Các phương pháp nghiên cứu đánh giá tính chất vật liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp và khảo sát tính chất vật liệu compozit sợi thủy tinh chứa hạt áp điện (Trang 31 - 34)

Chương 1 TỔNG QUAN

2.3.Các phương pháp nghiên cứu đánh giá tính chất vật liệu

Nhiễu xạ tia X được đo trên thiết bị nhiễu xạ D8 ADVANCE - Bruker tại

Phịng thí nghiệm Vật liệu, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội. Điều kiện đo: Dải quét từ 200 - 700; bước nhảy 0,030, nguồn tia X lấy từ catot bằng Cu với bước sóng λ = 1,5408 Ǻ

2.3.2. Phân tích phổ hồng ngoại chuyển đổi Fourier

Phổ hồng ngoại được thực hiện trên thiết bị hồng ngoại Perkin Elmer GX tại Phịng thí nghiệm Vật liệu, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.

Điều kiện đo: khoảng tần số 4000 - 400 cm-1, độ phân giải 4 cm-1, số lần quét là 4.

2.3.3. Đo hằng số điện môi

Tính chất điện mơi của các mẫu bột BaTiO3 và mẫu compozit được đo trên

thiết bị RCL Master PM3550 tại Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ Nano, Trường

Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội (cặp điện cực bằng lá vàng mỏng, điện thế 5 V,

khoảng tần số từ 1 kHz đến 5000 kHz).

Hằng số điện mơi được tính qua giá trị điện dung của mẫu theo cơng thức:

12 8,854 10 2,5 4,7 C d ε − × × × × =

Trong đó d là độ dày mẫu; C là điện dung mẫu; 2,5 mm và 4,7 mm là chiều rộng và chiều dài của điện cực đo. Giá trị 8,854.10-12 là hằng số điện mơi của khí

trong chân khơng.

2.3.4. Ảnh kính hiển vi quang học và hiển vi điện tử quét

Hình thái học, bề mặt vật liệu hạt BaTiO3 chế tạo được quan sát trên kính

hiển vi điện tử quét kết hợp phân tích nguyên tố EDS (SEM, Hitachi S4800, JEOL JMS 6360 LV) tại Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam.

Hình thái học, bề mặt vật liệu compozit chế tạo được quan sát trên kính hiển vi quang học (OMI, Olympus) tại Bộ mơn Hố lý, Khoa Hố học, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.

2.3.5. Phương pháp đo thế Zeta

Phương pháp đo thế Zeta nhằm xác định thế điện động học (hay thế Zeta)

của hạt keo BaTiO3 và BaTiO3 biến tính bề mặt bằng γ-APS dựa trên hiện tượng

điện di trên thiết bị Zeta Phoremeter IV – CAD Instrumentation) tại Bộ mơn Hố lý,

Khi hạt keo di chuyển trong dung dịch, thì lớp ion cũng di chuyển theo. Nhưng khi cách hạt keo một khoảng giới hạn nào đó thì lớp ion khơng di chuyển cùng hạt keo. Khoảng cách này gọi là bề mặt trượt và giá trị thế đo được tại đó gọi là thế Zeta (ζ – thế điện động học).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp và khảo sát tính chất vật liệu compozit sợi thủy tinh chứa hạt áp điện (Trang 31 - 34)