Tình hình quản lý cây thuốc ở khu BT L.&SC Nam Xuân Lạc

Một phần của tài liệu chæ°æ¡ng II (Trang 68 - 69)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.4. Tình hình quản lý cây thuốc ở khu BT L.&SC Nam Xuân Lạc

Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, 2004 [33], Qui chế quản lý và bảo vệ rừng khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc, 2011 [37]: Mọi tài nguyên rừng trong đó có các cây làm thuốc đều được quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt theo những quy định hiện hành. Tuy nhiên, do sức ép của nhu cầu sử dụng, nhu cầu kinh tế của người dân ở vùng đệm, cũng như nhiều nguyên nhân khác, đã làm cho việc quản lý bảo vệ các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam, cũng như ở khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc gặp nhiều khó khăn.

3.4.1. Một số loài cây thuốc vẫn bị khai thác:

Trong quá trình điều tra nghiên cứu ở khu bảo tồn, thông qua người dân địa phương và thực tế quan sát được cho thấy có tới gần 20 lồi cây thuốc đã hoặc đang bị khai thác ở các mức độ khác nhau từ khoảng 1 – 5 tấn tươi như Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), Kê huyết đằng (Spatholobus parvifolius (Roxb.) Kuntze), Thảo đậu khấu (Alpinia spp.), Na rừng (Kadsura roxburghiana Arn.), Sói rừng (Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai), ….

Những cây thuốc trên được khai thác tại khu bảo tồn và những vùng lân cận như Huyện Ba Bể (Bắc Kạn), huyện Nà Hang (Tuyên Quang) đưa về, trong đó khơng loại trừ các vùng được coi là bảo vệ nghiêm ngặt của các VQG và khu BTTN. Các cây thuốc này được những hộ kinh doanh dược liệu tại các xã vùng đệm trực tiếp thu mua từ bà con khai thác hoặc đem ra chợ phiên để mua bán. Sau đó, dược liệu sẽ được phơi sấy hoặc để bán tươi (như Hoàng tinh cách, Bảy lá một hoa, Sói rừng, …). Từ đây, dược liệu sẽ được bán lại cho các đại lý lớn hơn ở thị xã hoặc ở tỉnh Cao Bằng để xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.

3.4.2. Công tác quản lý cây thuốc gặp nhiều khó khăn:

Tồn bộ số cán bộ kiểm lâm của khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc chỉ có 7 người chuyên trách, đóng ở 2 Trạm Kiểm lâm Xuân Lạc và Bản Thi. Do địa hình rộng và quá phức tạp, nên việc quản lý, bảo vệ rừng ở đây là rất khó khăn và phức tạp.

- Lực lượng kiểm lâm có hạn, trên một địa bàn rộng và phức tạp. Nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng ở khu Bảo tồn gồm nhiều lĩnh vực, trong đó cây thuốc chỉ là một nhóm tài nguyên nhỏ.

- Việc xuất khẩu tiểu ngạch dược liệu qua biên giới (với lợi nhuận cao) là nguyên nhân chủ yếu, đã thúc đẩy người dân khai thác cây thuốc dưới nhiều hình thức dẫn đến khó kiểm sốt.

- Đời sống của một bộ phận người dân còn thuộc diện hộ nghèo (xã Xuân Lạc là 54,14% và xã Bản Thi là 29,3%), nên việc khai thác dược liệu (kể cả các cây bị cấm) là một nguồn thu nhập thêm cho gia đình.

- Việc khai thác cây thuốc khơng có sự hướng dẫn của các nhà chuyên môn về tiêu chuẩn khai thác, về chất lượng, về cách khai thác đảm bảo tái sinh. Người dân khai thác theo kiểu tận thu làm cho nguồn cây thuốc bị suy giảm nhanh chóng. Việc này, ngay cả các cán bộ Ban Quản lý khu Bảo tồn cũng không được phổ biến, kể cả việc nhận dạng những cây thuốc trong diện bảo tồn.

Một phần của tài liệu chæ°æ¡ng II (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)