- Rút nắp đậy ống cảm biến áp suất để tính tốn khởi tính thời điểm bay. - Kiểm tra ống cảm biến áp suất bằng cách bịt tay vào. Khi nghe tiếng “ting ting” trên máy tính bảng là hệ thống cảm biến hoạt động bình thường.
Khi tất cả cơng tác chuẩn bị đã hồn thành, ta cần kiểm tra lại thực địa xung quanh phạm vi cất cánh, hạ cánh, khu chụp phải đảm bảo an tồn bay thì bắt đầu cất cánh.
Trong quá trình bay luôn phải quan sát máy bay nhằm tránh các trường hợp bất ngờ xảy ra. Kết hợp quan sát thực địa và nhìn vào các thơng số kĩ thuật trên Máy tính bảng như hướng gió, độ cao bay, tín hiệu vệ tinh, pin máy bay để đưa ra quyết định điều hành bay một cách chính xác nhất.
Khi hồn thành nhiệm vụ bay máy bay sẽ trở về vị trí hạ cánh mà ta đã lựa chọn ban đầu. Lúc này, tổ bay cần quan sát và đảm bảo bãi hạ cánh là an toàn nhất.
c. Kết quả ca bay thu được
Thông số bay chụp khu vực thử nghiệm: - Độ cao bay chụp: 250 (m);
- Độ phân giải mặt đất: 8 (cm); - Độ phủ (ngang và dọc): 80%; - Tổng số ảnh bay chụp: 665 tấm; - Tổng số dải bay: 19 dải;
- Diện tích khu bay: 270 ha; - Thời gian bay chụp: 37 phút.
Trút dữ liệu bay từ eBox sang máy tính bảng, copy ảnh từ thẻ nhớ máy ảnh sang máy tính xách tay. Kiểm tra số lượng ảnh chụp thực tế có trong máy khi copy ra với số lượng ảnh thiết kế và dữ liệu trong eBox, nếu thiếu thì phải thực hiện bay bù ngay.
d. Đo điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp
Thời gian bay chụp là rất ngắn nên việc thực hiện đo khống chế ảnh ngay sau đó là cần thiết nhằm đảm bảo thời gian và hiệu quả kinh tế cho mỗi một khu chụp.
Tuy nhiên, do điều kiện kỹ thuật nên dữ liệu ảnh bay chụp này khơng phải do chính tác giả thực hiện mà là tổ công tác của Công ty TNHH MTV Trắc địa Bản đồ - Bộ Quốc Phòng tổ chức bay chụp tháng 12/2013. Việc lựa chọn và đo điểm khống
chế ảnh phục vụ riêng cho đề tài của tác giả được thực hiện vào ngày 18/10/2015. Tổng cộng có 9 điểm khống chế đã được đo, các điểm khống chế này đảm bảo rõ nét trên ảnh, tất cả đều nằm trên miền chồng phủ.
Công tác đo điểm khống chế ảnh đã được tác giả lên kế hoạch dựa trên điều kiện thực tế và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đề tài đã sử dụng 4 máy đo GPS 1 tần số Trimble 4600LS, phương pháp đo GPS tĩnh đã được sử dụng, với 5 ca đo, thời gian đo ngắm đồng thời giữa hai trạm máy là 40 phút cho mỗi một ca đo. Dữ liệu điểm gốc chuyền tọa độ gồm hai điểm Địa chính cơ sở mang số hiệu 103456 và 103457 do Trung tâm Thông tin dữ liệu Đo đạc và Bản đồ thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cung cấp ở hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105°, múi chiếu 3°.
Bảng 2.1. Tọa độ các điểm địa chính cơ sở
Tên điểm X (m) Y (m) h (m)
103456 2347758,532 541876,135 11,577
103457 2346855,057 543919,743 9,605