Khái quát về các khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp thành lập bản đồ địa chính ở khu vực miền núi với sự tham gia của cộng đồng (Trang 47 - 51)

3.1.1. Xã Đình Minh

a. Điều kiện tự nhiên

Đình Minh là một xã của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Xã có có diện tích 9,37 km², xã có tọa độ địa lý từ 22050’32’’ đến 22054’17’’ vĩ độ Bắc và 106052’49’’ đến 106056’44’’ kinh độ Đơng. Xã Đình Minh tiếp giáp với:

- Phía Bắc giáp xã Khâm Thành; - Phía Đơng giáp xã Phong Châu;

- Phía Nam giáp các xã Cao Thăng và Cảnh Tiên; - Phía Tây giáp xã Cảnh Tiên và thị trấn Trùng Khánh.

Đình Minh là xã miền núi, địa hình có đặc điểm là vùng núi vừa, trong đó tiểu vùng núi đá có độ dốc lớn, phần tiếp theo là núi thấp, đồi và vùng thung lũng thấp nằm xen kẽ. Độ cao trung bình của xã từ 500 m đến 800 m, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Địa hình chính của xã là thung lũng: đây là những dải đất tƣơng đối bằng phẳng chạy xen kẽ giữa các chân đồi và núi thấp, mức độ rộng hẹp, cao thấp khác nhau, nhƣng nói chung đó là những cánh đồng, nƣơng bãi tƣơng đối bằng phẳng.

Chính dạng địa hình này đã hình thành những loại đất chính để sản xuất nơng, lâm nghiệp của xã.

Xã Đình Minh có địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn, bị chia cắt phức tạp đi lại khó khăn, hạn chế đến giao lƣu và phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn trong việc đầu tƣ máy móc, trang thiết bị, tốn sức ngƣời và thời gian trong công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí xã Đình Minh

Mặt khác, mức độ chia cắt của địa hình lại càng tăng thêm bởi cấu trúc địa chất mà trƣớc hết do có thành phần đá nền là đá vơi nên việc khai thác sử dụng lãnh thổ sẽ tƣơng đối khó khăn. Địa hình chủ yếu là cao, dốc cho nên đất đai dễ bị xói mịn rửa trơi, biến động nhiều gây khó khăn trong việc quản lý đất đai, nhất là việc cập nhật biến động.

b. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thang Nà, Bản Đà, Khƣa Khảo, Phia Sách Khƣa Nâu.

Đình Minh có tuyến tỉnh lộ 206 chạy dọc trên địa bàn theo chiều Đông - Tây. Là xã miền núi biên giới nên các khu dân cƣ nơng thơn ở đây có đặc điểm chung là thƣa thớt, quy mô thôn bản nhỏ, sống rải rác theo các triền đồi hoặc dọc theo các trục đƣờng lớn thuận lợi cho việc đi lại. Cƣ dân chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp, đời sống của nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn do thiếu nhiều điều kiện hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

Nhìn chung, trong những năm qua công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính đƣợc tiến hành tƣơng đối khẩn trƣơng giúp xã nắm chắc quỹ đất, tăng cƣờng một bƣớc công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, phục vụ kịp thời việc giao đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác này đã đƣợc tiến hành từ năm 1994, đến năm 2001 đã cơ bản hoàn thành. Toàn bộ đất đai của xã Đình Minh đã đƣợc đo đạc địa chính, lập bản đồ địa chính chính quy. Các sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính lƣu trữ ở dạng giấy và dạng số trong hệ tọa độ VN-2000 đƣợc sử dụng để phục vụ các nhu cầu về quản lý đất đai và làm cơ sở để phát triển đo đạc, lập các bản đồ chuyên đề của các ngành.

Tuy nhiên, do đất đai là yếu tố nhạy cảm, việc sử dụng đất đai mang nặng tính lịch sử, tƣ duy của một bộ phận nhân dân chƣa phù hợp với quy định của pháp luật, một số nội dung quản lý đất đai trƣớc đây thiếu chặt chẽ, tạo kẽ hở pháp luật nên dẫn đến một số tồn tại cần đƣợc khắc phục.

Với những tồn tại trên có thể thấy ngƣời dân ở đây chƣa đƣợc tiếp cận nhiều với chính sách pháp luật đất đai, chƣa có sự gần gũi giữa cán bộ địa phƣơng và nhân dân dẫn đến tình trạng ngƣời dân chƣa hoàn toàn tin tƣởng vào đội ngũ quản lý. Cách thức thành lập bản đồ với sự tham gia của cộng đồng sẽ phần nào làm giảm bớt khoảng cách giữa cán bộ quản lý đất đai tại địa phƣơng với nhân dân. Đồng thời cho ngƣời dân trực tiếp tham gia vào việc đo vẽ địa chính sẽ giúp họ có đƣợc sự tin tƣởng hơn phƣơng thức quản lý của nhà nƣớc. Do vậy, triển khai PM tại khu vực xã Đình Minh sẽ tạo điều kiện rất tốt cho công tác quản lý đất đai ở nơi này.

3.1.2. Xã Tứ Xã

a. Điều kiện tự nhiên

Tứ Xã là một xã nằm phía nam huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, có tọa độ địa lý từ 21026’33’’ đến 21030’14’’ vĩ độ Bắc và 105029’35’’ đến 105030’11’’ kinh độ Đơng. Với diện tích là 815,6 ha, trong đó đất nơng nghiệp có 612 ha, đất thổ cƣ và đất chuyên dùng có 203,6 ha. Tồn bộ diện tích của xã trải dài trên 4 km, chiều rộng từ Tây sang Đông khoảng 2 km. Tứ Xã tiếp giáp với:

- Phía Bắc giáp xã Sơn Vị;

- Phía Tây giáp 2 xã: Sơn Dƣơng, Kinh Kệ; - Phía Nam giáp 2 xã Bản Nguyên, Vĩnh Lại; - Phía Đơng giáp xã Cao Xá.

Hình 3.2. Sơ đồ vị trí xã Tứ Xã

Tứ Xã nằm cách sông Hồng về phía Tây khoảng 3 km, cách Đền Hùng về phía Đơng Bắc 10 km, cách thành phố Việt Trì khoảng 7 - 8 km theo đƣờng chim bay. Xã có địa hình bằng phẳng, khơng bị đồi núi che khuất, rất thuận lợi cho công

tác đo vẽ thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng khơng, bởi độ biến dạng hình học khơng lớn.

b. Điều kiện kinh tế - xã hội

Xã Tứ Xã có diện tích 8,55 km², dân số năm 1999 là 9806 ngƣời, mật độ dân số đạt 1147 ngƣời/km². Giống nhƣ nhiều làng ngƣời Việt khác, nhân dân Tứ Xã lấy nghề nơng, trồng lúa nƣớc làm chính.

Ngồi làm ruộng, ngƣời dân Tứ Xã cịn có nghề đánh bắt tơm cá bằng nhiều cách khác nhau. Những lúc nông nhàn ngƣời dân còn làm nhiều nghề khác nhƣ rèn, đan lát, buôn bán nhỏ, chăn tằm, dệt vải, và đặc biệt có nghề làm mộc nổi tiếng trong và ngoài tỉnh.

Với đặc điểm dân cƣ nhƣ vậy nên trình độ nhận thức của ngƣời dân ở đây khá tốt, tuy khả năng hiểu biết về thông tin khơng gian cịn hạn chế. Nhƣng ngƣời dân ở đây lại có sự nhiệt tình tham gia vì lợi ích chung của cộng đồng cho nên việc giới thiệu PM sẽ đƣợc dễ dàng hơn, tạo nhận thức ban đầu cho họ trong việc thử nghiệm đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp thành lập bản đồ địa chính ở khu vực miền núi với sự tham gia của cộng đồng (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)