Dự báo cơ cấu sử dụng đất năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất huyện ba vì cho mục tiêu phát triển bền vững (Trang 59 - 67)

3.5.3.1. Đất nông nghiệp

- Định hướng trong những năm tới là phát triển nơng nghiệp sản xuất hàng hóa toàn diện, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thay đổi cơ cấu cây trồng vật ni phù hợp với nhu cầu thị trường, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển lâm nghiệp theo hướng phịng hộ, tạo cảnh quan mơi trường, ni trồng thủy sản

du lịch sinh thái (hình thành các điểm du lịch sinh thái, các mơ hình canh tác tạo cảnh quan); phát triển theo hướng phục vụ cho đô thị, phục vụ cho du lịch và góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp từ 5 - 6 %, đóng góp của nơng nghiệp vào GDP khoảng 22-23%.

- Tập trung chỉ đạo thực hiện dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; xây dựng các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với cơng nghiệp chế biến, tạo sản phẩm có chất lượng cao, có thương hiệu. Tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp bằng việc xây dựng và phát triển các mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao, các mơ hình kinh tế trang trại tổng hợp; phát triển nông nghiệp sạch, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát triển công nghiệp chế biến và phát triển kinh tế trạng trại hộ gia đình.

Định hướng đất nông nghiệp đến năm 2020 có khoảng 22,700 ha và đến năm 2030 còn lại khoảng 21,600 ha.

a, Đất trồng lúa

- Giảm dần diện tích gieo trồng lúa ở những nơi kém hiệu quả thay thế bằng các cây trồng khác và ni trồng thủy sản có giá trị kinh tế hơn, đồng thời tăng cường đầu tư nhân rộng các giống lúa chất lượng cao, lúa đặc sản cho năng suất, chất lượng gạo có phẩm chất tốt tăng giá trị hàng hóa của lúa gạo. Đầu tư hệ thống thủy lợi hiện đại để chủ động tưới tiêu nhằm thâm canh, tăng vụ chuyển đất trồng lúa 1 vụ lên 2 vụ trên địa bàn huyện.

- Định hướng đất lúa đến năm 2020 có khoảng 8,340 ha, đến năm 2030 có khoảng 7,896 ha. Đây là diện tích cần được bảo vệ nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an ninh lương thực, chỉ tiêu phân bổ của Thành phố.

b, Đất trồng cây lâu năm

Tiếp tục bảo vệ diện tích trồng cây ăn quả hiện có, cải tạo đất vườn tạp trong khn viên của các hộ gia đình và diện tích đất hàng năm ven các khu dân cư để trồng cây ăn quả.

Đến năm 2020 diện tích đất trồng cây lâu năm có khoảng 5.350 ha. Định hướng đến năm 2030 diện tích đất khoảng 5.060 ha.

c, Đất lâm nghiệp:

Phát triển lâm nghiệp toàn diện, ổn định và bền vững theo hướng tổ chức sản xuất hợp lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng. Đa dạng hóa các sản phẩm lâm sản, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Áp dụng công nghệ chế biến mới, tạo giống cây rừng chất lượng cao, cải tạo rừng trồng kém chất lượng. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân trong vùng, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phịng, phát huy truyền thống văn hóa của cộng đồng. Xây dựng hệ thống rừng phịng hộ cho các hồ đạp nước, phịng hộ bảo vệ mơi trường sinh thái. Đầu tư thâm canh trồng rừng sản xuất, trồng rừng nguyên liệu.

Bảo vệ, phát triển bền vững diện tích rừng đặc dụng, rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường, bảo tồn các nguồn gen động thực vất rừng quý hiếm. Cải tạo, nâng cấp rừng trồng thuần loại, có giá trị kinh tế thấp tạo thành rừng có giá trị kinh tế cao, phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Tăng thu nhập, tạo việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, quốc phòng. Nâng độ che phủ rừng lên 25% vào năm 2020.

- Đất rừng sản xuất

Rừng sản xuất phát triển chủ yếu theo hướng thâm canh, coi trọng năng suất và chất lượng; kết hợp sản xuất nông - ngư nghiệp, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các dịch vụ môi trường khác; xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến. Trong giai đoạn quy hoạch tới quỹ đất rừng sản xuất có xu hướng giảm mạnh để chuyển sang mục đích quốc phịng. Đến năm 2020 đất rừng sản xuất có khoảng 2,910 ha; và định hướng đến năm 2030 diện tích đất này là 2.785 ha.

- Đất rừng phòng hộ:

Định hướng đến năm 2020 đất rừng phòng hộ giữ ổn định khoảng 78 ha và đến năm 2030 giữ ổn định khoảng 78 ha, cần bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất rừng phịng hộ hiện có.

- Đất rừng đặc dụng

Bảo vệ rừng đặc dụng, hình thành các khu bảo tồn danh thắng. Phát triển rừng đa mục tiêu kết hợp có hiệu quả giữa rừng đặc dụng với du lịch sinh thái, quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh phát triển rừng cảnh quan sinh thái đô thị, khu du lịch và

rừng kinh tế. Bảo vệ và phát triển khu bảo tồn thiên nhiên vườn Quốc gia Ba Vì, xây dựng khu dự trữ thiên nhiên mới ở Suối Hai.

Định hướng đến năm 2020 đất rừng đặc dụng khoảng 2.857 ha và đến năm 2030 giữ ổn định diện tích khoảng 2.857ha (đất rừng đặc dụng giảm là do thống kê vào đất quốc phòng nhưng vẫn là rừng kết hợp với phòng thủ quốc phịng).

f. Đất ni trồng thủy sản

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển tận dụng diện tích đất ni trồng thủy sản có quy mô nhỏ chủ yếu nằm rải rác trong các khu khu dân cư cần tận dụng diện tích mặt nước như: ao, mặt nước chuyên dùng, ruộng trũng; đồng thời, phát triển các mơ hình trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

Định hướng đến năm 2020 đất ni trồng thủy sản có khoảng 1.090 ha vào năm 2020 và đạt khoảng 1.068 ha vào năm 2030.

3.5.3.2. Đất phi nông nghiệp

a. Đất trụ sở cơ quan cơng trình sự nghiệp

Để đáp ứng đủ đất cho mở rộng, xây dựng mới trụ sở thị trấn miền Núi thành lập mới, khu hành chính II trên địa bàn huyện và trụ sở UBND các xã, thị trấn. Định hướng đến năm 2020 tồn huyện có khoảng 155 ha và đến năm 2030 diện tích đất này khoảng là 164 ha.

b. Đất quốc phịng, an ninh

Tiếp tục rà sốt lại diện tích đất an ninh, quốc phịng theo chỉ thị của Chính phủ để chuyển sang các mục đích dân sinh kinh tế. Quy hoạch thêm các cơng trình phịng thủ cấp quốc gia, Thành phố trên địa bàn huyện Ba Vì. Diện tích đất quốc phịng đến năm 2020 có khoảng 6,447 ha và đến năm 2030 ổn định khoảng 6,447 ha; Đất an ninh đến năm 2020 là 110 ha và đến năm 2030 có khoảng 135 ha.

c. Đất cụm cơng nghiệp

Thực hiện đa dạng hoá về quy mô và loại hình sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống với quy mô vừa và nhỏ; tập trung phát triển các ngành có thế mạnh ở địa phương như chế biến chè, làm nón lá, chế biến tơ tằm, chế biến tinh bột sắn, đao, đót, mây tre đan.

Đến năm 2020 có khoảng 96 ha và năm 2030 có khoảng 183 ha nhằm đáp ứng diện tích đất phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống.

d. Đất di tích danh thắng

Giữ gìn, phát triển và trùng tu, bảo vệ các khu di tích, cơng trình lịch sử văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng theo Luật di sản văn hóa nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa, giá trị tinh thần của nhân dân trong huyện, cũng như tạo sức thu hút đối với nhiều du khách trong và ngoài huyện.

Trong những năm tới chủ yếu tơn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hiện có, mở rộng một số di tích lịch sử cấp tỉnh và quốc gia… diện tích đất đến năm 2020 dự kiến là 18 ha và định hướng đến năm 2030 diện tích đất này khoảng 29 ha.

e. Đất để bãi thải, xử lý chất thải

Để bảo vệ mơi trường sinh thái nói chung cũng như mơi trường sống nói riêng cần bố trí các khu vực bãi thải và xây dựng các khu, trạm xử lý chất thải, mước thải nhằm kiểm sốt các vấn đề ơ nhiễm, đặc biệt là khi q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa ngày càng phát triển, lượng rác thải ngày càng nhiều.

Phấn đấu mỗi thơn, xóm có từ 0,05 - 0,1 ha, mỗi xã có từ 0,3 - 0,5 ha đất để hình thành các bãi tập kết, trạm xử lý chất thải, rác thải. Đến năm 2020 diện tích đất này của huyện dự kiến là 27 ha. Định hướng đến năm 2030 diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải của huyện khoảng 47 ha.

f. Đất tơn giáo, tín ngưỡng

Tơn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, là sự tôn trọng thực tế khách quan và trách nhiệm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo, thỏa mãn nhu cầu của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Đến năm 2020 diện tích đất tơn giáo, tín ngưỡng của huyện khoảng 42 ha và đến năm 2030 khoảng 44 ha.

g. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Quy hoạch xây dựng dưới hình thức cơng viên nghĩa trang quy mơ lớn, có kiến trúc cảnh quan đẹp, mơi trường sinh thái đảm bảo như mở rộng nghĩa trang Yên Kỳ II, nghĩa trang Vĩnh Hằng phục vụ nhu cầu cho toàn Thành phố.

Các nghĩa trang, nghĩa địa tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện phải đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trường, địa điểm bố trí cách xa khu dân cư, không ảnh

hưởng vệ sinh nguồn nước, phù hợp với phong tục tập quán của người dân tại địa phương.

- Định hướng sử dụng đất đến năm 2020, tồn huyện có khoảng 561 ha đất và đến năm 2030 có khoảng 806 ha.

h. Đất phát triển hạ tầng

Nhằm tăng cường sự đầu tư của Thành phố và đầu tư của Nhà nước để đẩy mạnh sự phát triển của huyện về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật như giao thơng, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao,…. Cần tập trung khôi phục và nâng cấp các cơng trình hiện có, các cơng trình cấp thiết và kết hợp xây dựng mới một số cơng trình phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Để đáp ứng mục tiêu phát triển hạ tầng của huyện trong thời gian đến năm 2020 và xa hơn, diện tích đất phát triển hạ tầng của huyện đến năm 2020 dự kiến là 3.623 ha. Định hướng đến năm 2030 có khoảng 4.138 ha. Trong đó định hướng sử dụng một số loại đất phát triển hạ tầng trên địa bàn huyện đến năm 2020 cụ thể như sau:

* Đất giao thông

Phát triển giao thông vận tải huyện Ba Vì phải phù hợp với Chiến lược phát triển GTVT quốc gia, quy hoạch phát triển giao thông vận tải các chuyên ngành

đường bộ, đường thủy, quy hoạch giao thông vận tải của Thủ đô Hà Nội.

Duy trì và củng cố mạng lưới giao thơng hiện có, nâng cấp hoặc từng bước đưa vào cấp các tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn IV, V; đường trục chính của xã đạt cấp VI trở lên, đường trục chính thị trấn Tây Đằng đạt tiêu chuẩn đường đô thị cấp 30 - 40. Xây dựng mới một số tuyến đường huyện, đường trục chính của xã có vai trò quan trọng trong phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa; các tuyến đường giao thông vào các khu du lịch, cụm công nghiệp, hồn thiện hệ thống giao thơng theo tiêu chí nơng thơn mới.

Đến năm 2020 đất giao thơng có khoảng 1.914 ha và đến năm 2030 có khoảng 2.066 ha.

* Đất thủy lợi

Tu sửa nâng cấp các cơng trình thủy lợi hiện có, đồng thời xây dựng các cơng trình mới nhằm phục vụ tốt nhất cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện, như: Tập trung xây mới, tu sửa, nâng cấp các cơng trình tiêu úng hiện có trong huyện. Cải

tạo và làm sống lại sơng Tích bắt nguồn từ Lương Phú qua Đầm Long - Cống Chuốc - sơng Tích, nhằm giải quyết tiêu thoát nước nội đồng, đồng thời cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt, nước cơng nghiệp … cho diện tích đất nơng nghiệp, khu dân cư, cụm, điểm cơng nghiệp ở hai bên bờ sơng Tích. Hồn chỉnh việc nâng cấp tồn bộ hệ thống đê dọc theo các bờ sông Hồng, sông Đà; tu bổ các tuyến kè bảo vệ đê, sông và dân cư ven sông; cải tạo, nâng cấp các tuyến dưới đê; cải tạo và xây mới một số hồ .

Như vậy, để xây dựng các cơng trình, dự án phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống nhân dân; đất thủy lợi đến năm 2020 có khoảng 1.225 ha và đến năm 2030 có khoảng 1.397 ha.

* Đất để chuyển dẫn năng lượng truyền thông:

Tập trung đầu tư cho mạng lưới điện, phục vụ kịp thời nhu cầu tiêu dùng, sản xuất và phát triển, mở rộng sản xuất của các ngành, đặc biệt là các khu, cụm công nghiệp, các khu thương mại và dịch vụ, du lịch. Tiếp tục hồn thiện mạng lưới điện nơng thơn; Lưới điện của các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, đảm bảo cung cấp đủ điện cho sinh hoạt và sản xuất.

Đến năm 2020 đất để chuyển dẫn năng lượng truyền thơng có khoảng 39 ha và đến năm 2030 có khoảng 42 ha.

* Đất cơ sở văn hóa

- Xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống các cơ sở, cơng trình văn hóa, các thiết chế văn hóa – thông tin ở cấp xã, thị trấn theo đúng Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần, giải trí ngày càng tăng của nhân dân.

- Nâng cấp các hội trường kiêm nhà văn hóa xã, phịng truyền thống, điểm bưu điện văn hóa xã ở tất cả các xã trong huyện. Xây dựng mới và nâng cấp các điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở tất cả các khu dân cư, diện tích đất cơng trình nhà văn hóa ≥ 1.000m2, nhà văn hóa thơn ≥ 500m2. Đầu tư thêm những phương tiện cần thiết cho hoạt động của các điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Phấn đấu 100% số xã và 100% số thơn của huyện đều có nhà văn hóa.

Đến năm 2020 đất cơ sở văn hóa có khoảng 21 ha và đến năm 2030 có khoảng 32 ha.

* Đất cơ sở y tế

- Mục tiêu hoàn thiện mạng lưới y tế từ huyện đến xã, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo cơng tác xã hội hóa ngành y tế và xây dựng ngành đạt chuẩn quốc gia.

- Về định hướng sử dụng đất cơ sở y tế: Dự kiến mở rộng Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì sẽ phát triển thành bệnh viện hạng II, Bệnh viện đa khoa Miền Múi, Trung tâm y tế dự phòng, phòng khám khu vực, nâng cấp mở rộng các trạm y tế chưa đủ điều kiện đạt chuẩn (trạm y tế khơng có vườn thuốc diện tích ≥ 500m2, có vườn thuốc diện tích ≥ 1.000m2). Định hướng đến năm 2020 đất cơ sở y tế có khoảng 42 ha và năm 2030 có khoảng 61 ha.

* Đất cơ sở giáo dục – đào tạo - Mục tiêu:

Đẩy mạnh kiên cố hóa trường học, phấn đấu 100% phịng học được kiên cố hóa, xây mới đủ các phòng học, phòng chức năng đáp ứng yêu cầu dạy học. Nâng cao chất lượng trường chuẩn quốc gia đã có, đầu tư xây dựng các trường chuẩn quốc gia mới, ưu tiên các trường thuộc xã điểm về xây dựng nông thôn mới; thành lập Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, trường THPT khu vực Miền Núi góp phần phát triển giáo dục - đào tạo.

- Về định hướng sử dụng đất giáo dục: Trên quan điểm đáp ứng đủ nhu cầu đất cho sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để đạt chuẩn quốc gia ở mọi cấp học và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất huyện ba vì cho mục tiêu phát triển bền vững (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)