3.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu suất xử lý thuốc nhuộm của
3.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ cation
Các nghiên cứu được công bố cho thấy, EPS hầu hết mang thế bề mặt âm từ - 27 mV đến -30 mV [55, 72]. EPS có thể liên kết với thuốc nhuộm (chủ yếu mang điện tích âm) cần có các cation làm cầu nối. Để đánh giá ảnh hưởng của các cation tới khả năng xử lý màu thuốc nhuộm, từ đó lựa chọn ra cation phù hợp. Bảng 3.4
cho thấy, phèn nhơm có khả năng xử lý thuốc nhuộm Yellow CL2R tốt nhất, nồng độ thuốc nhuộm giảm từ 80 mg/L xuống còn 72,9 mg/L, tương ứng với hiệu quả xử lý 8,8 %. Với Fe2+, Fe3+ và PAC nồng độ thuốc nhuộm tưng ứng còn lại 76,3 mg/L, 76,8 mg/L và 75,0 mg/L. Khi thêm EPS với hàm lượng 1g/L thì nồng độ thuốc nhuộm Yellow CL2R giảm xuống còn 11,7 mg/L, hiệu quả xử lý tăng cao nhất đạt 85,4 % (sử dụng Al3+) và cũng tăng lên đến 43,9 % (sử dụng Fe2+), 48,0% (sử dụng Fe3+) và 69,6% (sử dụng PAC).
Bảng 3.4. Đánh giá hiệu quả xử lý màu thuốc nhuộm Yellow CL2R đối với cation khác nhau Cation Co (mg/L) C1 (mg/L) C2 (mg/L) H1 (%) H2 (%) Al3+ 80 72,9 11,7 8,8 85,4 Fe2+ 80 76,3 44,9 4,6 43,9 Fe3+ 80 76,8 41,6 4,0 48,0 PAC 80 75,0 24,3 6,3 69,6
Ghi chú: Co - Nồng độ thuốc nhuộm ban đầu; C1 - Nồng độ thuốc nhuộm sau khi xử lý bằng cation (50mg/L); C2 - Nồng độ thuốc nhuộm sau khi xử lý bằng cation (50 mg/L) và EPS (1g/L); H1 - Hiệu quả xử lý bằng cation; H2 - Hiệu quả xử lý bằng cation kết hợp EPS.
Từ kết quả trong Bảng 3.4 thấy rằng, Al3+ cho hiệu quả xử lý màu Yellow CL2R hiệu quả và có khả năng kết hợp với EPS để tăng hiệu quả xử lý màu của thuốc nhuộm, nên Al3+ được lựa chọn là cation để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.