1.3 .Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
2. Giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ
nguồn vốn NSN
2.1.Hồn thiện cơng tác lập quy hoạch,kế hoạch phát triển giao thông đường bộ.
Quy hoạch và kế hoạch có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển vào hạ tầng GTĐB.Về ngun tắc thì cơng tác lập quy hoạch phải đi trước một bước tuy nhiên công tác quy hoạch của nước ta còn nhiều hạn chế, không rõ ràng, cụ thể khiến cho hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB bằng nguồn vốn NSNN trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Quy hoạch phát triển hạ tầng GTĐB là cơ sở để đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông hợp lý và thống nhất trong cả nước, có quy mơ phù hợp với từng vùng lãnh thổ, tạo điều kiện khai thác tiềm năng hiện có và phát triển năng lực của hạ tầng GTĐB nói riêng và năng lực của ngành giao thơng vận tải nói chung.
Quy hoạch phát triển của nước ta chưa được xây dựng kịp thời dẫn đến việc triển khai kế hoạch còn lúng túng, bị động. Điều này là do một số nguyên nhân sau:
-Các quy hoạch, chiến lược phát triển chậm được phê duyệt, có những quy hoạch phải trình đến 4 năm mới được phê duyệt (như quy hoạch đường bộ) thậm chí đến nay vẫn chưa có quy hoạch cụ thể phát triển của ngành đường bộ đến năm 2020 mà chỉ mới là quy hoạch chung chung.
-Dự báo nhu cầu phát triển chưa thật chính xác làm cho cơng tác đầu tư tương đối dàn trải, không đáp ứng được nhu cầu trong tương lai cũng như nhiều nơi lại thiếu vốn để đầu tư.
-Khơng lường hết được tình hình biến động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội…nên ảnh hưởng trực tiếp đến công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Để nâng cao được chất lượng cơng tác lập kế hoạch,quy hoạch thì trong thời gian tới cần có những giải pháp như:
-Đầu tư hợp lý cho hệ thống trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ cho công tác lập quy hoạch.
-Tiến hành thu thập thơng tin một cách chính sách để phục vụ cho công tác quy hoạch nhằm đáp ứng được các yêu cầu của thị trường và của nền kinh tế.
-Nâng cao trình độ chun mơn cũng như nghiệp vụ của đội ngũ lập quy hoạch bằng các biện pháp như mở các lớp đào tạo, cử đi tu nghiệp ở các nước có trình độ phát triển cao.Cần phải có đội ngũ đủ kinh nghiệm, trình độ năng lực cao, và có tầm nhìn xa thì cơng tác lập tác lập quy hoạch, kế hoạch mới có thể đạt được chất lượng cần thiết.
-Trong quá trình lập quy hoạch cần cân đối nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng đường bộ với khả năng cung ứng vốn của NSNN.Việc lập quy hoạch cần phải bám sát với tình hình thực tiễn của NSNN và của các nguồn vốn khác tránh tình trạng đã lập xong quy hoạch nhưng khơng có vốn để thực hiện, vì vậy quy hoạch, kế hoạch trước hết cần tập trung vào các dự án cấp bách trước.
-Trong q trình lập kế hoạch cần tính đến các yếu tố ảnh hưởng, rủi ro hay xảy ra như giá nguyên vật liêu, sắt, thép, xi măng…Các yếu tố này là rất quan trong tránh tình trạng như năm 2008 khi mà giá sắt thép được đẩy lên cao ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của các cơng trình.
2.2.Các giải pháp về chính sách tạo vốn NSNN phát triển giao thông đường bộ.
Trong thời gian qua tỷ trọng các nguồn vốn trong nước và ngoài nước liên tục tăng cao trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB tuy nhiên nguồn vốn NSNN vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể và là nguồn vốn cơ bản, tạo tiền đề phát triển quan trọng cho mạng lưới GTĐB.Tuy nhiên do nền kinh tế phát triển nhanh cùng với đó là nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, số phương tiện giao thông xuất hiện ngày càng nhiều khiến cho vốn NSNN không thể đáp ứng được tốc độ phát triển đó đặc biệt là tình trạng thiếu vốn xảy ra ở nhiều dự án, để các cơng trình đường bộ được thực hiện từ nguồn vốn NSNN đạt hiệu quả thì cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn như:
-Thu phí các đối tượng sử dụng trực tiếp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên cơ sở quy hoạch mạng lưới trạm thu phí giao thơng, tiến hành quy định mức lệ phí hợp lý thống nhất cho từng đối tượng tham gia giao thông. Đây là nguồn thu quan trọng để nhà nước có thể thu hồi vốn đầu tư và đầu tư vào các cơng trình khác.
-Phụ thu qua giá xăng dầu, thu phí các xe có trọng tải nặng: điều này là hồn tồn hợp lý đảm bảo cơng bằng xã hội, phương tiện nào sử dụng hạ tầng đường bộ càng nhiều thì càng tốn xăng, phương tiện có trọng tải nặng ảnh hưởng lớn đến chất lượng các con đường do đó đánh phí vào các đối tượng này sẽ đem lại cho NSNN một khoản lớn.Tuy nhiên lưu ý khi tiến hành thu phí xăng dầu cần tính tốn hợp lý sao cho vẫn có thể thu được phí mà vẫn đảm bảo sự ổn định của giá xăng dầu.
-Tiến hành thu phí theo các phương tiện giao thơng: cần quản lý tốt hơn nữa công việc này, khi các phương tiện mới được đưa vào lưu hành cần phải thu một khoản phí nhất định.Cần phải có mức lệ phí hợp lý đặc biệt là đối với các phương tiện vận tải ô tô, sự phát triển quá nhanh của ô tô trong thời gian qua là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp của hệ thống hạ tầng đường bộ cũng như tình trạng tắc đường ở những thành phố lớn.
-Tiến hành xây dựng các quỹ đường bộ để quản lý tốt nguồn vốn, quỹ này có tác dụng quản lý q trình sử dụng vốn, tiến hành quản lý quá trình tạo vốn từ NSNN chỉ phục vụ cho phát triển đường bộ, có thể đem nguồn vốn ra đầu tư khi nhàn rỗi nhằm nâng cao khối lượng vốn đầu tư cho đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng GTĐB.Ngoài ra quỹ này cũng có thể trực tiếp phát hành trái phiếu cơng trình đối với nhưng cơng trình có nhiều lợi ích cao, tiến hành thu phí hưởng lợi từ các cơ sở kinh tế, doanh nghiệp…do tuyến đường giao thông đi qua nên phải trả những khoản lệ phí nhất định hàng năm.