3.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu suất xử lý thuốc nhuộm của
3.2.1. Ảnh hưởng của pH
pH của dung dịch là một trong những thơng số chính điều khiển q trình hấp thụ do ảnh hưởng của nó trên cả bề mặt liên kết của chất hấp thụ và quá trình ion hóa của phân tử thuốc nhuộm [12]. Hình 3.5 trình bày kết quả đánh giá ảnh hưởng của pH tới hiệu quả xử lý 3 loại thuốc nhuộm hoạt tính Yellow CL2R, Blue CLBP và Red CL5B của EPS thô tách bằng phương pháp HCHO kết hợp NaOH.
Kết quả cho thấy hiệu quả hấp phụ thuốc nhuộm của EPS phụ thuộc nhiều vào pH [17], ở điều kiện pH từ trung tính tới kiềm, hiệu quả xử lý thuốc nhuộm của EPS đạt thấp, từ 2,7 đến 7,2 % đối với thuốc nhuộm Yellow CL2R, từ 0,4 đến 2,9 % đối với thuốc nhuộm Red CL5B, riêng thuốc nhuộm Blue CLBP cho hiệu quả
trên 50% (từ 3,3 đến 65,7 %), nguyên nhân hiêu quả xử lý thuốc nhuộm Blue CLBP cao trong khoảng pH này là do Al3+ đã có hiệu quả xử lý cao với thuốc nhuộm.
EPS bắt đầu thể hiện khả năng hấp phụ thuốc nhuộm khi pH giảm xuống tới 6. Hiệu suất đạt được đối với thuốc nhuộm Yellow CL2R là 41,1 %, Blue CLBP là 90,1 % và Red CL5B là 57,4 %. Khi pH càng thấp thì hiệu quả xử lý thuốc nhuộm càng cao, đối với thuốc nhuộm Yellow CL2R khi chuyển từ pH 4 về pH 2 hiệu suất tăng từ 86,1 lên 87,9 %, đối với thuốc nhuộm Blue CLBP và Red CL5B hiệu suất tăng lần lượt từ 92,3 đến 99,1 % và từ 66,5 đến 70,8%. Hiệu quả xử lý cao tại pH thấp, có thể được giải thích là do khi pH giảm, nồng độ H+ tăng và trung hịa được điện tích âm bề mặt của EPS, nhờ đó, tăng khả năng liên kết của EPS với thuốc nhuộm.
Hình 3.5. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất xử lý màu thuốc nhuộm Yellow CL2R, Blue CLBP và Red CL5B của EPS tách được bằng phương pháp HCHO kết hợp NaOH.