Sự đa dạng về bộ phận được sử dụng và giá trị chữa bệnh

Một phần của tài liệu chæ°æ¡ng II (Trang 38 - 42)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Tổng số loài và sự đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu Bảo

3.1.3. Sự đa dạng về bộ phận được sử dụng và giá trị chữa bệnh

 Sự đa dạng về bộ phận được sử dụng

Nghiên cứu các bộ phận sử dụng của cây giúp cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu và định hướng được những phân tích về thành phần hóa học cũng như khả năng dược tính của nó, đồng thời cũng tránh được nguy hiểm có thể xảy ra. Để thấy rõ tính đa dạng về tần số sử dụng các bộ phận khác nhau để làm thuốc, cụ thể ở Bảng 3.5.

Theo kết quả ở Bảng 3.5, bộ phận lá được sử dụng nhiều nhất với 25,44% so với tổng số loài. Bộ phận này được sử dụng nhiều nhất cũng dễ hiểu vì lá là bộ phận dễ thu hái, mà khơng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển của cây và sử dụng được theo nhiều cách khác nhau (có thể nhai, nuốt, đắp, đun nước, …).

Bảng 3.5. Tần số sử dụng các bộ phận làm thuốc STT Bộ phận dùng Số loài Tỉ lệ % 1 Lá 131 28,54 2 Rễ 107 23,31 3 Cả cây 89 19,39 4 Thân 69 15,03 5 Củ, rễ củ 36 7,84 6 Hạt, dầu hạt 30 6,54 7 Vỏ (rễ, thân) 21 4,58 8 Quả 15 3,27 9 Hoa 9 1,96 10 Nhựa 5 1,09 11 Quả thể nấm 2 0,44 12 Lông 1 0,22

Tuy là một bộ phận khó thu hái nhưng rễ lại là bộ phận được sử dụng thứ với 107 lồi, chiếm 23,31%. Rễ có thể được băm nhỏ phơi khơ, sau đó sắc uống hoặc được dùng ngâm rượu hay ướp thuốc bắc. Số cây thuốc sử dụng được cả cây đứng thứ ba với 89 loài, chiếm 19,39% tổng số loài. Bộ phận thứ tư được sử dụng nhiều là thân với 69 loài chiếm 15,03% so với tổng số loài. Hầu hết cây thuốc sử dụng thân đều có dạng sống là thân leo, thân cỏ, chỉ một số ít là cây bụi và cây gỗ. Thân cũng thường được băm nhỏ, phơi khô để bớt mùi hăng của cây tươi và thuận tiện trong bảo quản, sau đó mới được sử dụng nhưng chủ yếu là để sắc uống. Các bộ phận còn lại đều chiếm tỉ lệ thấp như củ, hạt, vỏ (gồm cả vỏ rễ và thân), quả, hoa, nhựa, quả thể nấm và lơng chỉ chiếm 25,93% tổng số lồi, trong khi chỉ 4 bộ phận lá, rễ, thân

Như vậy, trong việc sử dụng các bộ phận của cây làm thuốc, có những bộ phận có tần số sử dụng cao, cũng có những bộ phận ít sử dụng đến. Trong đó lá và rễ là hai bộ phận chiếm ưu thế hơn cả về mặt số lượng và tần số sử dụng. Điều này là phù hợp với thực tế vì các bộ phận như hoa, quả, hạt chỉ xuất hiện ở những thời điểm nhất định trong đời sống của cây, lại khó thu hái, bảo quản đặc biệt là đối với hoa quả rừng.

 Sự đa dạng về giá trị chữa bệnh

Từ kinh nghiệm y học cổ truyền cho thấy từ một cây có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh và ngược lại có những bệnh phải kết hợp dùng nhiều loại cây mới có hiệu quả tốt. Căn cứ vào tài liệu của Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi... và thực tế các loại bệnh, chúng tôi tạm thời chia các cây thuốc để chữa các bệnh như trong Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Sự phong phú về giá trị chữa bệnh của cây thuốc ở Khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc

STT Nhóm bệnh chữa trị Số lồi Tỉ lệ %

1

Bệnh về tiêu hóa (nơn mửa, rối loạn tiêu

hóa, ỉa chảy, kiết lỵ, viêm nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đau dạ dày, đại tràng, …)

87 19,00

2

Bệnh về gan, thận (viêm gan, thận, tiết

niệu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, nhuận gan, lợi tiểu, chữa các bệnh dị ứng, …)

82 17,90

3

Bệnh về xƣơng khớp (Phong tê thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, viêm dây thần kinh tọa, …)

79 17,25

4

Cầm máu, chữa vết thƣơng phần mềm

(Sưng tấy, rắn cắn, vết thương phần mềm, …)

49 10,70

5 Bệnh về đƣờng hô hấp (Viêm họng, viêm

6 Cảm, cảm sốt (Cảm, sốt, đau đầu, say

nắng, sốt rét, sởi, sốt vàng da, …) 40 8,73

7 Thuốc bổ 25 5,46

8 Bệnh ngoài da (Mụn nhọt, ghẻ lở, hắc lào,

đậu mùa, bệnh phong, …) 22 4,80

9 Bệnh phụ nữ (Bạch đới, hậu sản, điều hòa

kinh nguyệt, hậu sản, đau bụng kinh, …) 18 3,93

10 Bệnh tim mạch (Cao huyết áp, trợ tim,

giảm mỡ máu, …) 7 1,53

11 An thần, chữa mất ngủ, giảm đau 6 1,31 12 Hỗ trợ điều trị ung thƣ 1 0,22

Qua Bảng 3.6 có thể thấy được những cây thuốc hiện có ở khu bảo tồn không những đa dạng về thành phần lồi, bộ phận dùng mà cịn rất đa dạng về mặt cơng dụng. Với 458 lồi cây thuốc đã ghi nhận có cơng dụng chữa 12 nhóm bệnh chủ yếu. Trong đó, nhóm cây thuốc chữa bệnh về đường tiêu hóa là nhiều nhất với 87 lồi, chiếm tới 19%, tiếp đến là nhóm thuốc chữa các bệnh về gan, thận có 82 lồi, chiếm 17,9%, nhóm thuốc chữa các bệnh về thần kinh ghi nhận được 79 loài, chiếm 17,25% tổng số loài cây thuốc của khu bảo tồn. Qua số liệu trên, chúng ta dễ nhận thấy nhóm bệnh về tiêu hóa có số lồi chữa trị nhiều nhất. Sở dĩ nhóm bệnh này có nhiều lồi cây thuốc có lẽ là do nguồn thức ăn, nước uống của đồng bào nơi đây không được vệ sinh dẫn đến dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Cũng do điều kiện địa lý, thời tiết nên người dân ở đây cũng dễ mắc các bệnh về gan, thận, nhóm các bệnh thần kinh như đau nhức xương khớp.

Nhóm cây thuốc có tác dụng cầm máu, chữa vết thương phần mềm, chữa bệnh về đường hơ hấp, nhóm chữa cảm, cảm sốt lần lượt đứng tiếp theo với số lượng 49, 42, 40 loài tương ứng chiếm tỉ lệ 10,7%, 9,17% và 8,73%. Có lẽ do điều kiện kinh tế xã hội của người dân nơi đây chưa phát triển nhiều, các hộ dân sống cách xa nhau, thậm chí có những hộ gia đình ở sâu trong rừng nên họ hay bị côn trùng đốt,

động vật cắn hay các vết thương phần mềm. Thêm vào đó, do ở vùng cao nên mùa đơng sẽ lạnh hơn nhiều nên vì thế mà nhóm cây thuốc chữa các bệnh về đường hơ hấp, ngoại cảm cũng được dung tương đối phổ biến.

Một số nhóm cây thuốc như thuốc bổ, bệnh ngồi da, bệnh phụ nữ có khoảng 18 đến 25 loài, chiếm từ 3 đến 5% tổng số loài cây thuốc đã ghi nhận được ở khu bảo tồn có lẽ là do những bệnh này chưa được người dân vùng cao quan tâm nhiều lắm.

Chiếm tỉ lệ ít hơn hẳn là các nhóm thuốc chữa bệnh tim mạch, an thần và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư chưa đến 10 loài, chỉ chiếm khoảng từ 1 đến 2% do người dân vùng này ít mắc các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, các hóa chất độc hại, khơng khí ơ nhiễm như ở thành phố nên số cây thuốc chữa các bệnh này rất ít.

Tóm lại, tài nguyên cây thuốc ở khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc không chỉ phong phú về thành phần lồi mà cịn rất đa dạng về khả năng chữa bệnh, trong đó có nhiều lồi thuốc tiềm năng đang được khai và cũng có những lồi thuốc q do khai thác quá mức nên đang nằm trong diện được bảo vệ. Điều này sẽ được thể hiện ở các phần sau.

Một phần của tài liệu chæ°æ¡ng II (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)