1. 4.3.Các nhân tố về chính trị,pháp luật
3.1. Kết quả và hiệu quả đạt được
Đầu tư từ NSNN trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội nói chung và trong đầu tư vào phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ nói chung, đến nay cũng đã có được những kết quả nhất định với hàng trăm cây cầu, con đường được xây dựng mới, nhiều hạ tầng đã được nâng cấp và còn có giá trị sử dụng trong nhiều năm.
Hệ thống mạng lưới đường bộ không ngừng tăng lên cả về chất lượng và số lượng, đến năm 2000 cả nước mới chỉ có khoảng 172479 km đường bộ nhưng đến hết năm 2008 con số này đã tăng lên là 222.179 km đường bộ (tăng 49700 km so với năm 2000). Có thể thấy rõ được các kết quả đạt được của hoạt động đầu tư phát triển vào hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2003-2008 nếu đem so sánh với năm 2000: Bảng 14: So sánh hiện trạng hạ tầng GTĐB 2000 và 2008 Năm Đường quốc lộ Đường tỉnh lộ Đường huyện
Đường xã Đường đô thị
2000 15360 15097 36950 132055 3211
2008 17295 21762 45013 131455 6654
Biểu đồ so sánh hạ tầng GTĐB năm 2000 và 2008
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy sự thay đổi rõ rệt,về số lượng đã tăng lên như đã trình bày ở trên.Về chất lượng, tốc độ phát triển hạ tầng GTĐB đang tăng theo tốc độ đô thị hoá của đất nước, nếu như năm 2000 đường đô thị mới chỉ có 3211 km thì đến năm 2008 đã là 6654 km (Gấp hơn 2 lần sau 8 năm phát triển),số đường quốc lộ, đường tỉnh lộ, đường huyện ngày càng tăng trong khi đó đường xã đang có xu hướng giảm.Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì các con đường xã dần biến mất và được nâng cấp lên thành các con đường huyện, tỉnh và đường quốc lộ.
Số lượng cầu mới cũng đã tăng vọt, tính đến nay toàn hệ thống đã có khoảng 28161 cây cầu với chiều dài khoảng 642606 m trong đó có rất nhiều cây cầu hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế như cầu dây văng dài nhất Việt Nam đang được khởi
công xây dựng là cầu Nhật Tân, hay một số cây cầu đã hoàn thành và đi vào hoạt động như cầu Thanh Trì, cầu Bắc Giang…
Bảng 14: Hiện trạng cầu Việt Nam
Cầu Tổng số Trung ương
quản lý Tỉnh,thành phố quản lý Quận, huyện quản lý Số lượng(cái) 28161 3070 7758 17333 Chiều dài(m) 642606 132587 200806 309213
Nguồn: Cục đường bộ Việt Nam
Do tính chất của nguồn vốn của NSNN và đặc điểm của đầu tư phát triển hạ tầng GTVT nên hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB không được tính trực tiếp mà nó được thông qua các ngành, các lĩnh vực khác.
-Trước hết hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB được thể hiện ở năng lực vận tải của ngành GTĐB, đây là thước đo chính xác nhất hiệu quả của hoạt động đầu tư.Với mỗi con đường hay mỗi cây cầu mới được xây dựng đều làm cho hạ tầng giao thông đồng bộ hơn, khoảng cách các nơi sẽ ngày càng thu hep, thời gian đi lại cũng sẽ giảm. Điều này sẽ khuyến khích lưu thông hàng hoá, vận chuyển hành khách bằng đường bộ, thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển.Năng lực vận tải của ngành GTĐB Việt Nam không ngừng tăng lên và được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 15: Khối lượng hành khách và hàng hoá được vận chuyển qua đường bộ giai đoạn 2003-2008. Năm Hành khách Hàng hoá Vận chuyển(triệu người) Luân chuyển(tr người/km Vận chuyển(nghìn tấn) Luân chuyển( tr tấn/km) 2003 931.3 30458.5 225296.7 12338.0 2004 1041.9 34265.6 264761.6 14938.8 2005 1173.4 38601.7 298051.3 17668.3 2006 1331.6 43569.1 338623.3 20537.1 2007 1464.8 48797.4 369776.6 23617.7 2008 1611.28 54653.1 406754.2 26215.6 Nguồn: Tổng cục thống kê.
Bảng 16: Chỉ số phát triển vận tải của ngành GTĐB.
Năm Hành khách Hàng hoá Vận chuyển(triệu người) Luân chuyển(tr người/km Vận chuyển(nghìn tấn) Luân chuyển( tr tấn/km) 2003 128 119 117.1 115.7 2004 111.9 112.5 117.5 121.1 2005 112.6 112.7 112.6 118.3 2006 113.5 112.9 113.6 116.2 2007 110 112 109.2 115 2008 110 112 110 111 Nguồn: Tổng cục thống kê.
Qua 2 bảng trên có thể thấy được số lượng hành khách và khối lượng hàng hoá được vận chuyển cũng như luân chuyển qua hệ thống hạ tầng GTĐB không ngừng tăng lên qua các năm đặc biệt là khối lượng hàng hoá chủ yếu được vận
chuyển bằng đường bộ nhiều hơn hẳn so với các loại đường khác: đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không…Trong giai đoạn 2003-2008 ngành GTVT đường bộ đã rất cố gắng để đáp ứng tối đa nhu cầu của xã hội, đảm bảo thông suốt trên tất cả các tuyến đặc biệt là các chuyến trọng điểm ngay cả khi có sự cố bão lụt, khắc phục đáng kể tình trạng ách tắc tại các thành phố lớn, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao, xứng đáng với vị trí ưu tiên và các nguồn vốn NSNN tập trung phát triển ngành.
Hiệu quả thứ hai được xem xét đến là tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm.Hiệu quả của đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB đã gián tiếp làm tăng tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua.Nhờ có hạ tầng GTĐB tốt nên trong thời gian qua việc giao lưu buôn bán và đi lại giữa các vùng được dễ dàng, hàng hóa được sản xuất ra dễ dàng đến tay người tiêu dùng, đóng góp lớn vào GDP hàng năm.Nhờ có hạ tầng GTĐB phát triển mà ngành du lịch cũng phát triển, đây là ngành đang dần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc nội, cũng nhờ nó mà trong thời gian qua các nguồn vốn trong nước và ngoài nước liên tục được đầu tư vào Việt Nam tạo động lực lớn để Việt Nam có thể thoát được vòng luẩn quẩn và tiến tới hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá vào năm 2020.
Bảng 17: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 2003-2008
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tốc độ tăng trưởng 7.3 7.6 8.4 8.2 8.5 6.2 Nguồn: Tổng cục thống kê.
Như vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2003-2008 là tương đối đều và thuộc loại cao trong khu vực và trên thế giới.Với những chính sách đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB hợp lý trong thời gian qua cũng như các dự án mới sắp được hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ góp phần duy trì được tốc độ phát triển như hiện nay và hy vọng vào những kết quả khả quan của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh cũng đồng nghĩa với mức sống của nguời dân ngày càng tăng, đây cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB.Mạng lưới đường bộ ngày càng được hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện để người dân các tỉnh nhất là các tỉnh vùng sâu vùng xa có điều kiện lên thành phố kiếm việc làm, cải thiện mức sống.Điều này sẽ làm giảm tình trạng thất nghiệp, đây là một giải pháp tốt để giải quyết các vấn đề xã hội.
Bảng 18: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng. Nghìn đồng
2004 2006 2008
Cả nước 356 484 636
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị 622 815 1058
Nông thôn 275 378 506
Phân theo vùng
Đồng bằng sông Hồng 353 488 653
Vùng trung du và miền núi phía bắc 233 323 442
Bắc trung bộ 235 317 418
Duyên hải miền trung 306 415 551
Tây Nguyên 244 390 522
Đông Nam Bộ 620 833 1065
Đồng bằng sông Cửu Long 371 471 628
Nguồn: Niên giám thống kê.
Căn cứ vào kết quả trên có thể thấy rõ được vai trò của đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, ở các vùng có tỷ trọng nguồn vốn đầu tư phát triển mạng lưới đường bộ cao cũng đồng nghĩa với thu nhập của ngừơi dân nơi đó cao mà ở đây là vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, cả 2 vùng này đến năm 2008 đều có mức thu nhập trên 1 triệu đồng/tháng.
3.2.Tồn tại và nguyên nhân.
3.2.1.Tồn tại.
Bên cạnh những kết quả và hiệu quả đã đạt được, đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB bằng nguồn vốn NSNN vẫn bộc lộ những tồn tại trong công tác quản lý đầu tư, sử dụng vốn và đầu tư vào các dự án đường bộ:
Tình trạng đầu tư dàn trải, phân tác còn nhiều thể hiện qua việc bố trí vốn đầu tư, công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư còn nhiểu bất cập, nhiều dự án được phân bổ vốn nhưng chưa có quyết định đầu tư trong khi đó có dự án được duyệt đầu tư nhưng lại chưa có nguồn vốn để thực hiên. Điều này dẫn đến phân bổ vốn cho nhiều công trình gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng thiều vốn.
Công tác đầu thầu có một số vấn đề như :Tình trạng một số nhà thầu tham gia bỏ thầu với mức thấp để giành được gói thầu nhưng khi thực hiện lại không thể làm được gây ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng công trình.Bên cạnh đó do không có kế hoạch rõ ràng nên chủ đầu tư còn tổ chức đầu thầu hạn chế, tính cạnh tranh không cao làm tăng chi phí thi công xây dựng.
Chất lượng quy hoạch, khảo sát thiết kể chưa cao, còn sai sót ở nhiều công trình khi thi công phải sửa đổi , bổ sung nhiều lần dẫn đến tăng chi phí quyết toán vượt quá dự tính.
Tình trạng nợ đọng vốn thanh toán trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ xảy ra khá phổ biến.Đây cũng là tình trạng chung trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản ở nước ta trong thời gian qua