về hình dạng thửa đất của cả 2 khu vực đều khá
sự sai khác ở mức độ khác nhau giữa các khu vực trên. Độ trùng khớp ranh giới khu vực đất nơng nghiệp có độ chính xác cao hơn. Một số khu vực ở bản đồ Khu 7 có hiện tƣợng hai ba thửa chung nhau một ranh giới là do đó thuộc khu vực đất ở, tƣờng bao bị cây cối che chắn dẫn đến sự nhầm lẫn của ngƣời dân. Để đánh giá chính xác hơn, cần sử dụng phƣơng pháp đánh giá sai số trung phƣơng theo tọa độ đỉnh thửa và theo chiều dài cạnh giữa hai loại bản đồ.
Hình 3.19. Tương quan giữa các lớp thửa đất của sơ đồ PM và bản đồ địa chính đã có của Khu 7, xã Tứ Xã