Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách trong việc cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố (Trang 40 - 43)

6. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn:

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hải Phòng là thành phố Duyên hải nằm ở hạ lƣu của hệ thống sơng Thái Bình thuộc đồng bằng sơng Hồng có vị trí nằm trong khoảng từ 20035’ đến 21001’ vĩ độ Bắc, và từ 106029’ đến 107005’ kinh độ Đơng; phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dƣơng, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đơng là biển Đơng với đƣờng bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sơng lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sơng Thái Bình.

Diện tích tự nhiên là 1.507,57 km2

, tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phịng là 1.907.705 ngƣời, trong đó dân cƣ thành thị chiếm 46,1% và dân cƣ nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hải Phịng ngày nay là thành phố trực thuộc Trung ƣơng - là đô thị loại 1 cấp quốc gia gồm 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dƣơng Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và Hải An), 6 huyện ngoại thành (Thuỷ Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 2 huyện đảo (Cát Hải, Bạch Long Vĩ) với 223 xã, phƣờng và thị trấn.

Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đƣờng sắt, hàng không trong nƣớc và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đơ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Chính vì vậy, trong chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sơng Hồng, Hải Phịng đ- ƣợc xác định là một cực tăng trƣởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nƣớc (Quyết định 1448 /QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ).

Hình 1: Sơ đồ địa giới thành phố Hải Phòng (nguồn Sở Tài ngun và Mơi trƣờng Hải Phịng)

Hải Phịng có điều kiện tự nhiên rất phong phú, giàu đẹp, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Nơi đây có rừng quốc gia Cát Bà - Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới - là khu rừng nhiệt đới nguyên sinh nổi tiếng, đặc biệt phong phú về số lƣợng loài động thực vật, trong đó có nhiều lồi đƣợc xếp vào loài quý hiếm của thế giới. Đồng thời, nơi đây cịn có cả một vùng đồng bằng thuộc vùng đồng bằng tam giác châu thổ sông Hồng, tạo nên một cảnh quan nông nghiệp trồng lúa nƣớc là nét đặc trƣng của vùng du lịch ven biển Bắc Bộ và cả một vùng biển rộng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, nhiều hải sản quý hiếm và bãi biển đẹp.

Khí hậu của Hải Phịng cũng khá đặc sắc, ơn hồ, dồi dào nhiệt ẩm và quanh năm có ánh nắng chan hồ, rất thích nghi với sự phát triển của các loài động thực vật nhiệt đới, đặc biệt rất dễ chịu với con ngƣời vào mùa thu và mùa xuân.

Hải Phịng là vùng đất đầu sóng, ngọn gió, “phên dậu” phía Đơng của đất nƣớc, có vị thế chiến lƣợc trong tồn bộ tiến trình đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta. Ngƣời Hải Phịng với tinh thần u nƣớc nồng nàn, tính cách dũng cảm, kiên cƣờng, năng động, sáng tạo, đã từng chứng kiến và tham gia vào nhiều trận quyết chiến chiến lƣợc trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Địa hình Hải Phịng thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp. Phần bắc Hải Phịng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi phần phía nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển.

Hải Phịng có bờ biển dài trên 125 km. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phịng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ. Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phƣơng.

Do đặc điểm lịch sử địa chất, vị trí địa lý, Hải Phịng có nhiều nguồn lợi, tiềm năng: có mỏ sắt ở Dƣơng Quan (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà (tuy trữ lƣợng nhỏ); có sa khống ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng); mỏ cao lanh ở Doãn Lại (Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên Lãng). Đá vôi phân phối chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, phà Đụn; nƣớc khoáng ở xã Bạch Đằng (Tiên Lãng). Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quan trọng của Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn.

Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm của Hải

Phịng với gần 1.000 lồi tơm, cá và hàng chục lồi rong biển có giá trị kinh tế cao nhƣ tơm rồng, tơm he, cua bể, đồi mồi, sị huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngƣ... là những hải sản đƣợc thị trƣờng thế giới ƣa chuộng. Biển Hải Phịng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vỹ với trữ lƣợng cao và ổn định. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sơng rộng tới

trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng ni trồng thuỷ sản nƣớc mặn và nƣớc lợ có giá trị kinh tế cao.

Tài nguyên rừng Hải Phịng có trên 57.000 ha đất canh tác, hình thành từ phù sa của hệ thống sơng Thái Bình và nằm ven biển. Tài ngun rừng Hải Phịng phong phú và đa dạng, có rừng nƣớc mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây... đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc, mng thú q hiếm; đặc biệt là Voọc đầu trắng- loại thú quí hiếm trên thế giới hiện chỉ còn ở Cát Bà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách trong việc cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)