Chƣơng 3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN
3.3. Khảo sát phổ phát quang của hạt nano Au trong ethanol và trong
3.3.1. Phổ phát quang của hạt nano Au trong ethanol với mật độ hạt khác
nhau trong dung dịch
Bằng cách kích thích hai mẫu M1 và M2 với cùng bƣớc sóng kích thích 355nm của laser Nd:YAG hoạt động ở chế độ xung. Chúng tôi thu đƣợc phổ phát quang của hạt nano vàng trong ethanol nhƣ sau:
Hình 3.9. Phổ phát quang của hạt nano Au trong ethanol: a, b - phổ phát quang với mật độ hạt nano Au khác nhau trong dung dịch tương ứng của mẫu M1 và M2. Tăng cơng suất, hình c và d cho thấy rõ những vị trí đỉnh phổ phát quang của hạt nano Au.
Hình 3.9.a và 3.9.b cho thấy phổ phát quang của hạt nano Au trong ethanol tƣơng ứng với hai mẫu M1 và M2. Chúng tôi nhận thấy rằng, hai mẫu khác nhau về mật độ hạt nano Au trong dung dịch đều cho phổ phát quang của các hạt nano vàng với hai vị trí đỉnh phổ phát quang tƣơng ứng với cƣờng độ phát quang lớn nhất tại các bƣớc sóng, 455nm và 555nm, với mẫu M1 (phổ phát quang tƣơng ứng của hình 3.9.a), mặc dù cƣờng độ phát quang khá yếu nhƣng vẫn có thể thấy rõ sự xuất hiện của hai đỉnh phổ. Với hình 3.9.b, cƣờng độ phát quang tại vị trí đỉnh tƣơng ứng bƣớc sóng 555nm rất yếu nên hầu nhƣ khó quan sát thấy. Tuy nhiên khi tăng cƣờng
độ laser kích thích (hình 3.9.d), tín hiệu phát quang tại vị trí đỉnh phổ này đã tăng lên đáng kể và ta có thể quan sát thấy cả hai vị trí đỉnh phổ phát quang.
Theo lí thuyết, hai dịch chuyển tái hợp phát các bức xạ thu đƣợc là: dịch chuyển của điện tử từ mức sp gần điểm đối xứng cao L trong vùng Brillouin xuống mức d2 nằm sâu dƣới mức Fermi tƣơng ứng sự phát quang với bƣớc sóng ngắn hơn (455nm) (hình 1.1.a); dịch chuyển của điện tử từ mức sp xuống mức d1 nằm ngay dƣới mức Fermi tƣơng ứng với bức xạ có bƣớc sóng dài hơn (555nm). Khi so sánh với các kết quả thực nghiệm đƣợc thực hiện bởi các nhóm khác chúng tơi nhận thấy rằng hai giá trị cƣờng độ lớn nhất tại hai bƣớc sóng nêu trên là hồn tồn chấp nhận đƣợc.
Trong hình 3.9.a phổ phát quang thu đƣợc có sự xuất hiện của một vạch hẹp có cƣờng độ lớn nhất tại bƣớc sóng 393nm. Chúng tơi đã đi tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện của vạch hẹp này và kết luận rằng đó là sự phát quang của dung dịch cồn trong cuvette thạch anh. Phổ phát quang của dung dịch cồn trong cuvette thạch anh với cùng bƣớc sóng laser kích thích (355nm) đã đƣợc kiểm chứng trong hình 3.10.
Hình 3.10. Phổ phát quang của ethanol tinh khiết trong cuvette