CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.5. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.5.1. Hoạt động công nghiệp
Tỉnh Lào Cai tuy là tỉnh biên giới, song hoạt động kinh tế công nghiệp khá phát triển, đáng chú ý là ngành khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản và xây dựng.
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) năm 2015 ước đạt 6.527,4 tỷ đồng, gấp 3,0 lần năm 2010 (2.169 tỷ đồng), tăng 25,5% so với mục tiêu Đề án phát triển công nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015; tăng 28% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 24,7%/năm.
Tiềm năng về thủy điện của Lào Cai được khai thác hiệu quả với 32 nhà máy thủy điện, tổng công suất 528,1MW đã hồn thành phát điện hịa lưới điện quốc gia. Mạng lưới điện sinh hoạt đã phủ khắp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh với 87,7% số thôn, bản và 90,1% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lào Cai hiện có 3 khu, cụm cơng nghiệp trọng điểm (Đông Phố Mới, Tằng Loỏng và Bắc Duyên Hải), đã thu hút được 137 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn
đăng ký đạt trên 20.000 tỷ đồng (trong đó có 94 dự án đã hoạt động, 21 dự án đang triển khai xây dựng).
Đặc biệt, Lào Cai đã thu hút được sự tham gia đầu tư của các tập đồn, tổng cơng ty, doanh nghiệp lớn trong nước và nguồn vốn FDI như: Tập đồn Hóa chất Việt Nam (Khai thác quặng Apatit; Nhà máy DAP số 2); Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Nhà máy Luyện đồng); Tổng Công ty Thép Việt Nam (Nhà máy Gang thép Lào Cai); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Nhà máy thủy điện Séo Chong Hô) và Tổng Công ty cổ phần bột giặt và hóa chất Đức Giang (Tổ hợp sản xuất phân bón, hóa chất Đức Giang).
Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) được quan tâm phát triển, đã tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân như các sản phẩm chế biến nông lâm sản, may mặc, cơ khí nhỏ, vật liệu xây dựng, v.v... Một số sản phẩm TTCN đặc thù của Lào Cai đã và đang trở thành sản phẩm hàng hoá nổi tiếng cả nước và từng bước vươn ra thị trường xuất khẩu như hàng thêu, dệt may thổ cẩm, chè, rượu đặc sản, v.v... Đến nay trên địa bàn Tỉnh có trên 7.200 cơ sở sản xuất TTCN (120 doanh nghiệp, 98 HTX và 7.000 hộ cá thể) với các ngành nghề chính như: Chế biến chè, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến rượu bia, nước giải khát, chế biến lâm sản, gia cơng cơ khí, sửa chữa máy móc nông cụ, sửa chữa điện tử, đồ gia dụng, thủ công mỹ nghệ, sản xuất khai thác vật liệu xây dựng và dệt may.
Trong vùng lưu vực sông Hồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, hoạt động chủ yếu là các hoạt động dân sinh, hoạt động khai thác, chế biến khoảng sản … đây cũng là khu vực tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp thuộc các khu – cụm cơng nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh. (Hình 3.28).
Hoạt động sản xuất từ các khu – cụm công nghiệp
Các khu công nghiệp trọng điểm phân bố dọc sơng Hồng có thể kể đến : KCN Đông Phố Mới (Tp Lào Cai – khu cơng nghiệp “sạch”, dành bố trí cho các loại hình cơng nghiệp như: Cơng nghiệp lắp ráp điện tử, gia công sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, xuất khẩu như: May mặc, thủ công mỹ nghệ… và các kho tàng bến bãi trung chuyển hàng hóa); KCN Tằng Loỏng (Huyện Bảo Thắng – chuyên các ngành công
nghiệp luyện kim, hóa chất và một số ngành cơng nghiệp phụ trợ khác) và KCN Bắc Duyên Hải (TP. Lào Cai – các ngành công nghiệp lắp ráp điện tử, gia công sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, xuất khẩu như: May mặc, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông lâm sản).
Trong số 3 khu công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Lào Cai với những ngành nghề sản xuất riêng, khu công nghiệp Tằng Loỏng hiện là khu công nghiệp gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với môi trường khu vực. Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai có diện tích mặt bằng khoảng 1.100ha với 28 dự án đăng ký đầu tư và đã có gần 20 nhà máy đi vào hoạt động. Trong đó, tập trung với một số nhà máy có cơng suất hoạt động lớn như: Nhà máy tuyển quặng A- pa- tít cơng suất 950.000 tấn/năm, Nhà máy Phốt pho vàng 5, công suất 18.000 tấn/năm; Nhà máy Gang thép Lào Cai, công suất giai đoạn 1 là 500.000 tấn/năm; Tổ hợp sản xuất phân bón, hóa chất của Tổng Cơng ty cổ phần bột giặt và hóa chất Đức Giang gồm các Dự án: Sản xuất Phân lân giàu (TSP) và phụ gia thức ăn chăn nuôi (DCP), công suất 100.000 tấn TSP/năm và 50.000 tấn DCP/năm; Sản xuất Axitphoric, công suất 100.000 tấn/năm); Nhà máy DAP số 2, công suất 330.000 tấn/năm.
Hiện trạng ô nhiễm môi trường khu vực KCN Tằng Loỏng thể hiện qua việc cá chết bất thường, nhiều diện tích lúa, hoa màu và các loại cây trồng bị héo, táp, cháy lá. Hàng trăm hộ dân phải sống trong cảnh ngột ngạt vì khói, bụi, ơ nhiễm nguồn nước. Đó là hậu quả do ơ nhiễm mơi trường từ sự phát triển “nóng” khu cơng nghiệp (KCN) Tằng Loỏng (tỉnh Lào Cai).
Hoạt động khai thác – chế biến khoáng sản
Là tỉnh có nguồn tài ngun khống sản đa dạng, trữ lượng lớn và có tính đại diện về chủng loại của cả nước. Đến nay đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khống sản, trong đó có một mỏ khống sản đã được thăm dò đánh giá trữ lượng, chất lượng như: Mỏ Apatit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Xa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ơ Q Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn.
Theo thống kê hiện có 52 điểm, mỏ khống sản đã được cấp phép khai thác; song do nhiều nguyên nhân khác nhau đến năm 2013 chỉ có 27 khai trường khai thác vẫn đang hoạt động. Trong số đó có:
- Các khai trường khai thác với quy mô lớn và lâu dài như các khai trường khai thác quặng apatit Mỏ Cóc, Làng Cáng, Làng Mơ, Cam Đường, Ngịi Đum;
- Các khai trường khai thác quặng sắt Quý Xa, Kíp Tước;
- Các khai trường khai thác quặng đồng Sin Quyền;
- Các khai trường khai thác quặng vàng gốc Minh Lương; felspat, kaolin Sơn Mãn, Làng Mạ, Thái Niên; nguyên liệu xi măng Cam Đường.
Các loại khoáng sản được phân bố theo đới:
- Đới sông Hồng chủ yếu là Apatit, đồng, xạ, đất hiếm, Mica, cao lanh, Mơlip đen, Đơlơmit, đá hoa. (Hình3.26).
- Đới Sa Pa gồm Môlip đen, xạ, đất hiếm, cao lanh, Đôlômit, đá hoa.
- Đới Phan Xi Păng gồm quặng của xạ, đất hiếm, Barit, Fluoxit, Mơlip đen, chì, kẽm, đá xây dựng, Granoxienit, một vài điểm thạch cao. Ngồi ra cịn có biểu hiện vàng, thuỷ ngân ở dạng các vành phân tán trọng sa ở huyện Văn Bàn, Bát Xát... Hiện nay các khu mỏ Apatit, mỏ cao lanh, mỏ sắt Kíp Tước, mỏ sắt Làng Vinh, mỏ sắt Khe Lếch, mỏ Fenspat - Làng Giàng, mỏ sắt Quý Sa - Văn Bàn và mỏ đồng Sin Quyền - Bát Xát đang được đầu tư khai thác ở quy mô công nghiệp.
Những năm gần đây ngành công nghiệp của tỉnh đã và đang phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng cao, các khu, cụm công nghiệp tập trung được hình thành; Các nhà máy hoạt động sản xuất hoá chất Phốt pho, sản xuất giấy, các nhà máy luyện đồng, nhà máy tuyển quặng sắt, đồng sẽ đẩy mạnh quy mô khai thác chế biến dẫn đến nguy cơ tiểm ẩn ô nhiễm môi trường sẽ gia tăng.