Sự phong phú về dạng sống

Một phần của tài liệu chæ°æ¡ng II (Trang 37 - 38)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Tổng số loài và sự đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu Bảo

3.1.2. Sự phong phú về dạng sống

Dạng sống của thực vật là biểu hiện bên ngồi của sự thích nghi giữa cơ thể

thực vật với mơi trường sống vì vậy nó liên quan chặt chẽ với các nhân tố sinh thái của mỗi vùng, phản ánh bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật. Qua điều tra nghiên cứu các cây thuốc ở khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc cho thấy dạng sống của cây thuốc ở đây tương đối phong phú, đặc biệt là nhóm cây thân bụi và thân thảo. Điều này được thể hiện trong Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Dạng thân của các loài cây thuốc tại Khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc

STT Dạng thân Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Cây thảo/cỏ 166 38,16

2 Cây bụi (cây bụi nhỏ, cây bụi lớn) 125 28,74

3 Dây leo (dây leo thân thảo, thân gỗ) 81 18,62

4 Cây gỗ (cây gỗ nhỏ, trung bình, lớn) 58 13,33

5 Cây thân cột (thuộc họ Cau) 5 1,15

Tổng 435 100

Hình 3.4. Dạng thân của các lồi cây thuốc tại Khu BT.L&SC NXL

Kết quả trên cho thấy nhóm cây thân thảo là nhóm phong phú nhất với 166 loài,

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

họ Nam mộc hương (Aristolochiaceae), họ Lan (Orchidaceae), họ Lúa (Poaceae) và họ Gừng (Zingiberaceae).... Tiếp đến là nhóm cây thân bụi có tới 125 lồi, chiếm 28,74% tổng số lồi, trong đó phải kể đến các đại diện thuộc họ Na (Annonaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cam (Rutaceae).

Nhóm cây dây leo bao gồm dây leo thân thảo và thân gỗ đứng thứ 3 với 81 loài, chiếm 18,62% tổng số loài tập trung ở một số họ như họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Tiết dê (Menispermaceae) hay họ Nho (Vitaceae). Nhóm các lồi cây thuốc thân gỗ tương đối ít, chỉ chiếm 13,33% số loài, gặp rải rác ở một số đại diện thuộc họ Long não (Lauraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và họ Dâu tằm (Moraceae). Chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các dạng thân đó là thân cột, chỉ có 5 lồi, đều là các đại diện thuộc họ Cau (Arecaceae), chiếm 1,15% số loài đã thu thập được.

Từ kết quả trên có thể thấy rằng có sự chênh lệch tương đối lớn về các dạng thân, trong đó riêng cây thân thảo và thân bụi đã chiếm đến hơn 60% tổng số loài, các cây thân gỗ, thân leo và đặc biệt là cây thân cột chiếm tỉ lệ ít hơn hẳn. Điều này chứng tỏ rằng tuy có sự đa dạng về dạng sống của các cây thuốc ở Khu bảo tồn nhưng chủ yếu vẫn là cây thân cỏ và cây thân bụi.

Một phần của tài liệu chæ°æ¡ng II (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)