Dự báo cơ cấu sử dụng đất năm 2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất huyện ba vì cho mục tiêu phát triển bền vững (Trang 67 - 80)

3.5.3.4. Đất đô thị

Quy hoạch thị trấn Tản Viên Sơn là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị và du lịch khu vực miền Núi. Ngoài các cụm trung tâm cụm xã nêu trên, dự kiến xây dựng một số thị tứ, tạo điều kiện cho q trình đơ thị hố trên địa bàn Ba Vì: Thụy An, Vạn Thắng, Phú Sơn, Sơn Đà, Minh Quang, Yên Bài.

- Định hướng sử dụng đất: Đến năm 2020 đất đơ thị của huyện có diện tích khoảng 2,023 ha.

3.5.3.5. Đất khu du lịch

- Mục tiêu:

+ Phát triển du lịch Ba Vì Gắn với du lịch Thủ đơ Hà Nội và thu hút đầu tư; từng bước hình thành trung tâm du lịch Suối Hai. Khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch gắn với giữ gìn, bảo tồn bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu về văn hóa và các sản phẩm du lịch để Ba Vì trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước.

+ Tiếp tục phát triển du lịch vùng núi Ba Vì, cụm du lịch phía Tây và Phía Đơng, đa dạng hóa các loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, văn hóa, tâm linh, du lịch nghỉ ngơi giải trí cuối tuần, du lịch thể thao leo núi, du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng, du lịch hội thảo, nghiên cứu khoa học, với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, tăng chỉ tiêu, kéo dài thời gian lưu trú,…

+ Kêu gọi đầu tư Cụm du lịch Hồ Suối Hai, khai thác phát triển đa dạng các loại hình du lịch, tạo thành một trung tâm du lịch của thủ đơ Hà Nội nói chung và huyện Ba Vì nói riêng hấp dẫn thu hút khách quốc tế và nội địa.

+ Đầu tư xây dựng tổ hợp các khách sạn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách như các khách sạn nghỉ dưỡng (resort hotel), các biệt thự ven hồ trên các đảo..

- Định hướng sử dụng đất: Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch của huyện, diện tích đất dành cho phát triển các khu du lịch đến năm 2020 khoảng 1.362 ha. Đến năm 2030 có khoảng 1.726 ha.

3.5.3.6. Đất khu dân cư nơng thôn - Mục tiêu:

Quy hoạch phát triển các khu dân cư nơng thơn theo tiêu chí nơng thơn mới, hướng kết hợp giữa phát triển tập trung thành các cụm dân cư nông thôn với các điểm phân bố dân cư truyền thống. Cần tôn trọng, duy trì và phát huy các yếu tố truyền thống của làng, bản gắn với đặc tính văn hóa dân tộc, bảo tồn các giá trị lịch sử văn hoá của làng Việt xưa trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên cũng phải đảm bảo tính quần tụ tập trung của các khu dân cư để phát huy hiệu quả của những cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các cơng trình cơng cộng, các cơng trình phúc lợi, góp phần nâng cao sự thuận tiện cho sản xuất và tiện lợi cho sinh hoạt của dân cư.

- Định hướng sử dụng đất: Đến năm 2020 đất khu dân cư nông thôn của huyện có diện tích khoảng 9.523 ha.

Bảng 7: Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Thành phố Hà Nội phân bổ cho huyện Ba Vì

Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu Năm 2012 Thành phố phân bổ đến năm 2020 So sánh tăng (+), giảm (-) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 42.402,69 42.402,69 1 Đất nông nghiệp 29.184,99 22.852,92 -6.332,07 Trong đó: 1.1 Đất trồng lúa 8.933,34 8.349,00 -584,34

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa

nước (2 vụ trở lên) 5.988,27 8.340,05 2.351,78

1.2 Đất trồng cây lâu năm 5.627,90 2.197,62 -3.430,28

1.3 Đất rừng phòng hộ 78,44 1.298,99 1.220,55

1.4 Đất rừng đặc dụng 6.436,31 9.187,31 2.751,00

1.5 Đất rừng sản xuất 4.387,09 207,55 -4.179,54

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.113,86 903,47 -210,39

2 Đất phi nông nghiệp 12.943,57 19.433,64 6.490,07

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Thành phố phân bổ đến năm 2020 So sánh tăng (+), giảm (-) 2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, cơng

trình sự nghiệp 126,38 123,68 -2,70

2.2 Đất quốc phòng 1.382,41 6.446,53 5.064,12

2.3 Đất an ninh 81,40 86,28 4,88

2.4 Đất khu công nghiệp 9,32 95,92 86,60

- Đất xây dựng khu công nghiệp

- Đất xây dựng cụm công nghiệp 9,32 95,92 86,60

2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản 0,80 130,00 129,20

2.6 Đất di tích danh thắng 8,13 18,13 10,00

2.7 Đất bãi thải, xử lý chất thải 16,74 21,74 5,00

2.8 Đất tơn giáo, tín ngưỡng 38,75 38,75

2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 285,08 522,68 237,60

2.10 Đất phát triển hạ tầng 2.803,72 3.749,03 945,31

Trong đó:

Đất cơ sở văn hóa 11,49 34,49 23,00

Đất cơ sở y tế 23,66 36,76 13,10

Đất cơ sở giáo dục- đào tạo 158,47 491,13 332,66

Đất cơ sở thể dục-thể thao 54,17 74,17 20,00

2.11 Đất ở tại đô thị 67,86 67,56 -0,30

3 Đất chưa sử dụng 274,13 116,13 -158,00

3.1 Đất chưa sử dụng còn lại 116,13 116,13

3.2 Diện tích đưa vào sử dụng 158,00 158,00

4 Đất đô thị 1.208,17 1.208,17

5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 6.534,00 6.534,00

6 Đất khu du lịch 274,80 274,80

Nguồn: Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Vì đến năm 2020”

3.5.4. Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất

Trên thực tế đã có rất nhiều giải pháp được đề xuất để sử dụng tài nguyên đất

hợp lý, và nhiều giải pháp đã và đang thực hiện như các chính sách về giao đất, trồng rừng, nông lâm kết hợp, phát triển cây lâu năm trên đất dốc; áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nơng học, sinh học, hóa học, cơ học…) và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu….Tuy nhiên, đối với huyện Ba Vì nói riêng tác giả xin đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm sử dụng tài nguyên đất hợp lý trên địa bàn huyện.

3.5.4.1. Giải pháp về chính sách - Giải pháp về đất đai

+ Tiếp tục cụ thể hóa các điều khoản của Luật Đất đai, các văn bản của Thành phố phục vụ cho quá trình quản lý và sử dụng đất.

+ Có Giải pháp cải tạo đất, bồi bổ đất, khai thác đất chưa sử dụng để mở rộng diện tích đất nơng nghiệp nhằm tăng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Giải pháp bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp

+ Ưu tiên phát triển nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Có phương hướng hỗ trợ, bồi thường để có thể khai hoang, tăng vụ bù sản lượng do mất đất trồng lúa.

- Giải pháp tiết kiệm sử dụng đất

+ Tận dụng không gian trong quy hoạch xây dựng công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch, trong các khu vực tập trung dân cư.

+ Đầu tư đồng bộ giữa giao thông và thủy lợi bố trí với việc kết hợp các tuyến dân cư để tiết kiệm đất.

- Giải pháp sử dụng hợp lý các loại đất mang tính chất đặc thù.

+ Ưu tiên dành đất cho những nhu cầu đặc biệt có tính bắt buộc về an ninh, quốc phịng.

+ Khuyến khích sử dụng tiết kiệm diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa bằng cách quy tập và quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa.

+ Khuyến khích sử dụng tiết kiệm diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải bằng cách áp dụng công nghệ tiên tiển, hiện đại để hạn chế quy mơ diện tích.

+ Chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu dân cư vào các cụm công nghiệp.

3.5.4.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư

- Khai thác tốt nguồn nhân lực từ đội ngũ cán bộ công chức, viên chức hiện có; đẩy mạnh bồi dưỡng nghiệp vụ theo hướng chuyên sâu, kết hợp nâng cao ý thức chính trị, đạo đức của cán bộ, cơng chức. Hiện đại hóa cơng nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về đất đai.

- Cần cân đối xác định các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ đất , cân đơi, bố trí ngân sách, tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, Thành phố để đầu tư vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, khu du dịch sinh thái, bảo vệ môi trường và xử lý nước thải, chất thải.

3.5.4.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ, sử dụng lao động

- Có giải pháp sử dụng, đào tạo nguồn lao động địa phương một cách hợp lý, hiệu quả, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt.

- Cần xem xét ưu tiên đối với những dự án đầu tư có tính trọng điểm, là động lực phát triển kinh tế xã hội của địa phương, các dự án thân thiện với mơi trường, các dự án mang tính bền vững.

- Gắn việc ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học - kỹ thuật và phát triển khoa học, công nghệ cao vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ tin học trong mọi lĩnh vực. Từng bước đưa công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý, kể cả quản lý, điều hành kinh tế và quản lý xã hội.

- Cần đẩy mạnh ứng dụng các loại giống cây trồng, vật ni có năng suất cao, khả năng chịu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện.

- Xây dựng và nhân rộng các mơ hình sản xuất, kinh doanh giỏi, có hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp.

- Xã hội hố hoạt động khoa học và cơng nghệ, huy động sự đóng góp trí tuệ và vật chất cho sự nghiệp phát triển khoa học và cơng nghệ.

- Bố trí đủ điều kiện vật chất, từng bước ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong việc lập và giám sát, tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất;

- Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên đất, áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện chất lượng điều tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giám sát, quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thống nhất từ huyện đến cấp xã.

- Ưu tiên đầu tư công nghệ và thiết bị tiên tiến về xử lý nước thải và sử lý, tái chế rác thải, phế thải tiên tiến đặc biệt cho khu du lịch, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

3.5.4.4. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư.

- Có chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư bảo vệ, cải tạo, nâng cao độ phì của đất.

- Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thân thiện với môi trường trong sản xuất nông nghiệp nhằm sử dụng đất có hiệu quả và nâng cao độ phì của đất.

- Bảo vệ tầng đất canh tác khi chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích phi nơng nghiệp.

- Đầu tư các cơng trình xử lý chất thải ở các cụm công nghiệp, khu du lịch, bệnh viện, … đảm bảo chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra mơi trường.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, làng nghề đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn, lỏng, khí trước khi thải ra mơi trường. Khơng nhập các thiết bị có cơng nghệ lạc hậu cũng như thiết bị gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

- Tăng cường các cán bộ đủ trình độ và am hiểu các vấn đề về môi trường để thực hiện tốt công tác quản lý, phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường; Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra môi trường.

- Ban hành các quy chế, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa xử lý các hành vi huỷ hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng quy chế quản lý chất thải, quản lý ô nhiễm, thực hiện luật bảo vệ môi trường.

3.5.4.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện, quản lý hành chính

- Sau khi Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xét duyệt, Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì tổ chức tuyên truyền, công bố công khai, để nhân dân, các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức xã hội, các nhà đầu tư tham gia thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; triển khai tốt việc lập và phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp xã nhằm cụ thể hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Huyện.

- Phối hợp các ngành trong quá trình thực hiện quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch phát triển ngành.

- Phân định rõ trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch nhằm ngăn chặn kịp thời các vi phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết không giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất các trường hợp khơng có trong quy hoạch sử dụng đất; xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, hoặc sử dụng sai mục đích; thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ đầu tư của các dự án được thuê đất, giao đất, yêu cầu các cá nhân được thuê đất, giao đất thực hiện đúng tiến độ đầu tư đã cam kết trong dự án.

- Kiên quyết không thỏa thuận đầu tư, cấp phép đầu tư, giao cấp đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với những dự án, cơng trình khơng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Có biện pháp xử lý kịp thời đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi Nhà nước giao đất cho thuê đất.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, đảm bảo được tính minh bạch của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để mọi thành phần kinh tế biết, tham gia thực hiện.

- Kết hợp giữa quản lý, sử dụng đất đai với bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của tổ chức và cá nhân trong quá trình sử dụng đất.

Trong số 5 giải pháp trên, theo ý kiến tác giả nên chú trọng giải pháp thứ tư nhất, đó là giải pháp “bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường”. Một số biện pháp chủ yếu là:

- Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt là vùng đất bằng thì đẩy mạnh chuyển đổi cơ câu cây trồng là một việc làm cần thiết. Chỉ nên giữ diện tích sản xuất lúa nước nhất định đảm bảo an ninh lương thực, phần còn lại từng bước chuyển đổi sang trồng các loại cây rau màu, cây cơng nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao theo những mơ hình phù hợp.

- Áp dụng các biện pháp thâm canh trong sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng và nâng cao độ phì cho đất.

- Cần tuân thủ các biện pháp canh tác trên đất dốc để chống rửa trơi, xói mịn, duy trì độ màu mỡ cho đất.

- Tăng cường đầu tư về thuỷ lợi, và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến tạo điều kiện thuận lợi để da dạng hố các loại hình sử dụng đất có hiệu quả hình thành nên những vùng chun canh sản xuất lúa, rau màu theo hướng hàng hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất huyện ba vì cho mục tiêu phát triển bền vững (Trang 67 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)