Đầu tư phát triển giao thông đường bộ phân theo lĩnh vực đầu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển giao thông đường bộ việt nam (Trang 36 - 38)

2 .Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ

2.2.2. Đầu tư phát triển giao thông đường bộ phân theo lĩnh vực đầu

2.2.2.1. Đầu tư và xây dựng mới đường bộ.

Đây là các dự án chiếm phần lớn vốn đầu tư trong tổng số vốn đầu tư từ NSNN cho đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB.Nhân thấy thực trạng hạ tầng giao thông đường bộ của nước ta đang rất thiếu và không thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời gian tới nên nhà nước đã chú tâm đầu tư xây dựng mới hệ thống hạ tầng GTĐB đặc biệt là các dự án chất lượng cao.Trong thời gian tới chính phủ đang chuẩn bị đầu tư vào một số dự án lớn như đường cao tốc vành đai 3 Hà Nội với vốn đầu tư dự kiến là 540 triệu USD, đường cao tốc Ninh Bình-Thanh Hố-Vinh với số vốn là 960 triệu USD…

Bảng 9: Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng mới.

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Vốn NSNN đầu tư GTĐB

4289.3 4940.2 6153.7 6688.2 7552.7 5651.7

Vốn đầu tư xây dựng mới 3318.6 2481.9 4350 5174.6 6069.3 4264.2 Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng mới/vốn NSNN cho GTĐB 77.37 50.24 70.69 77.37 80.36 75.45

Nguồn: Vụ đầu tư- Bộ tài chính

Trong giai đoạn 2003-2008 vốn đầu tư xây dựng mới hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ đã tăng từ 3318.6 tỷ đồng lên đến cao nhất 6069.3 tỷ đồng vào năm 2007.Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng mới cũng rất cao trong tổng số vốn đầu tư từ NSNN hàng năm cho phát triển GTĐB,năm 2003 là 77.37 %, năm 2007 là 80.36%, tỷ lệ vốn trung bình hàng năm là trên 71.9% dù rằng đã có những năm tỷ lệ này là 50.24% vào năm 2004.Trong tổng số vốn đầu tư xây dựng mới cho hệ thống hạ tầng GTĐB hàng năm,tỷ trọng vốn đầu tư cho quốc lộ chiếm tỷ trọng khoảng 60%,phần còn lại tập trung đầu tư vào hệ thống đường khác chiếm 40%.Điều này là dễ hiểu vì hệ thống đường quốc lộ trên cả nước còn nhiều tuyến chỉ 1 làn xe, và bị hư hỏng

nhiều mà tiêu biểu là quốc lộ 3 Hà Nội-Thái Nguyên, hàng ngày thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thơng.Chính vì lẽ đó mà trong những năm qua liên tục có các dự án đường quốc lộ được khởi cơng xây dựng và dần đi vào hoạt động như dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, dự án quốc lộ 3 mới, dự án quốc lộ 18…Khi các dự án này hoàn thành cùng với các dự án trong tương lai sắp được đầu tư thì hy vọng rằng hệ thống đường quốc lộ của Việt Nam sẽ hồn chỉnh và sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các tỉnh thành trong cả nước.

2.2.2.2. Đầu tư nâng cấp và duy tu bảo dưỡng đường bộ.

Đầu tư mới là rất quan trọng nhưng cũng không thể bỏ qua công tác nâng cấp và duy tu, sửa chữa đường bộ trong điều kiện hiện thời của NSNN.Mặc dù NSNN tăng mạnh trong những năm qua nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều mục tiêu phát triển khác để thực hiện mà khơng thể từ bỏ được mục tiêu nào vì vậy nâng cấp và sửa chữa là biện pháp tạm thời trong hoàn cảnh hiện tại.Đầu tư vào nâng cấp và sửa chữa hạ tầng GTĐB vừa giúp đất nước tiết kiệm được các nguồn vốn cho mục tiêu khác nhưng cũng đồng thời cải tạo tạm thời được năng lực vận tải của quốc gia để có thể đáp ứng được các mục tiêu trước mắt.Vốn đầu tư nâng cấp và sửa chữa hệ thống hạ tầng GTĐB chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng số vốn hàng năm của ngành GTĐB.

Sau đây là tình hình đầu tư vào cơng tác bảo trì, nâng cấp hệ thống hạ tầng GTĐB trong giai đoạn 2003-2008:

Bảng 10: Vốn đầu tư bảo trì và sửa chữa đường bộ 2003-2008 Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Vốn ĐT bảo trì sửa chữa GTĐB 570.12 660.92 721.51 792.37 855.42 859.26 Tốc độ tăng hàng năm 0 15.93 9.17 9.82 7.96 4.5

Nguồn: Vụ đầu tư-Bộ Tài Chính

Qua bảng trên thấy rõ lượng vốn đầu tư để bảo trì và sửa chữa đường bộ không ngừng tăng về tuyệt đối, năm 2003 số vốn đó là 570.12 tỷ đồng và tăng lên đến 859.26 tỷ đồng (tăng 50.17% so với năm 2003).Có thể nhận điểm khác của vốn sửa chữa và bảo trì hạ tầng GTĐB khác so với vốn đầu tư xây dựng mới ở chỗ, vốn bảo trì sửa chữa năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 trong khi ở vốn xây dựng mới lại giảm; xảy ra điều này là do nền kinh tế bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế,giá cả nguyên vật liệu xây dựng năm 2008 cũng tăng đột biến:giá thép ước tính tăng 150% so với năm 2007 do đó nhà nước ưu tiên hơn cho đầu tư sửa chữa, đầu tư xây dựng mới ở giai đoạn này là rất tốn kém.

2.2.3. Đầu tư phát triển giao thông đường bộ theo khu vực nông thôn và thành thị.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển giao thông đường bộ việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w