3.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu suất xử lý thuốc nhuộm của
3.2.4. Ảnh hưởng của nồng độ polymer ngoại bào
Biến thiên của nồng độ thuốc nhuộm sau xử lý và hiệu quả xử lý theo nồng độ EPS sử dụng từ 29 – 582 mg EPS/L.
Đối với thuốc nhuộm Blue CLBP kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả xử lý thuốc nhuộm Blue CLBP tăng nhanh từ 74% lên 90% khi sử dụng EPS với nồng độ từ 30 – 115 mg/L, hiệu suất xử lý mầu đạt trên 99% (nồng độ mầu còn lại là 0,6 mg/L) khi bổ sung 290 mg EPS/L. Tăng nồng độ EPS lên đến 350 mg/L, hiệu suất xử lý mầu chỉ tăng thêm khoảng 0,4%. Như vậy, nồng độ EPS tối ưu cho xử lý thuốc nhuộm Blue CLBP là khoảng 290 mg EPS/L.
Đối với thuốc nhuộm Yellow CL2R kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả xử lý thuốc nhuộm tăng nhanh từ 25% đến 86% khi sử dụng EPS với nồng độ từ 30 – 175 mg/L, hiệu suất xử lý đạt 86% thì nồng độ thuốc nhuộm cịn lại là 10,2 mg/L. Khi tăng nồng EPS lên trên 200 mg/L thì hiệu suất xử lý thuốc nhuộm chỉ tăng thêm khoảng 1%. Như vậy, nồng độ EPS tối ưu cho xử lý thuốc nhuộm Yellow CL2R là khoảng 200 mg EPS/L.
Đối với thuốc nhuộm Red CL5B kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả xử lý thuốc nhuộm tăng nhanh từ 38% lên 80% khi sử dụng EPS với nồng độ từ 30 – 350 mg/L. Khi tăng nồng độ EPS lên trên 400 mg/L thì hiệu suất xử lý thuốc nhuộm cũng chỉ tăng lên khoảng 2%. Như vậy, nồng độ EPS tối ưu cho xử lý thuốc nhuộm Red CL5B là khoảng 350 mg/L.
Bảng 3.5 thể hiện so sánh giá trị qe của EPS được tách từ BTSH bằng
phương pháp HCHO kết hợp NaOH với một số cơng trình nghiên cứu khác. Kết quả cho thấy giá trị qe của thuốc nhuộm Blue CLBP, Yellow CL2R và Red CL5B lớn
hơn nhiều so với các nghiên cứu về hấp phụ thuốc nhuộm trước đây trên các vật liệu có nguồn gốc sinh học và có giá trị qe cao hơn so với than hoạt tính gáo dừa và than đá là những vật liệu hấp phụ được cho là có dung lượng cao. Các kết quả đạt được cho thấy EPS được tách từ BTSH là một vật liệu có tiềm năng cao để ứng dụng trong xử lý màu của nước thải dệt nhuộm.
Bảng 3.5. So sánh dung lượng hấp phụ của EPS tách từ bùn thải bằng phương pháp HCHO-NaOH với các nghiên cứu khác
Chất hấp phụ sinh học Thuốc nhuộm
qe (mg/g) Co (mg/L) Nguồn Corynebacterium
glutamicum Reactive Black 5 419 500 [76] Cephalosporium
aphidicola Axit Red 57 109 150 [36]
Laminaria sp. Reactive Black 5 102 50 - 1000 [77] Posidonia oceanica (L.)
fibres Methylene blue 5.56 50 [57]
Chlorella vulgaris Remazol Black B 420 800 [90]
Vỏ trấu Safranine 1119 10 - 1000 [50]
Than đá Methylene blue 250 10 - 1000 [50] Than hoạt tính gáo dừa Methylene blue 435 50 - 500 [74] Proteus mirabilis TJ-1 Basic Blue 54 2005 50 - 400 [87]
EPS tách từ bùn thải Blue CLBP 720 80 Kết quả của luận văn Yellow CL2R 502 80 Red CL5B 952 80
Hình 3.7. Tương quan giữa hàm lượng EPS sử dụng với hiệu suất xử lý thuốc nhuộm Yellow CL2R, Blue CLBP và Red CL5B.