Phƣơng pháp điều tra nghiên cứu

Một phần của tài liệu chæ°æ¡ng II (Trang 29 - 30)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

2.4. Phƣơng pháp điều tra nghiên cứu

(1). Điều tra thu thập cây thuốc trên thực địa theo “Quy trình điều tra dược liệu” của Bộ Y tế, 1973 [6] và “Phương pháp điều tra nghiên cứu cây thuốc” của

Nguyễn Tập, 2006 [23]. Trong đó:

- Việc điều tra được tiến hành theo các tuyến định sẵn, đi qua các loại hình rừng chủ yếu của khu Bảo tồn, nhằm quan sát, thống kê được hết các cây thuốc hiện có trên các tuyến.

- Điều tra phỏng vấn các Thầy lang địa phương (cùng đi điều tra) theo các thông tin được chuẩn bị trước theo mẫu kẻ sẵn, thu mẫu để xác định tên khoa học và chụp ảnh.

- Các thông tin về cây thuốc thu thập và quan sát được, bao gồm: tên cây, dạng sống, bộ phận dùng, công dụng; tọa độ địa lý nơi phát hiện và tình trạng của cây được ghi vào phiếu kẻ sẵn (Phiếu Điều tra cây thuốc - Mẫu ở phần Phụ lục).

(2). Xác định tên khoa học cây thuốc: Theo phương pháp phân tích so sánh các

đặc điểm hình thái, đối chiếu với các khóa phân loại chi và lồi trong các bộ Thực vật chí Việt Nam, Thực vật chí nước ngồi (Thực vật chí Trung Quốc, Thực vật chí Thái Lan) và các tài liệu về thực vật và cây thuốc hiện có [40].

(3). Làm tiêu bản thực vật - cây thuốc: Theo các phương pháp làm tiêu bản thực vật hiện hành, bao gồm các bước: Lấy mẫu có đủ hoa hoặc quả, hoặc có một trong 2 bộ phận này; xử lý tại thực địa bằng cồn loãng (40 - 50%). Khi đem về phịng thí nghiệm: ép; sấy khơ bằng tủ sấy ở nhiệt độ 50 - 600C; xử lý bảo quản bằng cồn 960 với 5% HgCl; ép và sấy khô lần 2; khâu trên giấy croquis và dán nhãn [23].

(4). Xây dựng các loại Danh lục cây thuốc:

- Danh lục cây thuốc xây dựng theo vần ABC … họ thực vật và theo chi và lồi. Trong đó, thơng tin về mỗi lồi gồm có: Tên cây thuốc Việt Nam thơng dụng, tên gọi theo tiếng Tày ở địa phương nghiên cứu, tên khoa học, dạng sống (G - cây gỗ, B - cây bụi và cây bụi trườn, L - dây leo cỏ và dây leo gỗ, T - cây thân cỏ), bộ phận dùng, công dụng làm thuốc. [23].

- Danh lục các cây thuốc tiềm năng: Căn cứ vào “Danh mục thuốc thiết yếu Việt

Nam lần thứ V” của Bộ Y tế [30] và “Danh mục 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường” của Bộ Y tế [32].

- Danh lục các cây thuốc quí hiếm cần bảo tồn ở Việt Nam đã phát hiện thấy tại khu Bảo tồn: Căn cứ vào “Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam”, 2006 [22]; “Sách Đỏ

Việt Nam, phần II – Thực vật”, 2007 [3] và “Danh sách những loài thực vật nguy cấp quí hiếm” trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ, ngày

30 tháng 3 năm 2006 [35].

(5).Ghi nhận điểm phân bố: Ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để xác định tọa độ địa lý, độ cao so với mặt biển (Alt.) tại các điểm có các cá thể hay tiểu quần thể của những lồi cây thuốc thuộc diện q hiếm đã phát hiện tại khu Bảo tồn.

Một phần của tài liệu chæ°æ¡ng II (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)