khơng người lái trong đo vẽ bản đồ địa chính
3.2.1. Về khả năng triển khai và độ chính xác
Việc ứng dụng công nghệ mới vào thực tiễn địi hỏi q trình nghiên cứu thử nghiệm chuyên sâu và đội ngũ lao động cũng cần có một trình độ nhất định để có thể vận hành hệ thống một cách thuận lợi, chính xác và tiết kiệm. Tuy nhiên, hệ thống UX5 khơng địi hỏi trình độ chun mơn q cao, chỉ cần nắm vững một số kiến thức cơ bản về ảnh số, về khống chế ảnh ngoại nghiệp và thao tác kỹ thuật bay là có thể thực hiện được. Vì thế mà việc áp dụng rộng rãi hệ thống này vào thực tiễn khơng mấy khó khăn và nhanh chóng.
Kết quả thử nghiệm trong đề tài này cho thấy độ chính xác của sản phẩm tạo ra đáp ứng được các quy định của cơ chế hiện hành. Sai số trung phương vị trí điểm khống chế ảnh sau bình sai đạt 4,06 cm theo mặt bằng và 1,23 cm theo độ cao. Với sai số này và kết quả tính được ở bảng 3.5 có thể đáp ứng được yêu cầu độ chính xác cho thành lập bản đồ tỷ lệ lớn như 1:1000 hoặc nhỏ hơn.
3.2.2. Về hiệu quả kinh tế
Khi áp dụng phương pháp này vào thành lập bản đồ địa chính rõ ràng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, cụ thể là:
- Giảm thiểu nguồn nhân lực: đội ngũ kỹ thuật bay và xử lý số liệu sau bay chụp chỉ cần tối thiểu 2 người là có thể thực hiện tốt mọi cơng việc trong quy trình cơng nghệ đưa ra của hệ thống cho thành lập bản đồ địa chính.
- Giảm thiểu phương tiện máy móc đo đạc: hệ thống Trimble UX5 rất gọn nhẹ dễ di chuyển.
- Giảm thời gian thi cơng: qua q trình thử nghiệm thực tế cho thấy thời gian thi công rất nhanh bởi công việc chủ yếu được thực hiện nội nghiệp (trong phòng), thời gian đi ngoại nghiệp chỉ chiếm một phần không lớn dành cho bay chụp, đo khống chế và quy chủ thửa đất.
- Nâng cao năng suất lao động: nhận định này rất dễ hiểu bởi cùng một khối lượng công việc như nhau nhưng với công nghệ mới này đã giảm thời gian thi công, giảm nguồn nhân lực kéo theo đó là năng suất của người lao động được nâng cao.
- Chi phí mua thiết bị và đào tạo nhân lực ban đầu thấp: các phương pháp truyền thống cần đến nhiều người lao động, nhiều trang thiết bị kỹ thuật kèm theo, chi phí đào tạo bỏ ra cũng lớn. Ngược lại, hệ thống bay chụp không người lái này chỉ cần ít người lao đơng nên chi phí chuyển giao cơng nghệ giảm rõ dệt, trang thiết bị cần có rất ít và gọn nhẹ.
3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ảnh chụp bằng máy bay không người lái vào thành lập bản đồ địa chính người lái vào thành lập bản đồ địa chính
Việc áp dụng ảnh chụp bằng máy bay không người lái vào thành lập bản đồ địa chính có rất nhiều thuận lợi nổi bật đó là:
- Công nghệ dễ chuyển giao.
- Độ phân giải của ảnh cao, dễ giải đoán ranh giới thửa đất và quy chủ khi hoàn thiện nội nghiệp.
- Khi được cơ quan có thẩm quyền chính thức cơng nhận thì phương pháp này sẽ được phổ biến rất nhanh và rộng rãi bởi tính cơ động, gọn nhẹ của hệ thống
chụp, cũng như nguồn tư liệu là ảnh số phổ thông nên công tác lưu trữ dễ dàng, thuận lợi và ít tốn kém.
Bên cạnh đó cũng cịn tồn tại một số khó khăn ảnh hưởng đến khả năng áp dụng rộng rãi công nghệ bay chụp này vào thành lập bản đồ địa chính như:
- Khơng phù hợp với vùng dân cư đông đúc như thành thị, thơn xóm tập trung,… là những vùng có thực phủ lớn gây khó khăn trong việc giải đốn ranh giới thửa đất.
- Chưa có văn bản chính thức quy định kỹ thuật về sử dụng ảnh chụp từ máy bay không người lái trong công tác thành lập bản đồ địa chính.
- Việc bay chụp ảnh nếu khơng được quản lý tốt thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây mất an toàn.
- Các máy chụp ảnh sử dụng trên UAV chưa có tính chun dụng cao nên khả năng khai thác ảnh chụp được sẽ có một số hạn chế, nhất là trong những ứng dụng cần độ chính xác cao.