Đặc điểm khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích sông hồng đoạn chảy qua tỉnh lào cai (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.3. Đặc điểm khí hậu

Lào Cai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mà sự phân hố theo khơng gian và thời gian của các đặc trưng khí hậu lại phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động tương hỗ giữa hướng hồn lưu gió mùa (Đơng Bắc hoặc Tây Nam) với điều kiện địa hình của khu vực.

Dãy Hồng Liên Sơn kéo dài hơn 180 km đóng vai trị như một bức tường chắn gió mùa Đơng Bắc và Tây Nam mà tầng gió khơng dày lắm như gió mùa cực đới thường ít có khả năng vượt qua được, khối núi trở thành một ranh giới giữa khí hậu Tây Hồng Liên Sơn và khí hậu Đơng Hồng Liên Sơn với những sắc thái riêng trong diễn biến mùa khơ và mùa mưa. Tác dụng chắn gió cũng dẫn tới hệ quả nhất định là lượng mưa tăng lên ở cả hai bên sườn núi, vừa do gió mùa Tây Nam vừa do gió mùa Đơng Bắc và cả khi gió mùa Đơng Nam lùa theo các thung lũng sông tràn vào; ở đây quan hệ tương hỗ phức tạp giữa hồn lưu gió mùa và đặc thù địa hình là nguyên nhân chủ yếu chi phối sự phân hố khí hậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Ngồi ra khí hậu Lào Cai cịn phân hố sâu sắc theo độ cao địa hình cũng như phụ thuộc vào những dạng địa hình đặc biệt như thung lũng sơng kín hoặc hở, lũng núi rộng hoặc hẹp….

Lào Cai có các nét đặc thù sau đây về khí hậu:

- Chế độ nhiệt: Nhìn chung nền nhiệt ở khu vực Lào Cai thay đổi theo độ cao

theo quy luật chung của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa; càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

Tháng lạnh nhất trong năm là tháng I, có nhiệt độ trung bình khoảng 15 - 160C ở vùng thấp, 11-120C ở vùng có cao độ từ 500 – 700 m , 10 - 110C ở vùng 1000 m, 8 -90C ở vùng 1500 m và 6 -70C ở vùng trên 2000 m. Mùa hè có thời kỳ nóng với nhiệt độ trung bình lớn hơn 250C kéo dài 5 tháng (từ tháng V đến tháng IX) ở vùng thấp dưới 200 m, song từ cao độ 600 m trở lên đã khơng có tháng nào có nhiệt độ trung bình lớn hơn 250C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa hàng năm ở khu vực Lào Cai nói chung là tương

đối dồi dào, bình quân khoảng 1500 - 2000 mm/năm với số ngày mưa khoảng 100 - 150 ngày. Do sự khác biệt về đặc điểm độ cao cũng như hướng và dạng địa hình, đã xuất hiện một số trung tâm mưa lớn trên sườn đón gió của dãy Hồng Liên Sơn, như ở Tả Vàn, Cát Cát, Ô Quy Hồ, Sa Pa, lượng mưa hàng năm đạt trên 2000 - 3000 mm/năm. Tất nhiên là sự phân hoá theo độ cao của chế độ mưa ở đây cũng tương đối rõ nét, ví dụ:

+ Văn Bàn: cao độ 508 m, mưa 1436 mm/năm + Sa Pa: cao độ 1570 m, mưa 2850 mm/năm

+ Hoàng Liên Sơn: cao độ 2170 m, mưa 3566 mm/năm

Nói chung mùa mưa bắt đầu từ tháng IV, kết thúc vào tháng X, kéo dài 7 tháng. Riêng ở những nơi có cao độ lớn (trên 1500 m) như Sa Pa, Hoàng Liên Sơn mùa mưa có thể kéo dài đến 8 tháng (từ tháng IV đến tháng XI), ở các vùng thấp như Bát Xát chẳng hạn số tháng có lượng mưa trung bình trên 100 mm chỉ kéo dài có 5 tháng (từ tháng V đến tháng IX).

- Chế độ nắng: Nắng ở khu vực Lào Cai tương đối ít, với số giờ nắng hàng

năm trung bình khoảng 1450 - 1600 giờ. Thời kỳ có số giờ nắng lớn là mùa hè, tháng có giá trị cực đại là tháng V, khoảng 160 - 190 giờ/tháng. Mùa đơng là thời kỳ ít nắng. Các tháng cuối mùa đơng có trị số trung bình thấp nhất, khoảng 75 - 85 giờ/tháng.

- Chế độ gió: Nhìn chung ở thung lũng sơng Thao gió thường rất yếu, tốc độ

gió trung bình chỉ khoảng 1 - 2 m/s. ở các vùng có cao độ lớn (trên 2000 m) tốc độ gió tăng đáng kể, trung bình đạt khoảng 4 - 4,5 m/s. Các tháng I,II,III có tốc độ gió trung bình lớn nhất.

- Chế độ bốc hơi: Lượng bốc hơi ở khu vực Lào Cai tương đối nhỏ, không

vượt quá 1000 mm/năm. Càng lên cao lượng bốc hơi càng giảm.

Vào tháng V nói chung lượng bốc hơi có trị số cực đại, khoảng 110 - 130 mm/tháng; tuy nhiên ở các vùng cao trên 1500 m lượng bốc hơi tháng này chỉ đạt khoảng 80 - 90 mm/tháng. Các tháng XII, I có lượng bốc hơi nhỏ nhất.

- Chế độ ẩm khơng khí: Đây là một khu vực có độ ẩm cao nhất trong tồn

quốc. Hầu như quanh năm ở đây đều duy trì độ ẩm cao, khơng có tháng nào độ ẩm tương đối nhỏ hơn 80%. Độ ẩm tương đối trung bình khoảng 85 - 88%, ở vùng núi cao trên 2000 m như ở đỉnh Hồng Liên Sơn chẳng hạn độ ẩm trung bình có thể đạt tới 90 - 97%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích sông hồng đoạn chảy qua tỉnh lào cai (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)